Tạo sự thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN

2.3. Hệ thống liên kết thẻ trong thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam:

2.3.1.3. Tạo sự thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua ngân

hàng:

Đối với người tiêu dùng, với thói quen thanh tốn bằng tiền mặt từ bao lâu nay thì việc phát triển hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng như hiện nay chưa thực sự thuận lợi và đáp ứng được nhu cầu để họ lựa chọn và thay đổi thói quen đó. Một trong những trở ngại lớn nhất khiến người tiêu dùng chưa chọn thẻ làm phương tiện thanh tốn chính là sự bất tiện của hệ thống ATM và POS, khi chưa liên kết một cách thống nhất để phủ rộng mạng lưới đáp ứng được nhu cầu mọi lúc mọi nơi của người tiêu dùng. Với việc kết nối và chia sẻ sử dụng mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên sẽ mang lại tiện ích và an tồn thực sự, giải tỏa tâm lý e ngại khi đến giao dịch với ngân hàng. Khi đó, mỗi chủ thẻ khi cần giao dịch khơng cần

phải khó khăn tìm kiếm đúng hệ thống chấp nhận thẻ của ngân hàng mình cũng như khơng cịn tình trạng mỗi chủ thẻ có vài chiếc thẻ của các ngân hàng khác nhau để tiện cho việc thanh tốn, mà thay vào đó mỗi chủ thẻ của một ngân hàng phát hành có thể thực hiện giao dịch ở tất cả các hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ nào của bất kỳ một ngân hàng nào. Kết quả lớn nhất của việc kết nối này đối với mỗi ngân hàng thành viên làm tăng khách hàng sử dụng thẻ và khách hàng thực hiện giao dịch tại hệ thống chấp nhận thẻ, khi đó khách hàng khơng chỉ là của riêng mỗi ngân hàng phát hành mà là lượng đông đảo khách hàng của tất cả các ngân hàng trong hệ thống liên minh thẻ. Khách hàng dễ cảm nhận thực sự được ví tiền điện tử của mình khi sử dụng thẻ thanh tốn.

2.3.1.4. Đa dạng hố các tiện ích của sản phẩm thẻ và hệ thống thanh toán:

Một trong những mục tiêu quan trọng việc liên minh thẻ là nhằm tăng cường những tiện ích của mỗi chiếc thẻ thanh tốn. Với sự phát triển và hoạt động riêng lẻ và độc lập của các ngân hàng, mỗi ngân hàng đều luôn cố gắng, nỗ lực đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ phù hợp với điều kiện tài chính và cơng nghệ của mình. Tuy nhiên với khả năng và kinh nghiệm chưa nhiều, nền tảng cơng nghệ chưa cao, tính năng của những chiếc thẻ chủ yếu vẫn là rút tiền, truy vấn số dư hay in sao kê giao dịch thì thẻ thanh tốn chưa thực sự thu hút được khách hàng. Điều này chưa phát huy tối đa tiện ích của chiếc thẻ thanh tốn, sử dụng khơng hết tính ưu việt mà thẻ thanh tốn có thể mang lại cho chủ thẻ. Hơn nữa, việc chỉ sử dụng chức năng rút tiền đã khơng góp phần cho định hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho việc quản lý vĩ mô của nhà nước.

Việc hình thành một liên minh thẻ sẽ thúc đẩy sự phát triển hoạt động thẻ của các ngân hàng cũng như của thị trường thẻ thông qua việc chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm từ các ngân hàng đi đầu, phát triển mạnh trong lĩnh vực thẻ. Các sản phẩm thẻ thanh toán ngày càng đa dạng về chủng loại phục vụ cho các phân khúc của thị trường khác nhau. Khách hàng sẽ có xu hướng thay đổi việc sử dụng thẻ, chuyển từ rút tiền mặt thanh toán sang chi tiêu, thanh toán trực tiếp tại

các đơn vị chấp nhận thẻ. Cùng với xu thế đó, ATM trở thành kênh giao dịch tự động với nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại chứ không đơn thuần là nơi rút tiền mặt, ATM trở thành ngân hàng thu nhỏ phục vụ 24/24h.

Ngồi ra, khi cơng nghệ càng phát triển, thẻ sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Thẻ khơng giới hạn ở hình ảnh vật lý là tấm thẻ nhựa mà sẽ thành một dịch vụ thanh tốn gắn liền với cơng cụ, phương tiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin như điện thoại di động, notebook...Điều này làm thay đổi cơ bản phương thức thanh toán và giao dịch cũng như tạo ra nhiều sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ cao.

2.3.1.5. Góp phần hạn chế dùng tiền mặt trong dân cư:

Hệ thống thanh toán thẻ thống nhất mới giải quyết được yêu cầu cơ bản hiện nay là giảm lượng tiền mặt trong lưu thơng, thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Với nền kinh tế Việt Nam hiện tại, việc hạn chế sử dụng tiền mặt để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết cũng như phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng là một trong những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đạt được trong thời kỳ hội nhập. Nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là tâm lý, thói quen thích thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt khi giao dịch mua bán hàng hoá trong đại bộ phận các tầng lớp dân cư. Cả người mua hàng lẫn bán hàng đều thích được trả và nhận bằng tiền mặt thay cho việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là với các công cụ thanh tốn hiện tại khơng có phương thức nào tiện lợi, nhanh chóng như việc dùng tiền mặt, do đó chưa đủ sức thay thế phương thức thanh toán bằng tiền mặt .

Giải quyết vấn đề trên, chuyển dần và thay thế thói quen thanh tốn bằng tiền mặt bởi một hệ thống thanh tốn thẻ hiện đại khơng phải việc đơn giản của một hoặc hai ngân hàng. Vì với năng lực tài chính có hạn cũng như nhiều yếu tố liên quan công nghệ và nhân lực mỗi ngân hàng không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khơng thể tự mình xóa bỏ tâm lý e ngại trong việc lựa chọn hình thức thanh tốn bằng thẻ trong dân cư. Chỉ có việc hình thành

một hệ thống liên kết thẻ thống nhất, góp phần mở rộng mạng lưới thanh tốn, làm gia tăng tiện ích cho phương tiện thanh tốn thẻ, tạo sự an tồn, thuận tiện, nhanh chóng mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí thì thanh tốn thẻ mới có khả năng thay thế phương thức thanh tốn hiện tại, phát triển kinh tế thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

2.3.2. Những khó khăn thách thức trong việc hình thành liên kết chung:

2.3.2.1. Thói quen ưa sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong đại bộ phận dân

cư:

Kinh tế Việt Nam chuyển từ sản xuất hàng hóa nhỏ, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, do đó có thể nói, thói quen thanh tốn bằng tiền mặt vẫn còn chiếm phần lớn và hiện còn rất phổ biến trong đại bộ phận dân cư. Nhìn chung, thu nhập bình quân của dân cư vẫn ở mức thấp, những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của dân cư vẫn chủ yếu ở các chợ tự do và tiền mặt được xem là phương tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán. Theo thống kê, tỷ trọng sử dụng tiền mặt trong lưu thông ở nước ta vẫn ở mức cao, mặc dù trong thời gian gần đây đã có sự cải thiện nhưng vẫn chưa đáng kể. Điều này là trở ngại lớn cho các NHTM trong việc nỗ lực mở rộâng thanh toán qua ngân hàng nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã tập trung mọi cố gắng để mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: hồn thiện môi trường pháp lý, mở rộng hệ thống máy rút tiền tự động ATM và mạng lưới điểm chấp nhận thẻ, phát triển mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng tại các khu vực dân cư tập trung, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu tại NHTM, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đổi mới cơng tác thanh tốn, triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng... Những nỗ lực của ngành ngân hàng đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên theo đánh giá thì tình hình sử dụng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng chưa cao, trong đó rất nhiều dịch vụ vẫn được người dân thanh toán bằng tiền

mặt thay vì thanh tốn qua thẻ ngân hàng như: thanh tốn cước điện thoại cố định, điện thoại di động, cước phí Internet, thanh tốn tiền điện, tiền nước.... Mặc dù tính năng của một thẻ ATM ngày càng tiện lợi, nó có thể thực hiện tất các các giao dịch thanh toán trên, tuy nhiên bản thân người dân khơng cảm thấy những lợi ích tiện dụng của nó bởi hàng tháng họ vẫn được nhận hóa đơn và thanh tốn tại nhà. Với hình thức thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt, người dân cảm thấy tiện lợi hơn trong việc kiểm sốt các khoản tiền của mình thay vì mở tài khoản tại ngân hàng để thanh tốn và phải kiểm tra các hóa đơn có được thanh tốn đúng với giấy báo hay không cũng như số dư trên tài khoản hiện tại. Nhưng việc thanh toán bằng tiền mặt gây lãng phí rất lớn đối với nền kinh tế trong việc huy động nhân lực của các công ty để đi thu các khoản cước dịch vụ trên. Ngồi ra, cịn phải kể đến các khoản chi phí trong việc vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản khối lượng tiền mặt trong quá trình người dân đem tiền đi thanh tốn.

Tóm lại, thói quen ưa chuộng việc thanh tốn bằng tiền mặt trong dân cư có tác động khơng tốt đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đây là một vấn đề mà NHNN và Chính phủ hết sức quan tâm trong thời gian qua, nhưng các biện pháp mà nhà nước thực hiện nhằm mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư vẫn chưa mang lại hiệu quả đáng kể.

2.3.2.2. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trong thời kỳ hội nhập:

Một trong những nguyên nhân quan trọng đã kìm hãm quá trình đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa các NHTM nhằm hình thành một liên minh thẻ thống nhất đó là sự cạnh tranh khốc liệt, chiếm thị phần của hệ thống ngân hàng thương mại. Đây là nguyên nhân quan trọng bởi lẽ mỗi NHTM là một thành viên và một hệ thống liên kết thẻ chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát triển được hay khơng là nhờ sự đồn kết, thống nhất giữa các thành viên chủ chốt đó.

Có thể nói, các ngân hàng đều thấy việc liên kết là hợp lý và là tất yếu phải làm trong tương lai nhưng thời gian kết nối và và cách thức làm vẫn chưa có lối ra. Hiện tại cơng nghệ ngân hàng đã tương đồng, và thực sự đã có các liên minh thẻ tồn

tại và phát triển ( VNBC7, Banknetvn, Smartlink....) bên cạnh đó là sự kết nối với hệ thống ATM lớn của nước ngoài như Trung Quốc. Điều này chứng tỏ, các ngân hàng Việt Nam thực sự có khả năng, hệ thống công nghệ đã thực sự kết nối thành công nhưng một thực tại là các ngân hàng còn hạn chế trong việc tham gia liên kết, đứng đầu mỗi liên minh là một ngân hàng lớn, phát triển mạnh về thẻ thanh toán hiện nay và các ngân hàng thành viên nhỏ tham gia liên minh, dựa vào các ngân hàng lớn để phát triển thị phần của mình. Vấn đề lớn ở đây là việc kết nối con người. Thực sự, tính cục bộ trong mỗi ngân hàng còn rất cao. Bất kỳ một liên minh, liên kết nào cũng chỉ cần một thủ lĩnh trong khi các ngân hàng Việt Nam hiện nay, ngân hàng nào cũng thấy mình giỏi, nhưng lo lắng tham gia liên minh thì bị thua thiệt. Hậu quả là sự phát triển tự phát, cạnh tranh khơng lành mạnh từ phí dịch vụ đến cả cách đua nhau mở rộng mạng lưới. Đã có những ngân hàng miễm phí phát hành thẻ thời gian dài nhằm lôi kéo khách hàng, dẫn đến hạ thấp chất lượng dịch vụ thẻ do khơng có nguồn thu để đầu tư nâng cao cơng nghệ.

Nhìn chung, giải quyết tất cả tồn tại trên cần đánh vào nhận thức của mỗi ngân hàng, bản thân họ phải nhận thấy sự hợp tác là vì sự phát triển của thị trường, vì mục tiêu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng trong hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống thẻ nói riêng.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng không theo chuẩn chung:

Các ngân hàng Việt Nam hiện nay có trình độ hết sức khác nhau về cở sở hạ tầng kỹ thuật. Để tự mình triển khai thành cơng một hệ thống thanh tốn thẻ địi hỏi các ngân hàng phải có hệ thống kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với chi phí đầu tư rất lớn và cần có thời gian. Vì vậy, việc tham gia thị trường thẻ là khá khó khăn nhất là đối với các ngân hàng nhỏ bị hạn chế về khả năng tài chính. Đối với các ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh tốn thẻ độc lập, do khơng có định hướng ban đầu nên các ngân hàng sử dụng những hệ thống khác nhau, với các tiêu chuẩn

7

kỹ thuật không đồng bộ nên việc kết nối hệ thống giữa các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

2.3.3. Một số liên minh thanh toán thẻ ở Việt Nam hiện nay:

Trên thị trường thanh toán thẻ Việt Nam hiện nay tồn tại ba liên minh lớn : Banknetvn, Smartlink, VNBC và một số liên kết thẻ giữa một số ngân hàng như : Sacombank-ANZ, Techcombank-HSBC. Trong đó hai liên minh : Smartlink, Banknetvn là liên minh thẻ lớn nhất chiếm hơn 80% thị phần thẻ cùng hạ tầng công nghệ hiện đại và mạng lưới thanh toán rộng khắp.

2.3.3.1. Công ty Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink:

Smartlink được thành lập tháng 04 năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2007. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thanh toán thẻ, quản lý vận hành mạng thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên và phát triển các kênh thanh tốn điện tử.

Thời điểm thành lập, nịng cốt là hệ thống chấp nhận thẻ và ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đến tháng 06 năm 2009, Smartlink vận hành mạng lưới thanh toán khá lớn, gồm 27 ngân hàng thành viên, trong số đó có 22 ngân hàng đã triển khai và kết nối thành công và hoạt động ổn định với công suất xử lý trung bình của hệ thống là 400.000 giao dịch/ngày8, số lượng thẻ phát hành đạt 3,5 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 2.300 ATM và 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ ở Việt Nam

Bên cạnh việc mở rộng kết nối liên thông với Banknetvn và các tổ chức thanh toán khác nhằm tăng sự tiện lợi cho khách hàng, với mục tiêu thúc đẩy các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Smartlink đã thỏa thuận với các ngân hàng và doanh nghiệp lớn ở Việt Nam (như: Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, Công ty cổ phần Hàng không Jesta Airline, Công ty thông tin di động VMS,

8 Số liệu báo cáo của Smartlink.

Công ty Viễn thông Viettel, Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, Công ty cổ phần Dịch vụ và Phần mềm trò chơi Vina...) để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên các kênh giao dịch điện tử: thanh toán vé điện tử trực tuyến, thu cước di động Topup…

Trong quan hệ quốc tế, Smartlink đã được Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard và China Union Pay (CUP) cấp phép trở thành trung tâm xử lý giao dịch tại Việt Nam. Theo đó, các giao dịch thẻ MasterCard/CUP khi chi tiêu tại hệ thống đơn vị chấp nhận thẻ (POS) và ATM của các ngân hàng thành viên sẽ được MasterCard/CUP gởi về và xử lý tập trung tại hệ thống thanh toán của Smartlink.

Với ưu thế về hệ thống kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, số lượng các ngân hàng thành viên tham gia vào mạng lưới của Smartlink ngày càng nhiều và đa dạng, chiếm thị phần ngày càng lớn ở thị trường thẻ Việt Nam

2.3.3.2. Công ty Cổ phần Banknetvn:

Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) được thành lập vào tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 08 cổ đơng sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường thẻ thanh toán ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)