3.5 Các giải pháp hỗ trợ:
3.5.4 Cải tiến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và
vừa:
Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta:
Điểm yếu của DNNVV ở nước ta là hoạt động ở quy mơ gia đình, tính minh bạch, khoa học và chuyên nghiệp khơng cao. Vì thế, họ thường thiếu khả năng lập các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, không đưa ra được chiến lược kinh doanh dài hạn để thuyết phục NH cho vay nên kỳ vọng về khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của quỹ bảo lãnh tín dụng là rất lớn.
Vai trị của quỹ bảo lãnh tín dụng:
Quỹ bảo lãnh tín dụng có vai trị làm cầu nối giữa doanh nghiệp và NH. Quỹ bảo lãnh hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ vay vốn, đồng thời như một bộ lọc giúp NH thẩm định dự án, tăng cường tính an tồn cho các khoản vay.
Điểm hạn chế của mơ hình quỹ bảo lãnh tín dụng cũ:
Quỹ bảo lãnh tín dụng cũ được xây dựng ở các địa phương, vốn hoạt động một phần từ ngân sách, một phần kêu gọi sự đóng góp của cả NH và doanh nghiệp. Khả năng tài chính hạn hẹp, khó có thể thuê nhân sự lành nghề để tư vấn cho doanh nghiệp và thẩm định dự án trước khi NH tiếp nhận hồ sơ, quỹ chưa khiến NH tin tưởng, hiệu quả hoạt động không cao và bản thân các NH chưa thấy được lợi ích mà họ có thể đạt được khi phải đóng góp cho quỹ nên khơng mặn mà tham gia.
Ví dụ: Quỹ bảo lãnh tín dụng thành phố Hồ Chí Minh có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, được thành lập từ năm 2004, song chỉ kêu gọi được sự tham gia góp vốn của hai NH là Vietcombank và Á Châu, số doanh nghiệp được Quỹ bảo lãnh chưa nhiều
và doanh nghiệp cũng không mấy dễ dàng vay vốn NH thông qua bảo lãnh của quỹ. Cụ thể, điều kiện để được bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản thế chấp, cầm cố tại NH tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay và quỹ chỉ cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp tại NH. Khi bảo lãnh qua quỹ, doanh nghiệp sẽ trả phí bảo lãnh là 0,8%/năm trên tổng số tiền được bảo lãnh.
Cải tiến hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Để khắc phục tình trạng các quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động èo uột ở một số địa phương, Chính phủ đã chỉ đạo cải tiến hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng thơng qua sự chủ trì của NH phát triển Việt Nam.
Ngày 28/11/2008 Thủ tướng Chính Phủ có Cơng văn số 2081/TTg-KTTH; giao cho NH Phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh tín dụng cho DNNVV khi vay vốn của các TCTD để sản xuất kinh doanh. Đồng thời, giao Bộ Tài Chính phối hợp NHNN hướng dẫn NH phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện. Đây cũng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích kích cầu nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay, trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ về mặt tài chính cho DNNVV.
Đến cuối năm 2009, chương trình bảo lãnh vay vốn của Chính phủ do NH phát triển thực hiện đã chấp thuận bảo lãnh cho 1.900 doanh nghiệp và hợp tác xã vay vốn ở các NHTM để thực hiện 270 dự án và 1.000 phương án kinh doanh, tổng số vốn là khoảng 20.400 tỷ đồng. Nhờ việc thực hiện bảo lãnh này, các doanh nghiệp và hợp tác xã khơng có đủ điều kiện vẫn tiếp cận được nguồn vốn thương mại để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế, vượt qua khủng hoảng.
Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng văn bản mới nhằm thay thế Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg về Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM. Cơ chế bảo lãnh tín dụng mới của Nhà nước sẽ được sửa theo hướng giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước. Bảo lãnh tín dụng sẽ vận
hành theo cơ chế thị trường, tức là cả 3 bên gồm NH phát triển - NHTM - doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc chia sẻ rủi ro, cũng như chia sẻ quyền lợi khi tham gia vào nghiệp vụ này. Đồng thời, cơ chế bảo lãnh mới của Nhà nước sẽ xem xét mở rộng đối tượng được bảo lãnh tín dụng theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp: Siêu nhỏ-nhỏ-vừa được quy định cụ thể tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, điều kiện để được bảo lãnh sẽ nâng lên theo nguyên tắc chỉ bảo lãnh cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ.
Hy vọng rằng, văn bản mới của Bộ tài chính sẽ sớm được hồn thành và có quyết định chính thức đưa vào thực hiện để quỹ bảo lãnh tín dụng làm tốt hơn nữa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và NH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương III, tác giả đã giới thiệu về chiến lược phát triển của NHĐT và các định hướng của NHĐT trong thời gian tới như: định hướng chung, định hướng phát triển tín dụng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH, định hướng nâng cao năng lực quản trị RRTD của NHĐT.
Dựa trên cơ sở đó cùng với thực trạng cơng tác quản trị RRTD tại NHĐT, tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRTD tại NHĐT.
KẾT LUẬN
Hiện nay, hoạt động tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu nhập của NHĐT. Vì vậy, quản trị RRTD có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, NH không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động tín dụng trở nên an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể có, bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp.
Các giải pháp tốt trong quản trị RRTD là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của NHĐT nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Hy vọng rằng, với những giải pháp nêu trên sẽ giúp NHĐT đạt hiệu quả trong hoạt động quản trị RRTD, nâng cao khả năng cạnh tranh; đồng thời, góp phần làm cho NHĐT phát triển hơn nữa trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Hạn chế của đề tài:
Luận văn chỉ mới đi sâu phân tích tình hình quản trị RRTD trong phạm vi NHĐT, chưa mở rộng đề tài sang toàn hệ thống NHTM.
Trong phân tích quản trị RRTD, tác giả cũng chỉ mới phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay, chưa mở rộng sang các hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh, cho thuê tài chính….
Với kiến thức cịn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế về hoạt động tín dụng ngân hàng cịn hạn chế nên tác giả không thể nào tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện luận văn. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Q Thầy Cơ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy những kiến thức bổ ích và thiết thực trong suốt khóa học.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 2. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Trần Văn Gần (2005), “ Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất
lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 4. PGS.TS Trần Huy Hoàng (Chủ biên) (2007), Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Lao động xã hội.
5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.
6. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính.
7. Thủy Nguyễn (2009), “ Quỹ bảo lãnh tín dụng có vai trị làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng”, Đầu tư chứng khoán điện tử.
8. Nguyễn Đào Tố (2008), “Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, ( số 5/2008). 9. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Thu Trâm (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch II Ngân hàng công thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
11. Vụ các ngân hàng - NHNN, “Vai trò và tác dụng của việc ứng dụng các nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường “.
12. Luật Các Tổ chức tín dụng.
14. Quyết định 493/2004/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 sửa đổi, bổ sung quyết định số 493/2004-QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
15. Bản cáo bạch của Ngân hàng Đại Tín.
16. Bảng cân đối kế tốn của Ngân hàng Đại Tín năm 2007, năm 2008, năm 2009. 17. Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHĐT năm 2007, năm 2008, năm
2009.
18. Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đại Tín.
19. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam. 20. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Phát triển kinh tế, Tạp chí Thị trường tài chính –
tiền tệ.
21. Một số các tài liệu khác trên các website: vntrades.com, vneconomy.vn, vietinbank.vn, thesaigontimes.vn, cib.vn, ….
Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
KIỂM TỐN NỘI BỘ
VĂN PHỊNG HĐQT CÁC HỘI ĐỒNG - UỶ BAN
SỞ GIAO DỊCH,CHI NHÁNH & CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P.KHÁCH HÀNG VIP P.KINH DOANH TIỀN TỆ & TTQT P. ĐẦU TƯ VÀ QL DỰ ÁN P.PHÁT TRIỂN SẢNPHẨM P.KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI KINH DOANH TRUNG TÂM THANH TỐN P.KẾ TỐN TÀI CHÍNH KHỐI KẾ TỐN TÀI CHÍNH P.PHÁT TRỂN MẠNG LƯỚI P.KIỂM SỐT NỘI BỘ P.THẨM ĐỊNH & QL RỦI RO P.PHÁP CHẾ & QUẢN LÝ NỢ P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP KHỐI ĐIỀU HÀNH P.TỔ CHỨC NHÂN SỰ KHỐI HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P.HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KHỐI CƠNG NGHỆ TRUYỀN THƠNG P.CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRUNG TÂM THẺ P.MARKETING
Phụ lục 2: Cách xác định giá trị của TSĐB (C)
Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ tối đa
Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại TCTD
100%
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại TCTD
95%
Trái phiếu Chính phủ:
- Có thời hạn từ 1 năm trở xuống
- Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm
- Có thời hạn cịn lại trên 5 năm
95% 85% 80%
Thương phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác 75%
Chứng khốn của các TCTD khác 70%
Chứng khoán của doanh nghiệp 65%
Bất động sản (gồm nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền vơi quyền sử dụng đất hợp pháp)
50%
Các loại tài sản bảo đảm khác 30%
Giá trị của TSĐB (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ tối đa nêu trên với:
- Giá trị thị trường của vàng
- Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc và các loại giấy tờ có giá của các TCTD.
- Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của TCTD khác. - Giá trị của TSĐB là động sản, bất động sản và các TSĐB khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................3
1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng:........................................................................3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng: ......................................3
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng:.........................................................................3
1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: ....................................................4
1.1.4 Hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra: ..........................................................5
1.1.5 Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng:.....................................................6
1.2 Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng:.......................................................12
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro:......................................................................12
1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro: .......................................................................12
1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro:.....................................................................12
1.2.2.2 Phân tích rủi ro: .......................................................................12
1.2.2.3 Đo lường rủi ro:.......................................................................13
1.2.2.4 Kiểm sốt – phịng ngừa: ........................................................13
1.2.2.5 Tài trợ rủi ro: ...........................................................................13
1.2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng: ...................................................13
1.2.4 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng: ...................................................13
1.2.5 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng: .............................................17
1.3 Những ứng dụng của nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu trong xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam:............................17
1.3.1 Vai trò và tác dụng của việc ứng dụng các nguyên tắc của Basel trong quản lý nợ xấu đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: .....................17 1.3.2 Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu - những định hướng trong xây
1.3.3 Những ứng dụng của nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu trong xây
dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam: .............................19
1.4 Quản trị rủi ro ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: .............................................................................................22
1.4.1 Khủng hoảng tài chính tồn cầu – Bài học cho Chính phủ và hệ thống ngân hàng về quản trị rủi ro: ..................................................................22
1.4.2 Quản trị rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới:............................23
1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: ...............................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..........................................................................................27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN ..........................................................28
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín:..............28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ..........................................................28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:(xem phụ lục 1)...........................................................29
2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2009: ........29
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín giai đoạn 2007 – 2009: ........................................................................33
2.2.1 Phân tích cơ cấu tín dụng: .....................................................................33
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu: ..............................................................37
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu trong thời gian qua: ...........39
2.3 Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín: .............................................................................................40
2.3.1 Chính sách tín dụng: .............................................................................40
2.3.2 Giới hạn cấp tín dụng:...........................................................................40
2.3.3 Phân tích tín dụng và kiểm tra q trình sử dụng vốn vay: ..................43
2.3.4 Biện pháp bảo đảm tín dụng: ................................................................43
2.3.5 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng xử lý rủi ro tín dụng: ......44
2.3.6 Xử lý nợ có vấn đề: ...............................................................................44
2.3.7 Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng:.................................................44
2.4 Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín: ...45
2.4.1 Kết quả: .................................................................................................45
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế: .......................................45
2.4.2.1 Hạn chế:...................................................................................45
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế: ...........................................48
2.5 Hạn chế của các cơ quan quản lý và hệ thống luật pháp có liên quan đến lĩnh vực tín dụng: ......................................................................................48
2.5.1 Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước: .....................48
2.5.2 Vai trị thanh tra của Ngân hàng Nhà nước: .........................................48
2.5.3 Hệ thống luật pháp có liên quan lĩnh vực tín dụng cịn bất cập:...........49
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .........................................................................................52
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN .................53