Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 63 - 66)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng:

3.3.2 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Nhận dạng rủi ro:

NH cần đưa ra những dấu hiệu cơ bản để nhận biết rủi ro, cụ thể như:

KH vay nhiều TCTD, có dấu hiệu vay đảo nợ, KH luôn che dấu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, địa điểm kinh doanh khơng ổn định, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài, …

Dấu hiệu nhận biết một khoản vay có rủi ro:

Khơng trả gốc và lãi vay đúng hạn, có thể xảy ra cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vốn tự có tham gia vào dự án thấp, sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, từ chối hay trì hỗn u cầu chính đáng của NH, ….

Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, NH tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo dự báo sự phát triển của các ngành nghề; tiến hành chấm điểm và xếp loại từng KH để từ đó có những cảnh báo sớm, nhận diện được RRTD tiềm ẩn.

Phát hiện nợ có vấn đề:

Đo lường rủi ro:

NH có thể ứng dụng các mơ hình 6C, mơ hình điểm số Z, mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng để đánh giá và đo lường RRTD.

Thu thập thơng tin và phân tích ngun nhân dẫn đến nợ có vấn đề:

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, NH cần thực hiện các bước sau:

1. NH cần phân tích xem nợ có vấn đề phát sinh là do đâu: do NH, do KH, hay là do các nguyên nhân khách quan khác.

2. Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề để chắc chắn rằng hồ sơ khoản vay mà NH lưu là đầy đủ và cập nhật, có thể đưa ra làm bằng chứng tại tịa khi khởi kiện KH. Đồng thời, kiểm tra hồ sơ TSĐB xem có hồn chỉnh đầy đủ và hợp lệ khơng, có hợp đồng bảo hiểm tài sản không (trường hợp là động sản mà theo quy định bắt buộc mua bảo hiểm)

3. Định giá lại TSĐB.

4. Thu thập thơng tin về tình hình KH hiện tại. 5. Đưa ra phương pháp xử lý.

Sử dụng những phương án hợp lý để làm sạch những khoản vay có vấn đề, bao gồm những biện pháp từ nhẹ nhàng đến kiên quyết tùy theo tình trạng của khoản vay và tình trạng của KH.

Phương pháp khai thác:

Là quá trình làm việc với người đi vay cho đến khi nào thu hồi được một phần hoặc tồn bộ khoản tín dụng mà NH khơng cần sử dụng đến một công cụ pháp lý nào (chỉ đối với những KH trung thực, có trách nhiệm và mong muốn trả nợ vay cho NH).

- Xem xét giúp đỡ doanh nghiệp trả nợ:

+ Cán bộ NH có thể đề nghị doanh nghiệp bán sản phẩm, thu nợ, tiếp tục sản xuất kinh doanh …. để có nguồn giải quyết nợ vay.

+ Đề nghị người vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn sản xuất kinh doanh.

+ Giúp doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ, xử lý hàng tồn kho.

- Nếu các giải pháp trên khơng thể cải thiện được tình hình trả nợ của doanh nghiệp, NH sẽ phải giải quyết từ phía mình, như:

+ Cấp thêm vốn tín dụng. + Gia hạn khoản vay. + Chuyển nợ quá hạn.

Phương pháp thanh lý:

Buộc người đi vay phải thực hiện theo những điều khoản của hợp đồng tín dụng bằng việc sử dụng những công cụ pháp lý để thu hồi nợ dù chi phí cho giải pháp này khá lớn, có thể là:

- Phát mãi TSĐB.

- Nhận hay mua lại TSĐB.

- Nhận các khoản tiền vay hay tài sản từ bên thứ ba. - Khai thác, sử dụng TSĐB.

- Khởi kiện theo quy định của pháp luật. - Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)