Đại Tín:
2.3.1 Chính sách tín dụng:
NHĐT xây dựng chính sách tín dụng với chủ trương ngày càng đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa nhóm KH, phân tán rủi ro. Bên cạnh xác định nhóm KH mục tiêu, truyền thống là các cá nhân, hộ gia đình nơng dân, NHĐT tăng cường mở rộng nhóm đối tượng KH là các DNNVV.
2.3.2 Giới hạn cấp tín dụng:
Hạn mức xét duyệt tín dụng của từng chi nhánh do Hội đồng quản trị quyết định theo Quyết định số 78/2009/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngày 16 tháng 06 năm 2009 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của HĐTD NHTMCP Đại Tín. Theo đó:
- HĐTD (tồn hàng, hội sở, chi nhánh): do Hội đồng quản trị quy định. - Giám đốc Chi nhánh: do Tổng Giám đốc ủy quyền.
- Phó Giám đốc chi nhánh: do Giám đốc chi nhánh uỷ quyền. - Phụ trách Phòng giao dịch: do Giám đốc chi nhánh uỷ quyền.
STT Tên chi nhánh Mức xét duyệt Ghi chú Giám đốc chi nhánh Hội đồng tín dụng chi nhánh 01 Rạch Kiến 05 tỷ 10 tỷ Hội đồng quản trị sẽ có văn bản điều chỉnh mức xét duyệt cho phù hợp trong quá trình hoạt động của các chi nhánh. 02 Long An 02 tỷ 05 tỷ 03 Hà Nội 05 tỷ 10 tỷ 04 Sài Gòn 10 tỷ 40 tỷ 05 Cần Thơ 02 tỷ 05 tỷ 06 Đà Nẵng 02 tỷ 05 tỷ 07 Các chi nhánh mới thành lập 500 triệu 01 tỷ
Tiến trình phê duyệt tín dụng:
Đối với khoản vay trong quyền phán quyết:
Cán bộ tín dụng lập tờ trình đề xuất cho vay chuyển cho lãnh đạo phòng/tổ kinh doanh, lãnh đạo phòng/tổ kinh doanh xét lại quyết định cho vay và Giám đốc là người quyết định cuối cùng.
Cán bộ tín dụng Trưởng phòng/Tổ trưởng kinh doanh
Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết:
Tại Phòng giao dịch:
Tổ kinh doanh lập tờ trình về chi nhánh thơng qua phịng kinh doanh chi nhánh.
Tại Chi nhánh:
- Nếu khoản vay trong mức phán quyết của chi nhánh:
Phòng kinh doanh chi nhánh sau khi xem xét lập tờ trình trình lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
- Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh:
+ Nếu thuộc hạn mức của HĐTD chi nhánh: HĐTD chi nhánh họp Hội đồng phê duyệt hồ sơ.
+ Nếu vượt quyền phán quyết HĐTD chi nhánh: họp HĐTD chi nhánh đề xuất HĐTD cấp trên phê duyệt. Hồ sơ được trình thơng qua Phịng thẩm định và quản lý rủi ro hội sở.
Tổ kinh doanh Phòng giao dịch
Phòng thẩm định và quản lý rủi ro hội sở
ợ Phòng kinh doanh chi nhánh Hội đồng tín dụng chi nhánh Hội đồng tín dụng tồn ngân hàng Hội đồng tín dụng hội sở
Tại Hội sở:
- Nếu khoản vay ≤ 50 tỷ đồng: HĐTD hội sở phê duyệt.
- Nếu khoản vay > 50 tỷ đồng: họp HĐTD hội sở, nếu đồng ý thì đề xuất HĐTD tồn ngân hàng phê duyệt.
Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng:
Theo quyết định số 106/2008/QĐ-HĐQT ngày 07/11/2008 của Hội đồng quản trị NHTMCP Đại Tín về việc ban hành Quy định cho vay của NHĐT như sau:
- Tổng dư nợ cho vay đối với một KH không vượt quá 15% vốn tự có của NHĐT. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHĐT đối với một KH khơng được vượt q 25% vốn tự có của NHĐT.
- Tổng dư nợ cho vay của NHĐT đối với một nhóm KH có liên quan khơng vượt q 50% vốn tự có của NHĐT. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHĐT đối với một nhóm KH có liên quan khơng được vượt q 60% vốn tự có của NHĐT.
2.3.3 Phân tích tín dụng và kiểm tra q trình sử dụng vốn vay:
- Cán bộ tín dụng kiểm tra tính khả thi của phương án/dự án; phân tích tình hình tài chính của KH; tư vấn cho KH sử dụng vốn vay hiệu quả trước khi quyết định cho vay.
- Cán bộ tín dụng kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trong suốt quá trình cho vay. Kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp KH sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích.
2.3.4 Biện pháp bảo đảm tín dụng:
- Xây dựng các quy chế, quy định về cho vay, TSĐB, bảo lãnh NH chặt chẽ, tuân thủ các quy định của pháp luật trên cơ sở có sự phân cấp quản lý rõ ràng phù hợp với tổ chức hoạt động của NHĐT.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay được NHĐT xem xét, cân nhắc song song với việc thẩm định phương án sử dụng vốn vay. Các tài sản nhận bảo đảm có tính thanh khoản cao, có đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật được NHĐT ưu tiên nhận làm TSĐB cho khoản tiền vay.
2.3.5 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng xử lý rủi ro tín dụng:
Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý RRTD trong hoạt động NH tuân thủ quyết định 493/2004/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 sửa đổi, bổ sung quyết định số 493/2004-QĐ-NHNN của NHNN.
2.3.6 Xử lý nợ có vấn đề:
Sau khi cán bộ tín dụng đã áp dụng các biện pháp thích hợp vẫn chưa thể thu hồi được khoản nợ có vấn đề: cán bộ tín dụng lập tờ trình báo cáo lãnh đạo phịng/tổ kinh doanh của chi nhánh/phòng giao dịch để đề nghị Giám đốc chuyển hồ sơ khoản vay có vấn đề đó sang bộ phận chuyên xử lý các khoản vay có vấn đề, để tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ.
2.3.7 Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng:
Kiểm tra, giám sát tín dụng là hoạt động theo dõi, kiểm tra trình tự, thủ tục xác lập hồ sơ vay vốn, xét duyệt cho vay và quá trình thực hiện phương án/dự án vay vốn cũng như khả năng trả nợ của KH thông qua các bước kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đến khi khoản vay được tất toán.
NHĐT thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát các nội dung sau:
- Kiểm tra về tính đầy đủ, cơ sở pháp lý của hồ sơ trong quá trình quản lý khoản vay.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và quá trình luân chuyển vốn.
- Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của KH và thực hiện các cam kết đã thỏa thuận.
- Kiểm tra, đánh giá lại TSĐB.
- Theo dõi tình hình biến động của thị trường và ngành hàng hoạt động kinh doanh của KH vay có ảnh hưởng đến vốn vay của NHĐT.