Một số dịch vụ Ngân hàng điện tử trong khu vực và trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu giai đoạn 2010 2020 (Trang 28)

1.6 Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử ở các nước trong khu vực và trên thế giớ

1.6.2 Một số dịch vụ Ngân hàng điện tử trong khu vực và trên thế giới

Ngày nay mối quan hệ giữa NH và KH đã trở nên chặt chẽ và thân thiết hơn. Với mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn trong lĩnh vực NH, bên cạnh việc nỗ lực xây dựng ngày càng nhiều những DV mới, xu thế chung hiện nay của các NH là thắt chặt quan hệ và phục vụ từng SP cá biệt cho từng nhu cầu của mỗi KH khác nhau. SP DV của NH ngày càng phong phú và đa dạng, sự phát triển của khoa học công nghệ gần như đã “biến cái không thể thành cái có thể” mang lại sự thuận tiện cho KH.

DV NHĐT hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển nhằm mang đến những tiện ích tối đa cho người sử dụng. Bên cạnh việc hoàn thiện những SP DV truyền thống, các NH luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ NHĐT phong phú, đa dạng, thuận tiện cho KH. Nhìn chung, hiện nay các NH trên thế giới đã cung cấp những DV NHĐT sau:

1.6.2.1 Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho KH.

Dịch vụ NH trực tuyến này cho phép KH thực hiện các giao dịch trực tuyến sau đây:

− Tóm lược về những SP, DV đã giao dịch với NH, xem số dư tài khoản; − Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch;

− Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi nợ, thẻ ghi có;

− Kiểm tra tình trạng các séc đã phát hành, xem chúng đã được thanh toán hay chưa, bị từ chối thanh tốn hay đang trong tình trang chờ đợi chi trả.

1.6.2.2 Dịch vụ NH điện toán

Là những dịch vụ cho phép KH có thể giao dịch với NH bằng cách sử dụng mạng internet hay intranet kết nối với máy chủ của NH để thực hiện, nhận và thanh tốn hóa đơn,…

1.6.2.3 Thẻ ghi nợ

Thẻ được sử dụng tại những máy ATM hay máy thanh toán tại những điểm bán hàng (Point of sale – POS) cho phép KH sử dụng được bằng cách ghi nợ trực tiếp vào tài khoản của họ.

1.6.2.4 Thanh tốn trực tiếp

Là hình thức thanh toán cho phép KH tự động thanh tốn các hóa đơn hay lương, trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện tử. Các khoản chi trả được chuyển điện tử từ tài khoản của họ đến tài khoản của người thụ hưởng. Các mẫu tin về người thụ hưởng có thể cài sẵn trước hàng tháng nếu cần.

Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tuyến đến KH bằng email hoặc bằng một thơng báo trên tài khoản NHĐT. Sau đó KH sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh tốn được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản của KH.

1.6.2.6 Thẻ trả lương

Một loại thẻ tích trữ giá trị được phát hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ lương cho phép người làm công nhận lương trực tiếp tại máy ATM hay sử dụng máy thanh tốn tại các điểm bán hàng. Lương cơng nhân được các doanh nghiệp nạp vào thẻ một cách điện tử.

1.6.2.7 Ghi nợ được ủy quyền trước

Đây là hình thức thanh tốn mà cho phép KH ủy quyền cho NH tự động thanh toán các khoản thường xun, các hóa đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của họ vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể (ví dụ các khoản thanh toán thẻ, thanh toán tiền thuê nhà,…). Khoản thanh toán này sẽ được chuyển điện tử từ tài khoản KH đến tài khoản người thụ hưởng.

1.6.2.8 Dịch vụ đầu tư

DV này cung cấp nhiều loại SP và DV đầu tư tài chính trực tuyến như đầu tư chứng khoán, mở tài khoản tiết kiệm qua mạng,…

1.6.2.9 Dịch vụ cho vay tự động

Với dịch vụ này KH có thể vay tiền của ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automatic Loan Machines). Việc duy nhất mà KH phải làm là nhập vào máy các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi do máy đưa ra.

1.5.2.10 Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ

Sử dụng dịch vụ này KH sẽ thao tác với các máy giao dịch tự phục vụ, đó là những máy ATM (Automatic Teller Machines) với nhiều chức năng, cho phép KH rút tiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư, chuyển khoản, vay, đầu tư cổ phiếu, mở tài khoản, phát hành séc, cung cấp cũng như truy cập thông tin, … Ở các nước phát triển máy ATM có chức năng gần bằng một chi nhánh NH.

Như vậy, so với DV NHĐT tại Việt Nam, các DV NHĐT ở các nước phát triển rất đa dạng và phong phú, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao. Các DV

NHĐT tại các NH ở Việt Nam chỉ là bước khởi đầu, chỉ là điện tử hóa các DV truyền thống (phân phối những SP DV cũ trên kênh phân phối mới), chỉ phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Tại các nước phát triển, DV NHĐT đã được sử dụng phổ biến đến mọi người dân, mọi DV NH dường như đã được điện tử hóa, đa dạng, nhiều chức năng, phục vụ mọi nhu cầu của KH.

1.6.3 Bài học kinh nghiệm phát triển DV NHĐT cho Việt Nam

Để đẩy mạnh việc phát triển và triển khai DV NHĐT, ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hạ tầng cơ sở cơng nghệ thơng tin, khuyến khích các NH đầu tư công nghệ và các giải pháp bảo mật, cơ quan quản lý nhà nước và chính phủ các nước trên thế giới còn đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của KH sử dụng DV NHĐT. Bên cạnh đó, NH trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước cịn tích cực trong việc định hướng và đưa ra quy tắc, chuẩn mực, hướng dẫn cụ thể cho ngành NH cũng như các tổ chức có liên quan áp dụng. Mặt khác, các NH và các tổ chức có liên quan cũng rất tích cực trong việc tuân thủ và áp dụng các quy tắc, chuẩn mực đã đề ra.

Tại Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt vẫn chưa thay đổi, số lượng người sử dụng DV NHĐT vẫn chưa nhiều, nhận thức của người sử dụng DV NHĐT về rủi ro giao dịch vẫn còn rất thấp, người dân vẫn chưa an tâm về DV NHĐT, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trị định hướng của mình. Vì vậy để giúp người dân dần thay đổi thói quen thanh tốn của mình, giúp họ tiếp cận và am hiểu hơn về DV NHĐT từ đó chấp nhận sử dụng DV NHĐT cần thiết phải dựa trên kinh nghiệm của các nước. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp người dân hiểu rõ hơn về DV NHĐT, giúp họ an tâm hơn khi sử dụng DV NHĐT. Song song đó NH nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên có những giải pháp hỗ trợ các tổ chức, các NH tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực, các hướng dẫn liên quan đến giao dịch điện tử.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản về NHĐT, dịch vụ NHĐT và các giai đoạn phát triển của NHĐT, đưa ra một bức tranh tổng thể về sự phát triển của các SP NHĐT cho thấy việc phát triển DV NHĐT tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ NHĐT cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của KH. Ngoài ra, các vấn đề pháp lý và cơng nghệ cũng có vai trị quan trọng trong việc triển khai thành công dịch vụ NHĐT. Đồng thời chương 1 cũng đã nêu khái quát các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử.

Từ những nhận định và tìm hiểu của tác giả trong chương này sẽ tạo cơ sở về mặt lý luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và phát triển đề tài này ở chương 2 và chương 3.

Chương 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.1.1 Thông tin tổng quan

ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP NHNN cấp ngày 24/4/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và trụ sở chính được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó, việc xác định mục tiêu trở thành "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam" được xem như là một định hướng rất mới đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là một NH mới thành lập như ACB.

Với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, tính đến tháng 12/2009 vốn điều lệ là 7.814.137.550.000 đồng

ACB được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.

− Loại chứng khốn: Cổ phiếu phổ thơng. − Mã chứng khốn: ACB

− Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu.

− Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay: 777.975.325 cổ phiếu.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2009 của ACB 2.1.1.1. Về quy mô hoạt động

Năm 2005: Vốn chủ sở hữu là 1.283 tỷ đồng, tổng tài sản là 24.247 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2005, tồn hệ thống ACB có 61 chi nhánh và phòng giao dịch, với tổng số nhân viên là 2.128 nhân viên, trong đó có 88% số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.

Năm 2006: Vốn chủ sở hữu là 1.653 tỷ đồng, tổng tài sản là 44.645 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2006, tồn hệ thống ACB có 80 chi nhánh và phòng giao dịch, với tổng số nhân viên là 2.892 nhân viên, trong đó có 90% số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.

Năm 2007: Vốn chủ sở hữu là 6.257 tỷ đồng, tổng tài sản là 85.392 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2007, tồn hệ thống ACB có 111 chi nhánh và phịng giao dịch, với tổng số nhân viên là 4.600 nhân viên, trong đó có 93% số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học.

Năm 2008: Vốn chủ sở hữu là 7.766 tỷ đồng, tổng tài sản là 105.306 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2008, tồn hệ thống ACB có 186 chi nhánh và phịng giao dịch, với tổng số nhân viên là 6.598 nhân viên.

Năm 2009: Vốn chủ sở hữu là 10.093 tỷ đồng, tổng tài sản là 167.881 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2009, tồn hệ thống ACB có 238 chi nhánh và phịng giao dịch với tổng số nhân viên 6.669 nhân viên.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 và 2009 của ACB 2.1.1.2. Quá trình phát triển và một số sự kiện đáng chú ý

Giai đoạn 1993 – 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một số nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đồn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về KH cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào SP DV mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 – 2000: ACB là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ NH toàn diện kéo dài hai năm do giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực NH thực

nguyên tắc vận hành của một NH hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực NH bán lẻ và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa CNTT NH, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống cơng nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, cịn có một số phịng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xun suốt tồn hệ thống, SP được quản lý theo định hướng KH và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn KH, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được công nhận là đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn, trung và dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng các nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và SCB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa cơng nghệ NH bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ NH bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với công nghệ lõi hiện nay và lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 đến nay: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập 31 chi nhánh và phịng giao dịch, thành lập Cơng ty cho th tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng CNTT vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành

10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng với số tiền thu được hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 .0000 đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Thành lập mới 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với KH cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hồn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới Asiamoney, Finance Asia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker trao tặng.

2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các KH; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh tốn, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu giai đoạn 2010 2020 (Trang 28)