Thực trạng của hệ thống thanh toán thẻ tại các NHTM Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN

2.2. Thực trạng hoạt động thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam trong

2.2.2. Thực trạng của hệ thống thanh toán thẻ tại các NHTM Việt

2.2.2.1. Cơng nghệ thanh tốn phát triển tự phát:

Để phát triển hệ thống thanh tốn thẻ thì địi hỏi các NHTM phải có một cơng nghệ thanh tốn hiện đại, an tồn và nhanh chóng. Điều này địi hỏi vốn đầu tư khá lớn và sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Hiện nay, các ngân hàng đang phát triển thị trường thẻ hoàn toàn tự phát, mỗi ngân hàng đều tự thân vận động, tùy theo khả năng về vốn mà đầu tư trang bị cho hệ thống thanh tốn riêng cho mình. Chính sự đầu tư không đồng bộ này dễ dẫn đến việc thanh tốn thẻ khơng đảm bảo an tồn và chính xác. Đã xảy ra trường hợp khách hàng sử dụng thẻ nội địa rút tiền từ hệ thống ATM nhưng tài khoản khơng bị ghi nợ tương ứng với số tiền đó. Nghiêm trọng hơn, khách hàng rút tiền vượt quá số tiền mình có trong tài khoản trong khi ngân hàng chưa chấp nhận việc thấu chi. Điều này đòi hỏi các ngân hàng khi đầu tư vào hệ thống thanh tốn thẻ phải nghiên cứu kỹ tính đồng bộ với hệ thống thanh tốn hiện tại của mình, một mặt đem đến sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng nhưng vẫn tránh những tổn thất cho chính ngân hàng.

2.2.2.2. Hệ thống thanh tốn thẻ của các NHTM cịn rất cục bộ:

Hệ thống thanh toán thẻ ATM và hệ thống chấp nhận thẻ tín dụng (như: Visa, Master, Amex...) của các ngân hàng còn rất cục bộ. Do sự thiếu đồng bộ về công nghệ, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng chưa thể liên kết với nhau, vẫn có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng và giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, nên việc hình thành liên minh thống nhất gặp rất nhiều khó khăn. Thẻ của ngân hàng nào chủ yếu chỉ được sử dụng ở hệ thống của ngân hàng đó mà thơi. Ngay cả các tổ chức liên kết cũng hoạt động không ổn định, các giao dịch thường được xử lý rất chậm, hoặc thường bị lỗi kết nối giữa các ngân hàng trong cùng liên

minh. Hơn nữa, các ngân hàng liên kết với nhau chủ yếu là việc rút tiền của khách hàng ở các máy ATM của ngân hàng khác trong liên minh. Những dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống của ngân hàng liên minh khách hàng vẫn không thể sử dụng được cho dù đây là mục đích chủ yếu của việc liên kết, tăng việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Ngoài ra, những chủ thẻ trong cùng một liên minh không thể chuyển khoản cho nhau nếu tài khoản của khách hàng thuộc hai ngân hàng khác nhau. Đây cũng là một hạn chế lớn của hệ thống thanh toán trong liên minh, đặc biệt nhu cầu chuyển khoản trong giao dịch ngày nay ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của kinh tế.

Do đó, nhìn chung tiện ích việc liên kết vẫn chưa rõ nét, khách hàng chưa thực sự cảm thấy tiện lợi và nhanh chóng khi sử dụng dịch vụ thẻ, từ đó hiệu quả của việc phát triển hệ thống thanh toán thẻ chưa đáng kể.

2.2.2.3. Số lượng hệ thống thanh tốn thẻ cịn nhiều hạn chế.

Mặc dù sự gia tăng số lượng của hệ thống ATM và hệ thống các điểm chấp nhận thẻ của các ngân hàng thời gian qua là rất lớn nhưng nó vẫn chưa đủ lớn so với nhu cầu và còn khá nhiều bất cập. Trước tiên, nói về hệ thống máy ATM, ngay cả VCB có hệ thống ATM hiện đại nhất và nhiều nhất nhưng dường như vẫn chưa đủ so với nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng cao. Bên cạnh đó, hệ thống điểm chấp nhận thẻ chỉ tập trung ở các tại các siêu thị hoặc nhà hàng lớn, một số điểm phục vụ khách du lịch còn những điểm bán lẻ khác thì vẫn chưa có. Điều này có thể là do tâm lý ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt của đại bộ phận dân cư, một mặt do dân chúng chưa biết hết các tiện ích của thẻ, mặt khác do chí phí lắp đặt các máy thanh toán thẻ tự động là khá cao so với khả năng của các ngân hàng.

Hơn nữa, do việc phát triển tự phát, sự phân bổ của hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ trong từng ngân hàng và trong cả liên minh còn khá bất cập. Các vị trí chồng chéo lẫn nhau, nơi có mật độ dày nơi thưa thớt, nhiều siêu thị hay trung tâm thương mại có nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng đứng cạnh nhau, trong khi chỉ cần một máy ATM cũng có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Việc này

do trước đây khi chưa liên kết, các ngân hàng đua nhau giành thị phần, cạnh tranh chiếm các vị trí lắp đặt trọng yếu. Tuy nhiên, việc đầu tư như vậy là cực kỳ lãng phí nhìn từ góc độ tổng thể tồn ngành ngân hàng, trong điều kiện vốn đầu tư của các ngân hàng còn khá hạn chế. Với lượng vốn trên chúng ta có thể đầu tư mở rộng hơn nữa hệ thống để phục vụ khách hàng tốt hơn.

2.2.2.4. Việc phát hành thẻ tín dụng chưa thu hút được đông đảo khách hàng:

Tuy số lượng thẻ phát hành trong thời gian qua tăng vượt bậc theo cấp số nhân nhưng đây chủ yếu là lượng thẻ ghi nợ nội địa, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trả lương qua tài khoản của các doanh nghiệp. Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87 %) tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%)5. Việc phát hành thẻ tín dụng tại các NHTM vẫn chưa thực sự cuốn hút và thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng như là phương tiện thanh toán khơng dùng tiền mặt. Có rất nhiều ngun nhân dẫn tới việc cịn hạn chế trong sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng, trước hết là do các quy định chặt chẽ trong ký quỹ (thế chấp) để phát hành một thẻ tín dụng, tức là ngược lại với bản chất của thẻ tín dụng là tiêu dùng trên cơ sở vay nợ ngân hàng rồi sẽ trả nợ vào cuối kỳ trên cơ sở tín chấp. Hầu như khơng phải ai cũng được các NHTM cấp thẻ tín dụng, chủ thẻ phải ký quỹ cho từng hạn mức mình muốn sử dụng, rất ít các trường hợp phát hành thẻ tín chấp6. Do cơ sở dữ liệu khách hàng cá nhân, cụ thể là thông tin về thu nhập, khả năng trả nợ... còn thiếu, khiến ngân hàng chưa thật yên tâm khi phát hành thẻ dưới dạng tín chấp, do lo ngại rủi ro khách hàng không trả được nợ.

Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thẻ tín dụng ở Việt Nam là việc chủ thẻ khi thanh toán tiền hàng tại một số cửa hàng bị thu phí từ 2.7 %- 3% giá trị hàng hóa. Trong khi, theo quy định quốc tế, phí này do cơ sở chấp nhận thẻ thanh tốn cho ngân hàng nơi mình đăng ký làm đại lý. Nếu thanh toán

5 Nguồn: Thống kê của NHNN đến cuối năm 2008.

6 Hình thức phát hành khơng cần ký quỹ, thẻ phát hành dưới thư bảo lãnh của các công ty chủ quản khách hàng hoặc bất cứ cá nhân nào. Đây thực chất là hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng.

bằng tiền mặt thì người tiêu dùng khơng bị khoản phí này. Chính đây là yếu tố làm người tiêu dùng khơng thích sử dụng thẻ cho việc thanh toán. Đây là vấn đề các NHTM, NHNN, các tổ chức thẻ quốc tế cần quan tâm để phát triển việc thanh toán bằng thẻ tín dụng ở thị trường Việt Nam, góp phần phát triển hiệu quả thanh tốn khơng dùng tiền mặt .

2.2.2.5. Không giải quyết được vấn đề cơ bản là giảm lượng tiền mặt trong lưu

thông:

Hiện nay hình thức thanh tốn bằng thẻ vẫn cịn khá xa lạ với hầu hết các chủ thẻ trong khi thị trường thẻ đã phát triển khá lâu. Thẻ trở thành phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ, hiện nay tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm khoảng 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Chủ thẻ chỉ sử dụng chiếc thẻ của mình cho việc rút tiền mặt và sau đó chi trả cho các nhu cầu của mình, chiếc thẻ chưa thực sự là chiếc ví điện tử. Do dó, dù tiền lương, hay các khoản thu nhập đều được chi qua tài khoản cá nhân nhưng chúng đều được ngay lập tức biến thành tiền mặt thanh toán qua hệ thống máy ATM. Ngay cả các phương thức thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại... được trang bị trên máy ATM cũng có khá ít người sử dụng. Điều đó cho thấy, ngành Ngân hàng Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của dân cư, chưa xoá bỏ được sự e ngại trong việc thay đổi thói quen thanh tốn bằng tiền mặt bởi một phương thức thanh toán hiện đại – thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Với mạng lưới thanh tốn cịn nhỏ bé và cục bộ, các hình thức thanh tốn cung cấp qua ATM cịn hạn chế như hiện nay, người dân không thực sự cảm nhận được sự an toàn, tiện lợi và thoải mái hơn phương thức thanh toán bằng tiền mặt thơng dụng từ xưa đến nay. Ngồi ra, cơng tác quảng bá, giới thiệu các tính năng thanh tốn qua thẻ của các ngân hàng không được chú trọng. Việc phát hành thẻ chủ yếu nhằm mục đích trả lương cho doanh nghiệp được thuận tiện hơn, trong khi công nhân chỉ muốn nhận trực tiếp bằng tiền mặt vì vẫn chưa thấy được hết tính năng thuận tiện trong việc sử dụng thẻ thanh tốn.

2.2.2.6. Cạnh tranh giữa các ngân hàng khơng lành mạnh:

Tính cạnh tranh trên thị trường vẫn cịn ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Chưa phổ biến cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thay vì sáng tạo ra những sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường (như sử dụng thẻ cho nhiều mục đích thanh tốn, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt... thay vì chỉ rút tiền mặt) thì lại tập trung vào yếu tố giá cả (phí), nhiều ngân hàng hạ thấp phí đến mức vơ lý, nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại tới lợi nhuận của các TCCƯDVTT trong hoạt động thẻ mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau. Vì vậy họ dễ dàng từ bỏ một thương hiệu thẻ này để sử dụng sản phẩm có thương hiệu khác, hoặc cùng lúc sử dụng nhiều thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau.

2.3. Hệ thống liên kết thẻ trong thị trường thẻ thanh tốn ở Việt Nam:

2.3.1. Vai trị của hệ thống liên kết thẻ:

2.3.1.1. Mở rộng mạng lưới hệ thống thanh toán thẻ của các NHTM:

Khi hoạt động liên kết thẻ tồn tại và một liên minh thẻ thống nhất hình thành, nó sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam. Khi đó phạm vi hoạt động sẽ rất lớn và nó cho phép kết nối hệ thống thanh toán thẻ của từng ngân hàng thành một khối thống nhất. Các ngân hàng thành viên sẽ có thêm nhiều điểm chấp nhận thẻ mới tại những khu vực mà mình chưa hoặc khơng thể vươn tới được, do đó mà các ngân hàng có thể dồn hết nguồn lực để phát triển hệ thống điểm chấp nhận thanh toán thẻ, phân bổ vào các địa điểm hợp lý trên cơ sở thế mạnh của mình. Khi đó, các ngân hàng thành viên có thể vận dụng thế mạnh của nhau để cùng nhau khai thác thị trường một cách hiệu quả nhất. Các ngân hàng mới hình thành ln tập trung vào khai thác khu vực thành thị, khi tham gia kết nối thẻ của ngân hàng này có thể giao dịch tại hệ thống thanh

toán thẻ của các ngân hàng khác, nên dịch vụ thẻ của họ có thể chấp nhận ở mọi nơi từ thành thị tới nơng thơn dù chưa có khả năng đầu tư mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ. Đây là cách thức mở rộng thị phần thanh toán thẻ một cách nhanh nhất đối với các đơn vị mới bắt đầu tham gia vào hệ thống thẻ.

Như vậy, sự liên kết hệ thống thanh toán thẻ giữa các ngân hàng đã gián tiếp làm hợp lý hóa sự phát triển của thị trường thẻ các ngân hàng. Đây như là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của thẻ thanh tốn. Với hạ tầng được đầu tư ngày càng hiện đại, số lượng máy ATM cũng như đơn vị chấp nhận thẻ ngày càng nhiều đặc biệt là của các ngân hàng lớn như : Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, làm mở rộng hệ thống thanh toán lên nhiều lần khi hệ thống liên kết thống nhất được thực hiện thành công. Các ngân hàng trên sẽ là đầu tàu cho sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam.

2.3.1.2. Tiết kiệm chi phí cho các hoạt động thanh tốn thẻ của các NHTM:

Một trong những hiệu quả lớn nhất của việc liên minh là tiết kiệm được chi phí cho các ngân hàng khi đầu tư cơng nghệ và mua sắm hệ thống ATM và POS, tránh tình trạng lãng phí trong thời gian qua trong việc lắp đặt nhiều các thiết bị ATM và POS với cùng một chức năng như nhau tại một điểm thanh toán. Bởi lẽ, khi tồn tại một hệ thống liên kết thẻ thống nhất thì một máy ATM tại một điểm giao dịch có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ của tất cả các ngân hàng và mỗi cơ sở chấp nhận thẻ chỉ cần trang bị một máy POS thay vì phải trang bị rất nhiều máy của nhiều ngân hàng như hiện nay. Hơn nữa, cũng khơng có một ngân hàng nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới có đủ nguồn lực để mở rộng mạng lưới của riêng mình để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách thuận tiện và đầy đủ nhất. Sự ra đời của hệ thống liên kết thẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng non trẻ. Những ngân hàng này, với quy mô kinh doanh không lớn, hạn chế về vốn đầu tư công nghệ, nguồn nhân lực không dồi dào, thiếu kinh nghiệm

trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ... nhưng trước sức ép của thị trường nhất là yêu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì việc sớm cung cấp các sản phẩm ngân hàng hiện đại nói chung hay sản phẩm thẻ nói riêng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để tự mình triển khai thành cơng một hệ thống phát hành thẻ cùng một hệ thống thanh toán đi kèm là hệ thống ATM và POS địi hỏi ngân hàng phải có kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng chi phí đầu tư lớn. Hơn nữa, việc đầu tư này đòi hỏi phải có thời gian dài, ngay như các ngân hàng lớn của Việt Nam thời gian này cũng mất hơn 10 năm, trong khi địi hỏi phải nhanh chóng tiếp cận thị trường của các ngân hàng mới thành lập thì việc tham gia liên minh là giải pháp tối ưu. Điều này trở nên dễ dàng hơn khi một ngân hàng đứng đầu sẽ thiết lập hệ thống các ĐVCNT chung cho các ngân hàng thành viên trong cùng hệ thống, giúp các ngân hàng thành viên sớm triển khai được việc kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thẻ cho khách hàng của mình. Như vậy, việc thiết lập một liên minh sẽ giảm chi phí đầu tư cho cơng nghệ và nhân lực của từng ngân hàng hay rộng hơn là của toàn ngành ngân hàng và xã hội. Chí phi tiết kiệm này sẽ được dùng vào công tác nghiên cứu nhằm cung cấp thêm nhiều dịch vụ gia tăng trên hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)