Những đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến việc phát triển sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN

2.1. Những đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến việc phát triển sản

thanh toán:

2.1.1. Đặc điểm kinh tế: 2.1.1.1. Thuận lợi: 2.1.1.1. Thuận lợi:

Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có những thành quả rất đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng khá cao là kết quả của các chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ của Chính phủ. Chúng ta đã thực sự mở cửa để hợp tác đầu tư toàn diện trên nhiều lĩnh vực để vận dụng tối đa tiềm lực của mình. Với thế mạnh sẵn có, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới. Diện mạo kinh tế Việt Nam đã thay đổi đáng kể, cơ sở hạ tầng ngày càng hồn thiện, cơ chế chính sách thơng thống là động lực thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển bền vững.

(Nguồn : Tổng Cục Thống kê)

Kinh tế tăng trưởng bền vững, tuy có giảm vào năm 2008 do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu nhưng vẫn tạo mơi trường thuận lợi cho thẻ thanh tốn phát triển. Thị trường thẻ phát triển một mặt giúp hoạt động thanh toán của nền kinh tế diễn ra nhanh chóng, nhất là các giao dịch có giá trị nhỏ, mặt khác giảm chi

phí cho việc quản lý, phát hành tiền tệ. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng thẻ của người dân ngày càng lớn.

2.1.1.2. Khó khăn:

Tuy tăng trưởng kinh tế qua các năm nhưng khu vực nông thơn tăng trưởng vẫn cịn chậm nên thị trường thẻ chỉ chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị, khu vực nơng thơn cịn nhiều hạn chế. Do đó, phương tiện thanh tốn ở khu vực này hầu như chỉ là tiền mặt, những dịch vụ ngân hàng, thanh toán hiện đại chưa tiếp cận với tầng lớp cư dân này, thị trường thẻ chưa có điều kiện phát triển.

2.1.2. Đặc điểm xã hội: 2.1.2.1. Thuận lợi: 2.1.2.1. Thuận lợi:

Nhìn chung Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị-xã hội ổn định nhất trên thế giới trong thời gian qua. Trong bối cảnh chiến tranh, xung đột ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng và lan rộng ra thành khu vực mà Việt Nam vẫn giữ vững an ninh ổn định là một thành cơng lớn, góp phần đáng kể vào cơng cuộc phát triển kinh tế, ngày càng nâng cao vai trị vị thế của mình trên trường quốc tế.

- Về dân số : cơ bản dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn,

lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số. Tuy nhiên, trong thời gian qua cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu dân số quốc gia đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, dân số thành thị tăng đáng kể càng tạo điều kiện để phát triển kinh tế tri thức, bao gồm cả những dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại. Cụ thể số liệu dân số Việt Nam thời kỳ 1995-2008 như sau :

Bảng 2.2: Dân số Việt Nam từ năm 1995-2008 Đơn vị tính : Nghìn người Dân số 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cả nước 71,995.5 73,156.7 74,306.9 75,456.3 76,596.7 77,635.4 78,685.8 Thành thị 14,938.1 15,419.9 16,835.4 17,464.6 18,081.6 18,771.9 19,469.3 Tỷ trọng 21% 21% 23% 23% 24% 24% 25% Dân số 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008* Cả nước 79,727.4 80,902.4 82,031.7 83,106.3 84,136.8 85,154.9 85,789.0 Thành thị 20,022.1 20,869.5 21,737.2 22,336.8 22,792.6 23,370.0 25,393.5 Tỷ trọng 25% 26% 26% 27% 27% 27% 29%

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, số liệu năm 2008 theo cuộc điều tra dân số 04/2009)

Tỷ trọng dân số thành thị Việt Nam tăng đều qua từng năm, chỉ chiếm 21% năm 1995 và đạt 25% năm 2001 và 29% năm 2008.

Như vậy, những điều kiện về chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông thôn sang thành thị tạo điều kiện rất thuận lợi cho các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, đặc biệt là những ngành kinh tế có những sản phẩm dịch vụ cơng nghệ hiện đại như trong lĩnh vực ngân hàng. Đó cũng là nguyên nhân của sự bùng nổ về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, với dân số hơn 85 triệu người, Việt Nam là thị trường tiềm năng vô cùng lớn cho sự phát triển các dịch vụ tài chính. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân ngày càng tăng cao, trong điều kiện dân số đơng thì dịch vụ thanh tốn ngày càng phát triển. Đây là yêu tố quan trọng, là môi trường thuận lợi cho sản phẩm tài chính nói chung hay sản phẩm thẻ thanh tốn nói riêng có điều kiện mở rộng đến mọi tầng lớp dân cư.

- Về chính trị : Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính

an ninh cao nhất trên thế giới. Tính ổn định về chính trị cũng góp phần tạo an ninh cho quốc gia cũng như phát triển kinh tế bền vững, thu hút đầu tư. Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, đây là ưu thế vô cùng lớn trong việc cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi trong cơng cuộc xây dựng và phát

triển kinh tế đất nước. Với phương châm đàm phán và đối thoại trong việc giải quyết mọi tranh chấp, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, cùng nhau hợp tác vì lợi ích đơi bên, Việt Nam đã tạo được hình ảnh riêng biệt và sự tin tưởng trong lòng của bạn bè năm châu. Đây là điều kiện thu hút nhiều khách du lịch sang Việt Nam, góp phần phát triển thị trường thẻ thanh tốn.

2.1.2.2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi to lớn cho sự phát triển dịch vụ tài chính hiện đại, Việt Nam vẫn cịn tồn tại một số vấn đề gây cản trở cho sự mở rộng phát triển dịch vụ này. Xét về nhiều khía cạnh, cơ cấu dân số Việt Nam là trở ngại lớn nhất.

Do cơ cấu dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (thường lớn hơn 70%) trong tổng dân số quốc gia nên việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại rất khó khăn mà ngun nhân chủ yếu là trình độ văn hóa. Mặt khác, với truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân nơng thơn thì việc thay đổi một phương tiện thanh toán là tiền mặt bằng phương tiện thanh toán ngân hàng hiện đại là vấn đề khó. Nó địi hỏi cần nhiền thời gian hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số Việt Nam từ năm 1995-2008

Đơn vị tính : Nghìn người Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Thành thị 14,938.1 15,419.9 16,835.4 17,464.6 18,081.6 18,771.9 19,459.3 Tỷ trọng 20.75% 21.08% 22.66% 23.15% 23.61% 24.18% 24.74% Nông thôn 57,057.4 57,736.8 57,471.5 57,991.7 58,515.1 58,863.5 59,216.5 Tỷ trọng 79.25% 78.92% 77.34% 76.85% 76.39% 75.82% 75.26% Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thành thị 20,022.1 20,869.5 21,737.2 22,336.8 22,792.6 23,370.0 25,393.5 Tỷ trọng 25.11% 25.80% 26.50% 26.88% 27.09% 27.44% 29.60% Nông thôn 59,705.3 60,032.9 60,294.5 60,769.5 61,344.2 61,784.9 60,395.5 Tỷ trọng 74.89% 74.20% 73.50% 73.12% 72.91% 72.56% 70.40%

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, số liệu năm 2008 theo điều tra dân số 04/2009)

Tuy tỷ trọng dân số có xu hướng chuyển từ nơng thơn sang thành thị do chính sách cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của Chính phủ nhưng tỷ trọng dân số nơng thơn

vẫn cịn khá lớn. Đây là rào cản thực sự quan trọng trong việc phát triển sản phẩm thanh toán hiện đại của chúng ta trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)