dịch vụ Ngân hàng điện tử.
2.3.1 Điểm mạnh
− Trong nhiều năm liền, ACB liên tục nhận được sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội, của cộng đồng quốc tế cũng như liên tục nhận được các giải thưởng cao quý của khối Ngân hàng. Chính vì vậy, thương hiệu của ACB ngày càng được cơng chúng biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây cũng là thế mạnh để ACB có thể tạo được uy tín và niềm tin cho KH, một điều kiện thuận lợi để phát triển, giới thiệu dịch vụ NHĐT với KH.
− ACB có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, độ tuổi trung bình khoảng dưới 30 tuổi. Như vậy, ACB rất dễ thích nghi với cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất vì người trẻ rất ham học hỏi và nhanh tiếp thu những công nghệ mới, hiện đại.
− Trong 16 năm hoạt động, với phương châm là NH của mọi nhà, ACB đã thu hút được hơn 1.335.000 KH cá nhân. KH cá nhân của ACB đa số có mức sống và trình độ học vấn khá cao, rất thuận tiện cho việc phát triển những dịch vụ NH hiện đại, nhất là dịch vụ NHĐT.
− ACB đã sử dụng công nghệ Core – banking (là NH đầu tiên sử dụng Core – banking vào năm 2001) nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ NHĐT.
2.3.2 Điểm yếu
− Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch qua kênh điện tử của KH.
− Tình hình nhân sự có nhiều biến động. Điều này gây khó khăn cho sự phát triển của NH nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng.
2.3.3 Cơ hội
− Việc phát triển dịch vụ NHĐT phù hợp với chủ trương, chính sách và định hướng của Nhà nước và NHNN nên ACB cũng có được sự ủng hộ từ phía Chính phủ và ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển DV NHĐT.
− Việc gia nhập WTO cho phép các NH nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các NH trong nước. Do đó, đây cũng là cơ hội cho các NH trong nước cũng như ACB tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động NH, vì các NH được lựa chọn làm đối tác chiến lược đều là các NH lớn có danh tiếng.
− Ngoài ra, việc gia nhập WTO cũng tạo cơ hội và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp này sẽ trở thành KH tiềm năng của NH. NH là nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy NH có điều kiện phát triển tốt khi KH – những người sử dụng dịch vụ của NH làm ăn tốt và phát triển, bởi lẽ: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt, các chỉ số kinh tế - xã hội - con người ngày càng được hồn thiện. Hạ tầng cơng nghệ viễn thơng khơng ngừng mở rộng, không ngừng nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển TMĐT nói chung và NHĐT nói riêng.
− Nhận thức của xã hội về TMĐT ngày càng được nâng cao.
− Hành lang pháp lý cho TMĐT, giao dịch NHĐT đã được hình thành và tiếp tục hồn thiện.
− Định hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ đã dần dần xây dựng văn hóa thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nhân dân.
− Việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho sự hợp tác của các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, vì vậy ACB đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác chiến lược, do đó đã giúp ACB khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và
− Với các cổ đông chiến lược nước ngồi đặc biệt là SCB, ACB có cơ hội tạo ra danh tiếng của mình trên thế giới nên đây cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ NHĐT.
2.3.4 Thách thức
− Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng tăng kể từ năm 2008, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo cam kết WTO.
− Tỷ lệ KH sử dụng internet vẫn cịn thấp, do đó gây khó khăn trong việc quảng bá hình ảnh, SP DV NH qua kênh này. Mặt bằng dân trí tại Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị nên hiện nay NHĐT chỉ phát triển mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và hạn chế ở các khu vực ngồi Thành phố Hồ Chí Minh.
− Thói quen dùng tiền mặt chưa thay đổi, món hàng trị giá hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng vẫn được thanh toán bằng tiền mặt và khơng bị kiểm sốt nên NHĐT rất khó phát triển. Như vậy, có thể nói một trong những ngun nhân kìm hãm việc thanh tốn điện tử là do sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ NHĐT của con người. − Cơ sở hạ tầng viễn thơng của Việt Nam cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là mạng thông tin di động, rất thường hay xảy ra tình trạng mất sóng hoặc quá tải. Điều này sẽ gây ra khơng ít khó khăn cho việc phát triển NHĐT.
− Việc ngày càng có nhiều tội phạm mạng ngày đêm dịm ngó tới “ví điện tử” của KH cũng đang là một trở ngại khiến NHĐT chậm phát triển. Tình trạng lừa đảo, trộm tiền thông qua mạng internet ngày càng phát triển. Điểm đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể ngồi ở bất kỳ đâu tấn công với thời gian thực hiện ngắn và ít để lại dấu vết. Điều này đã gây khơng ít lo âu cho KH trong việc sử dụng các dịch vụ NHĐT. Do vậy, ACB phải chú trọng nhiều đến cơng tác kiểm sốt an ninh, chứng thực KH, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm soát theo vết, bảo đảm tính riêng tư của KH.
− Cơ sở pháp lý đối với NHĐT tuy đã có nhưng việc ban hành cũng chậm trễ, vẫn còn chung chung, chưa có hướng dẫn chi tiết và vẫn cịn hạn chế đối với
một số giao dịch nên một số KH sử dụng dịch vụ NHĐT nhưng có giao dịch vẫn phải đến tận NH để đảm bảo đầy đủ giấy tờ.
− Cạnh tranh và cuộc chạy đua làm chủ cơng nghệ mới, việc nhanh chóng đưa SP, DV mới ra thị trường là một đặc trưng của NHĐT. Trong hoạt động NH truyền thống, việc triển khai ứng dụng SP mới thường được tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện trong một thời gian dài truớc khi đưa ra thị trường. Với NHĐT, do chịu sức ép cạnh tranh, các ứng dụng, SP mới được NH chấp nhận với thời gian thử nghiệm ngắn hơn. Vì vậy, đối với việc phát triển ứng dụng mới trong NHĐT, xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý, phân tích rủi ro, đánh giá an ninh đang là những thách thức trong hoạt động NH.
− Sự phụ thuộc vào cơng nghệ, giao dịch NHĐT được tích hợp ngày càng nhiều trên các hệ thống máy tính, trang thiết bị CNTT và mạng Interntet đã cho phép xử lý hiệu quả các giao dịch điện tử trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu các sai sót và gian lận thường phát sinh trong mơi trường xử lý thủ công truyền thống, nhưng cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động của các hệ thống công nghệ.
− Sự phụ thuộc vào đối tác thứ ba, ứng dụng CNTT làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo đảm an ninh, mở rộng quan hệ, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty truyền thông và các đối tác công nghệ khác (đối tác thứ ba), mà trong số đó nhiều SP DV nằm ngồi kiểm sốt của NH.
− Cơng tác quản lý điều hành, Internet tạo thuận lợi cho việc phân phối các dịch vụ NH đến mọi quốc gia khác nhau cho dù có sự khác biệt về mơi trường pháp lý giữa các quốc gia đó. Nhiều cấu phần quan trọng của kênh phân phối như internet, truyền thông và các kỹ thuật công nghệ liên quan khác đều nằm ngồi sự kiểm sốt trực tiếp của NH. Hơn thế sự bất đồng ngơn ngữ và khả năng tương thích của các chuẩn kỹ thuật cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý NH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động cung ứng dịch vụ NHĐT tại ACB. Luận văn đã phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức của ACB trong quá trình triển khai dịch vụ NHĐT. Đồng thời tác giả cũng đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của NHĐT để từ đó nêu ra điểm mạnh, điểm yếu của ACB. Với kết quả đạt được trong 16 năm qua về quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển về cơng nghệ đã giúp ACB có những lợi thế để phát triển các dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ACB vẫn còn những khó khăn nhất định khi phát triển dịch vụ NHĐT. Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ACB trong việc triển khai dịch vụ NHĐT trong chương 2 sẽ là nền tảng cho các giải pháp cụ thể, khả thi ở chương 3 nhằm giúp ACB hoàn thiện trong việc phát triển dịch vụ NHĐT, chiếm lĩnh thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trong xu thế hội nhập thế giới và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính tiền tệ khi gia nhập tổ chức WTO.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của ACB đến năm 2020
Với mục tiêu trở thành tập đồn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, SP phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chun mơn cao ACB cho rằng ngồi việc phát triển các DV tiện ích, đa dạng hóa SP trên kênh phân phối truyền thống ACB còn phải tập trung phát triển các DV tiện ích trên kênh phân phối điện tử. Vì vậy, ACB đã đề ra định hướng phát triển DV NHĐT đến năm 2020 như sau:
− Thứ nhất, đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng vào hoạt động NH: ACB xác định phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, hệ thống mở, hướng đến tự động hóa và phù hợp với lộ trình phát triển NH hiện đại.
− Thứ hai, đầu tư vào công nghệ bảo mật thông tin khách hàng: công nghệ bảo mật phải được tiêu chuẩn hóa quốc tế và phù hợp với tính pháp lý chặt chẽ của luật về chữ ký số và giao dịch điện tử, giải pháp sử dụng chữ ký số trong xác thực và bảo mật giao dịch dựa trên hạ tầng khóa cơng khai. Việc đầu tư cơng nghệ dựa trên sự phân tích kỹ thuật và tham khảo các nghị định, hướng dẫn Luật giao dịch điện tử và Luật giao dịch điện tử.
− Thứ ba, về nhân lực: ACB tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tuyển dụng mới cả về số lượng lẫn chất lượng đủ khả năng đón nhận chuyển giao các công nghệ mới và đủ khả năng nghiên cứu các công nghệ, các giải pháp bảo mật hiện có trên thế giới để đề xuất và lựa chọn cho ACB giải pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, ACB cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực mang tính chun nghiệp nhằm đảm bảo q trình vận hành của hệ thống NHĐT liên tục, thông suốt và hiệu quả.
− Thứ tư, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.
− Thứ năm, phát triển DV NHĐT bằng cách tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu KH và hướng tới KH.