NH tiếp tục chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quy định về bảo đảm trong cho vay theo pháp luật hiện hành. TSĐB rất quan trọng nếu chẳng may KH gặp rủi ro trong kinh doanh, khơng cịn khả năng thanh tốn nợ, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực của KH trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đang là phổ biến. Tuy nhiên, NH không nên quá chú trọng TSĐB, coi đây là yếu tố quyết định cho vay. Bởi vì, nếu như NH quá coi trọng vấn đề TSĐB thì đơi khi, khơng những gây ra phiền phức cho KH, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư.
NH phải luôn chú trọng đến các vấn đề sau:
- Luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay. - Không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi TSĐB, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của KH.
- NH cần phải đánh giá KH một cách tồn diện để có quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể nhằm đảm bảo tính an tồn và hiệu quả. Bởi vì, mặc dù cho vay có TSĐB nhưng các khoản vay vẫn tiềm ẩn rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tài sản giảm giá trị, tài sản hư hỏng, khó bán.
- Thực hiện nghiêm túc vấn đề công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo cho việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay để có thể theo dõi, giám sát tình hình TSĐB, đề phịng trường hợp tài sản khấu hao nhanh so với dự kiến, tài sản khơng cịn đủ giá trị để đảm bảo nợ vay; từ đó có biện pháp xử lý kịp thời tránh thất thoát cho NH.
- Kiên quyết xử lý đối với những hành vi như:
+ Nâng giá trị TSĐB cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm định giá nhằm đáp ứng nghĩa vụ được bảo đảm vì vụ lợi cá nhân dẫn đến nợ khơng có khả năng thu hồi.
+ Thơng đồng với KH để sửa chữa, hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế tốn và các tài liệu liên quan để đủ các điều kiện theo quy định.