Thói quen ưa sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN

2.3. Hệ thống liên kết thẻ trong thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam:

2.3.2.1. Thói quen ưa sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong

cư:

Kinh tế Việt Nam chuyển từ sản xuất hàng hóa nhỏ, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do đó có thể nói, thói quen thanh tốn bằng tiền mặt vẫn còn chiếm phần lớn và hiện còn rất phổ biến trong đại bộ phận dân cư. Nhìn chung, thu nhập bình quân của dân cư vẫn ở mức thấp, những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của dân cư vẫn chủ yếu ở các chợ tự do và tiền mặt được xem là phương tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán. Theo thống kê, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thông ở nước ta vẫn ở mức cao, mặc dù trong thời gian gần đây đã có sự cải thiện nhưng vẫn chưa đáng kể. Điều này là trở ngại lớn cho các NHTM trong việc nỗ lực mở rộâng thanh toán qua ngân hàng nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã tập trung mọi cố gắng để mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: hồn thiện môi trường pháp lý, mở rộng hệ thống máy rút tiền tự động ATM và mạng lưới điểm chấp nhận thẻ, phát triển mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng tại các khu vực dân cư tập trung, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu tại NHTM, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đổi mới cơng tác thanh tốn, triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng... Những nỗ lực của ngành ngân hàng đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên theo đánh giá thì tình hình sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng chưa cao, trong đó rất nhiều dịch vụ vẫn được người dân thanh tốn bằng tiền

mặt thay vì thanh tốn qua thẻ ngân hàng như: thanh tốn cước điện thoại cố định, điện thoại di động, cước phí Internet, thanh tốn tiền điện, tiền nước.... Mặc dù tính năng của một thẻ ATM ngày càng tiện lợi, nó có thể thực hiện tất các các giao dịch thanh toán trên, tuy nhiên bản thân người dân khơng cảm thấy những lợi ích tiện dụng của nó bởi hàng tháng họ vẫn được nhận hóa đơn và thanh tốn tại nhà. Với hình thức thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt, người dân cảm thấy tiện lợi hơn trong việc kiểm sốt các khoản tiền của mình thay vì mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán và phải kiểm tra các hóa đơn có được thanh tốn đúng với giấy báo hay không cũng như số dư trên tài khoản hiện tại. Nhưng việc thanh toán bằng tiền mặt gây lãng phí rất lớn đối với nền kinh tế trong việc huy động nhân lực của các công ty để đi thu các khoản cước dịch vụ trên. Ngồi ra, cịn phải kể đến các khoản chi phí trong việc vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản khối lượng tiền mặt trong quá trình người dân đem tiền đi thanh tốn.

Tóm lại, thói quen ưa chuộng việc thanh tốn bằng tiền mặt trong dân cư có tác động khơng tốt đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đây là một vấn đề mà NHNN và Chính phủ hết sức quan tâm trong thời gian qua, nhưng các biện pháp mà nhà nước thực hiện nhằm mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)