3.1.4.3 .Giai đoạn bão hịa
3.2 Giải pháp đối với chính sách thuế thu nhập
3.2.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN của VN hiện nay đã giảm xuống 25% từ 1/1/2009, ở vào mức trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc giảm thuế suất thuế TNDN đã đáp ứng sự khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN cĩ thêm tiềm lực, tích luỹ vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và đĩng gĩp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, vận chuyển, nhân cơng, ... luơn cĩ xu hướng tăng, mức giảm 3% nhiều khả năng sẽ lỗi thời và mất dần ý nghĩa khi khơng theo kịp tốc độ tăng giá của nguyên liệu đầu vào và các chi phí sản xuất, vận chuyển, nhân cơng, ... Lợi nhuận của DN hiện nay phải chia sẻ rất nhiều cho lương, phúc lợi xã hội, tái đầu tư, ... Thế nên, khi thuế TNDN vẫn cịn ở mức cao, lợi tức cịn lại cho các cổ đơng chẳng bao
nhiêu. ðể thúc đẩy các DN tăng sản xuất, thu lợi cao và nộp ngân sách nhiều hơn, chính sách thuế phải đủ lực đẩy.
Giảm thuế trước mắt sẽ làm giảm thu ngân sách. Nhưng về lâu dài, cách làm này sẽ giúp DN tăng lợi nhuận, hiệu quả thu thuế sẽ cao hơn, khiến thu ngân sách tăng. Giảm thuế TNDN trong bối cảnh hiện nay là phù hợp với thơng lệ quốc tế, tăng cạnh tranh để thu hút đầu tư. Dù vậy, với mức giảm như hiện nay, mức thuế TNDN ở VN hiện nay vẫn cịn cao so với nhiều quốc gia và lãnh thổ trong khu vực; ví dụ, Singapore 19%, Hồng Kơng 15%, ... Việc trợ cấp DN thơng qua thuế sẽ dần bãi bỏ nên việc giảm thuế sẽ mang lại lợi ích cụ thể và trực tiếp cho DN và tăng tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư. Trong kinh tế học cĩ lý luận ðường cong Laffer (biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất). Theo đĩ, khi áp dụng một mức thuế suất tối ưu thì Nhà nước sẽ đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất.Một thực tế cho thấy, cắt giảm thuế suất thuế TNDN khơng gây tác động gì tới nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngược lại, nhiều khả năng sẽ tăng thu ngân sách, do với mức thuế suất thấp hơn, tính tự giác của doanh nghiệp đối với trách nhiệm phát triển xã hội sẽ cao hơn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp (khơng kể từ dầu khí) liên tục tăng qua các năm với tốc độ bình quân 17%/năm. Cụ thể, năm 2003, tổng thu đạt 21.147 tỷ đồng; năm 2004: 24.201 tỷ đồng; năm 2005: 28.729 tỷ đồng; năm 2006: 33.663 tỷ đồng; năm 2007: 39.469 tỷ đồng. Quan trọng hơn nữa là giảm thuế tác động lên hoạt động đầu tư sẽ lớn hơn và những lợi ích gián tiếp đem lại cho xã hội sẽ rất đáng kể.
Xu thế chung hiện nay là các nước trong khu vực và trên thế giới đều mạnh dạn hạ thấp mức thuế này để thu hút đầu tư nước ngồi và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một điểm quan trọng nữa, việc hạ thuế TNDN là một trong những giải pháp làm giảm động cơ trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp. Mối lo về thất thu ngân sách khi hạ thuế khơng cĩ cơ sở, bởi lẽ, ngày càng cĩ nhiều doanh nghiệp mới thành lập và đi vào hoạt động và nguồn thu cho ngân sách từ thuế sẽ được cân đối. Các DNVN hiện nay rất cần tích lũy để phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy mức thuế TNDN đề tài đề xuất chung là nên hạ xuống khoảng 18 - 20% theo một lộ trình khoảng từ 3-5 năm tới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích lũy phát triển sản xuất, khi sản xuất phát triển, sẽ tạo ra nguồn thu to lớn cho ngân sách.