Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố cần thơ (Trang 70)

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng ngành Viễn thông TP Cần Thơ

2.6.2. Các yếu tố bên trong

2.6.2.1. Yếu tố hiệu quả của các chính sách điều hành

Yếu tố này được phân tích qua tính hiệu quả và hợp lý của các chính sách điều hành hay can thiệp của chính phủ cũng như các định chế có liên

quan khác, cụ thể:

Việc chuyển Tổng cơng ty Bưu chính, Viễn thơng Việt Nam thành Tập đồn Bưu chính, Viễn thơng Việt Nam, và việc tách Bưu chính và Viễn thơng ra riêng (từ ngày 1/1/2007) là một lợi thế để ngành Viễn thông phát

triển.

Tương tự như thế, từ năm 2008 Viettel cũng tách mảng hoạt động kỹ thuật và mảng hoạt động kinh doanh ra thành hai mảng hoạt động độc lập.

Việc hình thành mới các Tổng cơng ty Viễn thông Quân đội, EVN Telecom, và một số doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực viễn thông,

làm cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại, đây thực sự cũng là một tín hiệu tốt cho việc phát triển ngành Viễn thơng.

Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thơng, cùng các văn bản chun ngành có liên quan ra đời giúp cho việc quản lý chuyên ngành đi vào nề nếp, hiệu quả.

Sự phối hợp, kết hợp trong công tác QLNN chuyên ngành chưa chặt chẽ, đồng bộ, xử lý thiếu kiên quyết: sự phối hợp giữa Sở chuyên ngành Viễn thông cùng với ngành Công thương, Cơng an, Văn hố-Thể thao-Du lịch và UBND các, quận huyện chưa được chú trọng, nên việc sai phạm của người

dân xãy ra ngày càng nhiều là không thể tránh khỏi, chủ yếu các sai phạm như: trộm cáp viễn thông, sai phạm lĩnh vực kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet.

2.6.2.2. Yếu tố đổi mới

Phân tích yếu tố này dựa vào việc đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng cũng như khả năng sử dụng công nghệ trong ngành Viễn thông.

Cũng như trên cả nước, mạng lưới viễn thông ở TP. Cần Thơ đang được đầu tư phát triển, độ an tồn mạng ngày càng được nâng lên, có khả

năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến. Hệ thống mạng truyền dẫn hiện tại bao gồm cả cáp quang và viba, mạng viba số được thay thế giảm dần bằng mạng truyền dẫn cáp quang.

Năm 2008 các doanh nghiệp liên tục thực hiện đầu tư mở rộng số cổng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng, từ năm 2000 trở về trước, chỉ có hình thức truy cập Internet gián tiếp (dialup), khi ADSL ra đời thì hình thức này chiếm lĩnh thị trường và gần như thay thế hình thức dialup (cuối năm 2008, ADSL chiếm tới 91,62% trên tổng số thuê bao internet, dialup chỉ còn chiếm 8,38%).

2.6.2.3. Yếu tố giá trị nguồn nhân lực

thơng nên tính chất cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, yếu tố con người có tính chất quyết

định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, yếu tố con

người là một phần quan trọng thể hiện chất lượng sản phẩm viễn thơng, đó là chất lượng phục vụ.

Do đó, việc xác định và thực hiện quy hoạch chiến lược nguồn nhân lực là một trong những vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp cần đầu tư,

nghiên cứu và thực hiện, nó được coi là q trình xác định chính xác những vấn đề cần thiết đồng thời xem xét nghiên cứu có trọng điểm, có trình tự của vấn đề, từ đó có kế hoạch hành động để xử lý các vấn đề về nguồn nhân lực

của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Ý thức phục vụ ngành Viễn thông của người lao động từ năm 2000 trở lại đây có sự thay đổi tiêu cực do đứng trước nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, làm cho người lớn tuổi trở nên mệt mỏi, lớp trẻ chưa bắt kịp nhịp phát triển của kinh tế thị trường, thích hưởng thụ …, cộng với việc nhiều cán bộ cốt cán, cán bộ có trình độ chun mơn giỏi xin nghỉ việc hoặc chuyển cơng tác. Đó là những khó khăn của ngành trước mắt cũng như lâu dài.

Đối với các doanh nghiệp viễn thông, muốn giữ vững được thị phần

chi phối như hiện nay, doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình của các đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở phân tích hoạt động nguồn nhân lực của mình.

Trên cơ sở đó, nhận biết và phát huy các thế mạnh cũng như hạn chế, khắc phục những điểm yếu của mình. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp viễn

thông hiện nay, thế mạnh về nguồn nhân lực chính là đa số lao động trẻ, được

đào tạo bài bản, một số khác là những người có kinh nghiệm lâu năm, tâm

huyết với nghề.

Tuy nhiên, cũng do hoạt động kinh doanh viễn thông tồn tại trong điều kiện độc quyền tương đối lâu, nên khá nhiều người lao động chưa nhận

thức đúng về những gay go, thách thức của hoạt động kinh doanh trong môi

trường kinh doanh hiện tại và tương lai. Đây là một trong những điểm yếu về lực lượng lao động của các doanh nghiệp viễn thông. Trong khi đó nhiều đối thủ cạnh tranh ngồi ngành, đặc biệt là một số doanh nghiệp nước ngoài đã và

đang có nhiều chính sách thu hút lực lượng lao động có chun mơn giỏi của

ngành Viễn thơng.

Nói tóm lại, qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát

triển của ngành Viễn thơng TP. Cần Thơ thấy rằng Mơ hình Kim cương của Michael E. Porter là cái khung áp dụng chung cho tất cả các ngành, vì vậy khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành Viễn thơng thì ta có khung nghiên cứu của Mơ hình Kim cương như sau:

Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành Viễn thông TPCT Yếu tố bên trong

1. Hiệu quả của các chính sách điều hành:

+ Tính hiệu quả và thống nhất trong quản lý ngành. + Quy hoạch phát triển tổng thể ngành.

+ Sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông và giữa doanh nghiệp với các cơ quan có liên quan đến ngành của thành phố.

+ Sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành.

2. Yếu tố đổi mới:

+ Vai trò, tầm ảnh hưởng của công nghệ đối với

hoạt động của ngành.

3. Yếu tố giá trị nguồn nhân lực:

+ Chiến lược đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. + Đội ngũ cán bộ QLNN chuyên ngành. + Ý thức phục vụ ngành. + Quan điểm, nhận thức về công việc ngành. Sự phát triển của ngành Viễn thông TP. Cần Thơ

- Sự quan tâm, đầu tư của chính quyền địa phương.

- Có chiến lược quy hoach, phát triển. - Áp dụng công nghệ mới, hiện đại.

- Độ phủ sóng rộng khắp xã, phường. - Sự phát triển của kinh tế- xã hội.

- Mức sống của người dân không ngừng tăng lên.

+ Cơ cấu nền kinh tế. + Trình độ dân trí. + Mức sống nhân dân.

3. Yếu tố về công nghệ:

+ Khả năng tiếp thu, triển khai và ứng dụng công nghệ.

+ Tổng mức đầu tư cho

cơng nghệ. 4. Yếu tố về chính sách: + Các chủ trương, chính sách của Thành ủy, UBND về phát triển ngành. + Các chính sách khác của thành phố khi thực hiện có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành.

Yếu tố bên ngồi 1. Mơi trường pháp lý: + Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. + QLNN về ngành. 2. Mơi trường KT-XH: + Chương trình phát triển tổng thể KT-XH của thành phố. + Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thành phố .

Tóm tắt chương II ---------------

Chương II trình bày sơ lược về thực trạng hoạt động ngành viễn

thông thành phố Cần Thơ, tập trung giới thiệu khái quát các vấn đề sau: - Thực trạng hoạt động ngành Viễn thông Việt Nam.

- Giới thiệu sơ bộ về ngành và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Nêu lên thực trạng, qua đó tiến hành đánh giá những điểm mạnh và cơ hội cần phát huy, những điểm yếu và thách thức cần khắc phục.

- Ngoài ra, phần này cũng đề cập đến các yếu tố bên trong và bên

ngoài ngành ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Viễn thông thành phố

Cần Thơ.

Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp phát triển

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-----------------------

3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển ngành Viễn thông Việt Nam 3.1.1 Định hướng phát triển 3.1.1 Định hướng phát triển

Ngành Viễn thông Việt Nam đang nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng

nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ qua một số

mục tiêu trong chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thơng và Internet đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020:

- Mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân; đạt bình qn hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, ở thành thị bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại; cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện

nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước

vào năm 2010.

- Đảm bảo tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập dịch vụ viễn thông và Internet băng rộng.

- Phát triển nhanh, đa dạng hố, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thơng, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước

trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ phục vụ Chính phủ điện tử, dịch

vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Để thực hiện các mục tiêu trên đòi hỏi một khối lượng đầu tư rất lớn,

khơng chỉ về vốn mà cịn cả về trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ quản lý tiên tiến.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Mục tiêu phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2010 đã được xác

định trong Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng

Chính phủ, theo đó:

3.1.2.1. Mục tiêu

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thơng có cơng nghệ hiện

đại ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp cả nước,

dung lượng lớn, cung cấp đa dịch vụ với chất lượng tốt và có hiệu quả. Đẩy

nhanh việc phổ cập viễn thơng nói chung, internet nói riêng trên phạm vi cả nước.

Viễn thơng phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày

càng nhiều cho tăng trưởng GDP, tạo nhiều việc làm cho xã hội; thực hiện phổ cập viễn thơng, internet nói riêng trên phạm vi cả nước.

Phát triển dịch vụ viễn thơng cơng ích nhằm đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông đến mọi người dân trên cả nước. trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các vùng, miền. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phịng. Đảm bảo an tồn an ninh

thơng tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

3.1.2.2. Chỉ tiêu

- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ viễn thông phải nhanh gấp 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP.

- Mật độ điện thoại bình quân 90 – 95 máy/100 dân (trong đó điện

thoại cố định là 14 –16 máy/100 dân).

- Thuê bao internet bình quân đạt 8-12 thuê bao/100 dân (trong đó có 90% là thuê bao băng rộng).

- 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại cơng cộng, 70% số xã có điểm truy nhập internet công cộng; 100% số huyện, 100% số trường

đại học cao đẳng và hầu hết các xã trong vùng trọng điểm được cung cấp dịch

vụ internet băng rộng; 90% số trường phổ thông trung học, bệnh viện được kết nối internet. Tỷ lệ người sử dụng internet thường xuyên đạt 25 – 35% dân số.

- Đối với vùng được hưởng dịch vụ viễn thơng cơng ích, đến năm

2010, mật độ điện thoại đạt trên 5 máy/100 dân.

- Mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc (dịch vụ cấp cứu y tế: 115, cứu hoả: 114, công an: 113, tra cứu điện thoại: 116) một cách dễ dàng.

3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển hoạt động ngành Viễn thông tại

thành phố Cần Thơ

3.2.1. Quan điểm phát triển

Đến 2010 viễn thông trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh

tế, phổ cập dịch vụ, đóng góp và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Sau 2010 viễn thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Viễn thông là ngành quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng, kinh tế - dịch vụ của thành phố, cần phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và là điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác. Phát triển viễn thông và

Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thơng có cơng nghệ hiện

đại, độ phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Phát

triển viễn thông cần chú trọng đảm bảo an tồn mạng lưới thơng tin. Phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet, ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế.

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia có cơng nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an tồn và tin cậy, phủ

sóng rộng, đến vùng sâu vùng xa của thành phố. Hình thành mạng lưới thơng tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông, quảng bá. Ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ gia đình: cáp quang, Internet băng rộng, thơng tin vệ tinh (VINASAT) v.v... làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và các lĩnh vực khác.

Phát huy mọi nguồn nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Tạo lập thị trường cạnh tranh, vốn của các doanh nghiệp là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả quỹ dịch vụ viễn thơng cơng ích phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ viễn thông.

3.2.2. Mục tiêu phát triển

Phát triển mạng viễn thông theo hướng hội nhập với truyền thông. Các trường học, bệnh viện kết nối và sử dụng có hiệu quả dịch vụ Internet, có sự liên kết phối hợp giữa các sở ban ngành trong thành phố.

nối Internet vào mạng diện rộng của thành phố. Đảm bảo các dịch vụ trong

môi trường Internet, cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)