Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 46 - 49)

trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín:

2.4.1 Kết quả:

- Chất lượng tín dụng tương đối tốt: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thấp, trong mức cho phép của NHNN.

- Thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng quy định của NHNN.

- Ban hành kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh của NH.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế:2.4.2.1 Hạn chế: 2.4.2.1 Hạn chế:

Chính sách quản trị tín dụng:

NH chưa ban hành chính sách quản trị tín dụng một cách đầy đủ bằng văn bản. Tất cả các chỉ đạo từ Ban điều hành mới chỉ là từng văn bản hướng dẫn thi hành: quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay, quy trình tín dụng, quy trình xử lý rủi ro ….

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng:

NHĐT chưa ứng dụng mơ hình quản trị RRTD theo các ngun tắc cơ bản của Basel về quản lý nợ xấu. Theo mơ hình hiện tại:

Ở Hội sở:

+ Phòng phát triển sản phẩm: kiêm nhiệm luôn chức năng bán hàng và chức năng quản lý nợ của quy trình cấp tín dụng. Do thực tế phịng KH cá nhân, phòng KH doanh nghiệp, phòng KH VIP chưa được thành lập.

+ Phòng thẩm định và quản lý rủi ro: thực hiện chức năng thẩm định và quản lý RRTD.

Ở các chi nhánh, phòng giao dịch:

Phịng/tổ kinh doanh thực hiện ln cả 3 chức năng: bán hàng, thẩm định và quản lý RRTD, quản lý nợ. Qua đó cho thấy, việc để cho một bộ phận thực hiện các công việc: trực tiếp phỏng vấn, hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, đàm

phán với KH các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, lập thủ tục giải ngân, quản lý hồ sơ vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay, quản lý theo dõi món vay, thu hồi nợ, phân loại nợ vay theo quy định ... vừa khơng có sự chun mơn hóa trong cơng việc lại vừa tiềm ẩn rủi ro.

Xếp hạng tín dụng:

NHĐT đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nhưng chưa đưa vào ứng dụng; cịn trong giai đoạn tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ nhân viên.

Hệ thống thơng tin tín dụng nội bộ:

Hệ thống quản trị thơng tin cịn yếu: chưa hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá KH; cũng như việc phân loại nợ, xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong khi đó, thơng tin tài chính của các KH đa số khơng đủ độ tin cậy, gây khó khăn cho việc đánh giá KH của NH.

Tài sản đảm bảo:

Đa số cán bộ tín dụng thường quan tâm đến TSĐB khi giải quyết cho vay, trong khi TSĐB chỉ là phương án dự phòng khi KH gặp rủi ro trong kinh doanh. TSĐB quan trọng và cần thiết khi khả năng trả nợ của KH khơng cịn. Tuy nhiên, nếu có tâm lý ỷ lại vào TSĐB thì đây cũng là tồn tại, bởi nó cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro do khoản vay được hoàn trả bằng tiền chứ không phải bằng TSĐB. Mặt khác, đa số cán bộ tín dụng được đào tạo từ các trường thuộc khối ngành kinh tế, còn hạn chế kiến thức về các ngành nghề có liên quan nên việc đánh giá tài sản đôi khi chưa đúng thực trạng.

Phân loại nợ,trích lập dự phịng rủi ro tín dụng:

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: phân loại nợ dựa vào thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa vào việc đánh giá tình hình tài chính của KH.

Trích lập dự phòng theo phương pháp định lượng: khoản vay có giá trị TSĐB lớn thì trích rủi ro ít, giá trị TSĐB nhỏ thì trích rủi ro nhiều.

Kiểm tra sau khi cho vay:

Do tất cả các khâu của quá trình cấp tín dụng như trực tiếp phỏng vấn KH, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của KH, TSĐB, theo dõi nợ, ….. chỉ do cán

bộ tín dụng phụ trách; mặt khác, ở một số chi nhánh, phịng giao dịch: một cán bộ tín dụng lại phải phụ trách khơng chỉ một địa bàn (xã, phường) nên công việc quá nhiều. Vì thế, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức.

Công tác phát hiện và xử lý nợ có vấn đề:

Trong thời gian qua, các khoản vay có vấn đề đều khơng được phát hiện sớm; chỉ được phát hiện khi KH xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần; hoặc khi phát sinh nợ quá hạn. Hiện công tác quản trị RRTD chỉ tập trung vào việc xử lý khi rủi ro đã xảy ra. NH đã ban hành quy trình xử lý RRTD nhưng đó chỉ là các bước trình tự về họp Hội đồng xử lý RRTD để quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp RRTD.

Cơng tác kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ:

NH đã thành lập Phòng kiểm tốn nội bộ trực thuộc Ban kiểm sốt và Phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc để thực hiện cơng tác kiểm tốn, kiểm sốt hoạt động ngân hàng. Nhưng do NH mới chuyển đổi mơ hình hoạt động cộng với đội ngũ nhân sự làm cơng tác kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ cịn thiếu nên hiện tại, công tác này chưa đóng góp nhiều cho cơng tác quản trị RRTD của NH.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Giai đoạn 2007 – 2009: tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHĐT là quá cao. Tuy hiện nay, tăng trưởng tín dụng vẫn cịn trong tầm kiểm sốt của NH. Nhưng về lâu dài, vấn đề này có thể xem là một thách thức trong quản trị RRTD của NH. Bởi vì theo như thực tế hiện nay, NH liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, trong khi nhân lực làm cơng tác tín dụng lại quá mỏng, thiếu kinh nghiệm thực tế lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Nguồn nhân lực quản trị RRTD:

Mặc dù đã chú trọng và bổ sung nhưng đến nay NH vẫn chưa có được đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý RRTD chuyên nghiệp để thực hiện tốt công tác quản trị RRTD.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:

Năm 2007, NHĐT chuyển đổi mơ hình hoạt động từ NHTMCP nông thơn lên mơ hình NHTMCP đơ thị. Để có thể thích ứng với điều kiện và môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi NHĐT phải nhanh chóng tiến hành cùng lúc nhiều công việc như: tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân sự, duy trì KH cũ và tiếp tục thu hút KH mới, phát triển các sản phẩm dịch vụ NH,… Như vậy, do phải thực hiện quá nhiều công việc trong cùng lúc, nên thời gian qua, NHĐT chưa thể nào hoàn thành tốt được về tất cả các mặt.

Thời gian qua, NHĐT đã tập trung vào các công tác như: tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đổi mới công nghệ, mở rộng đối tượng phục vụ KH. Cịn các cơng tác như nâng cao chất lượng nhân sự, phát triển các dịch vụ NH thì đang từng bước chuẩn hóa, đẩy mạnh.

Về lĩnh vực hoạt động tín dụng, NHĐT đang trong q trình xây dựng, sửa chữa và hoàn thiện rất nhiều các chính sách, chế độ, quy chế, quy trình liên quan đến tín dụng,… Bên cạnh đó, do NH chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản trị RRTD nên tất yếu đã dẫn đến những hạn chế trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)