CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN
3.2 Định hướng phát triển thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam:
Cùng với đà tăng trưởng kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng, tình hình chính trị xã hội ổn định là những điều kiện cho thị trường thẻ thanh tốn phát triển và thực sự đã có những bước chuyển mình phát triển mạnh thay đổi cả về chất lẫn lượng. Hoạt động thẻ của các ngân hàng phát triển đã mang đến cho ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngồi việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với khách hàng, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ, với tính chuẩn hóa quốc tế cao cùng nhiều tiện ích đi kèm, là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong q trình hội nhập. Chính vì vậy, dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Có thể nói, với nhiều tiện ích, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Thẻ là một trong những công cụ chủ yếu mà Chính phủ chú trọng trong chính sách hạn chế khơng dùng tiền mặt. Ngày 26 tháng 12 năm 2006 Chính phủ ký quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020”. Đề án đăït trong mối quan hệ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 112/QĐ-TTg, nhằm tạo những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt với những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn ... lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%.
- Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh tốn khơng vượt q 18%. Đến năm 2020 tỷ lệ này phấn đấu đạt khoảng 15%.
- Đạt 20 triệu tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình qn mỗi người có 0,5 tài khoản – một số nước phát triển mỗi người hiện có 1 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.
- Đạt mức 80% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua tài khoản ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% năm 2020.
Do đó, trong tương tai, để theo kịp sự phát triển kinh tế đất nước, phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của người dân, thị trường thẻ thanh toán Việt Nam phải xây dựng theo hướng sau:
Một là, thẻ phải là cơng cụ chủ yếu trong thanh tốn hàng ngày của người
dân. Thẻ là phương tiện thanh toán thúc đẩy các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác cũng như các hình thức thanh tốn điện tử hiện đại phát triển như các dịch vụ thanh toán qua Internetbanking, phonebanking, homebanking ...., góp phần hạn chế tiền mặt trong lưu thơng, giảm chi phí cho nền kinh tế, tăng khả năng quản lý kinh tế của nhà nước như mục tiêu của Chính phủ đã đề ra.
Hai là, thẻ là sản phẩm chủ lực trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói
riêng và dịch vụ tài chính nói chung. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng, góp phần chuyển cơ cấu doanh thu giữa sản phẩm dịch vụ và tín dụng trong các NHTM Việt Nam hiện nay theo hướng
tăng dần tỷ trọng dịch vụ vì đây là nguồn thu có tính ổn định, ít rủi ro so với hoạt động cho vay do ít ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Hiện tỷ trọng sản phẩm dịch vụ chiếm hơn 90% trong tổng doanh thu của các ngân hàng ở các nước phát triển trên thế giới.
Ba là, thanh tốn thẻ phát triển góp phần tích cực thúc đẩy ngành ngân hàng
cũng như các ngành kinh tế khác phát triển. Với vai trị quan trọng của mình, thị trường thẻ phải tạo được động lực thúc đẩy việc lưu thơng hàng hố và tiền tệ. Hơn nữa, thẻ thanh toán phải giúp tăng khả năng huy động vốn trong nền kinh tế, thu hút nguồn vốn rất lớn trong các tầng lớp dân cư phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội.
Bốn là, thị trường thẻ phải phục vụ cho mục tiêu chung về hội nhập kinh tế.
Thẻ thanh toán phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế về tính bảo mật và thơng số kỹ thuật khác, các dịch vụ thanh toán đa dạng, chấp nhận tất các các loại thẻ quốc tế trên thị trường. Hơn nữa, thị trường thanh toán thẻ phải phát triển thành ngành công nghiệp - dịch vụ thực sự, phân thành nhiều ngành hỗ trợ liên quan như: phát hành, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thanh toán, dịch vụ khắc phục sự cố, tiếp thị quảng cáo… Có như vậy, ngành thẻ Việt Nam mới có thể hội nhập thị trường thẻ quốc tế, với nguồn lợi lớn từ thị trường thẻ đã phát triển hiện đại của các nước tiên tiến đi trước.