rủi ro:
Nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Thật vậy, ngoại trừ RRTD phát sinh từ các yếu tố khách quan do môi trường hoạt động kinh doanh; thì nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định trong việc phòng ngừa, phát hiện và hạn chế RRTD; đồng thời, đây cũng có thể là nhân tố gây ra tổn thất tín dụng nếu RRTD xuất phát từ đạo đức, năng lực yếu kém của cán bộ làm cơng tác tín dụng. Qua đó cho thấy, biện pháp ngăn ngừa RRTD sâu xa nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến nguồn nhân lực. Vì thế, cần thiết phải nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự làm cơng tác tín dụng, làm cơng tác quản trị RRTD.
Để thực hiện tốt giải pháp trên, NH cần:
NH nên chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chun mơn về làm việc cho NH. Theo đó, ưu tiên tuyển dụng các ứng viên tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín, các ứng viên có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật và các ngành nghề khác có liên quan hoạt động tín dụng.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ:
Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ theo hướng vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa đảm bảo đạo đức nghề nghiệp:
- Đối với nhân viên: có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế để có thể đảm trách tốt cơng việc phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.
- Đối với cấp lãnh đạo: có kinh nghiệm quản lý, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.
- Cả cấp lãnh đạo lẫn nhân viên đều phải có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, có trách nhiệm và có tâm huyết với NH.
Bên cạnh đó, NH phải thường xuyên đào tạo và tái đào tạo để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức marketing, kiến thức về pháp luật, ….. nhằm xây dựng nên đội ngũ nhân sự làm cơng tác tín dụng; cơng tác quản trị RRTD một cách chuyên nghiệp. Để thực hiện giải pháp này, NH có thể mời các giảng viên của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh về giảng dạy cho cán bộ nhân viên.
Ngoài ra, NH cũng nên tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ nhân viên có thể cập nhật những thay đổi trong quy chế, quy định của NHNN, của NHĐT; cũng như trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong q trình cơng tác, đặc biệt là những tình huống tín dụng, những trường hợp xảy ra tổn thất tín dụng để rút kinh nghiệm.
Bố trí nhân sự hợp lý:
- Tránh tình trạng thiếu nhân sự:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo NH lượng hóa cơng việc của từng phịng. Từ đó, bố trí nhân sự cho các phịng sao cho đảm bảo đủ người, tránh tình trạng thiếu nhân sự dẫn đến tình trạng q tải cơng
việc, gây áp lực cho nhân viên, dẫn đến tâm lý chán nản, mất đi động lực làm việc; đồng thời, công việc theo dõi các khoản vay cũng không được thực hiện tốt, khơng đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng do các cán bộ khơng có đủ thời gian.
- Bố trí sử dụng cán bộ đúng người đúng việc:
Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ đúng người đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp sao cho phù hợp nhất với năng lực chuyên môn; tránh trường hợp cán bộ làm việc trái với chun mơn của mình. Khi đó, khơng những khơng phát huy được sở trường, không phát huy được tinh thần sáng tạo của nhân viên mà cịn ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc của NH
Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Chính sách ưu đãi, mơi trường làm việc:
Tạo môi trường làm việc tốt cho mỗi cán bộ nhân viên, có chính sách sử dụng và khuyến khích thỏa đáng nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc cho NH. Theo đó, mỗi cá nhân đều có cơ hội bình đẳng trong phát triển, thăng tiến và phát huy hết khả năng của mình vì sự phát triển của NHĐT và vì chính lợi ích bản thân của mỗi cán bộ nhân viên.