2.4.1 Thành tựu:
Nhìn chung chuẩn mực VAS 11 “hợp nhất kinh doanh” và VAS 25 “báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” ban hành trên cơ sở của Chuẩn mực kế tốn quốc tế do đó nó có nhiều điểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Thông tư 161/2007/TT-BTC ra đời ngày 31/12/2007 đã khắc phục những hạn chế của Thơng tư 23, bổ sung thêm các ví dụ cụ thể về xác định bên mua (VAS 11- 2005) và các ví dụ cụ thể về xác định quyền kiểm sốt, tỷ lệ lợi ích cơng ty mẹ đối với cơng ty con, tỷ lệ lợi ích của cổ đông thiểu số; loại trừ các khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua; phân bổ lợi thế thương mại; tách lợi ích của cổ đông thiểu số; loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn; loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ; điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn; loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua; các khoản vay trong nội bộ; các khoản phải thu, phải trả nội bộ (VAS 25-2003).
2.4.2 Hạn chế:
2.4.2.1 Về giá gốc:
Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện nay chỉ cho phép sử dụng phương pháp kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh theo phương pháp giá gốc, không phù hợp với quy định của quốc tế theo ba phương pháp gồm: phương pháp vốn chủ sở hữu (equity method), phương pháp vốn chủ sở hữu khơng hồn tồn (incomplete equity method), phương pháp giá gốc (cost method). Việc áp dụng một phương pháp duy nhất là giá gốc sẽ không cung cấp thơng tin tài chính phù hợp để thỏa mãn được các nhu cầu của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Sau ngày hợp nhất cơng ty con thực hiện việc trả cổ tức nhưng trên Báo cáo riêng của công ty mẹ không thể hiện chỉ tiêu “lợi tức cổ tức” và trên báo cáo riêng của công ty con không thể hiện phần “chia cổ tức”.
Trong văn bản làm việc phục vụ việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất khơng có bút tốn điều chỉnh đầu tư vào công ty con phần chênh lệch giữa lợi nhuận chưa phân phối và lợi tức đã chia.
Lợi nhuận sau thuế trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không bằng với lợi nhuận sau thuế trên Bảng cân đối kế toán, mà cơ sở để xác định báo cáo tài chính hợp nhất đúng chỉ khi hai chỉ tiêu này bằng nhau.
2.4.2.2 Trường hợp các công ty cầm giữ cổ phiếu lẫn nhau bao gồm:
Các công ty con nắm giữ cổ phiếu lẫn nhau, tạo ra phương thức đầu tư chéo. Đây cũng là trường hợp cần được loại trừ trong báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy vậy, trong VAS 25 – “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty con”, Thông tư 23/2005/TT-BTC và Thông tư 161/2007/TT-BTC chỉ quy định loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con và phần chiếm hữu trong vốn chủ sở hữu của công ty con. Chính vì vậy, khoản đầu tư lẫn nhau này vẫn chưa được loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất.
Các cơng ty con nắm giữ cổ phiếu của công ty mẹ, tạo nên phương thức đầu tư vòng tròn. Quan trọng nhất trong mối quan hệ theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con là mối quan hệ về vốn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vấn đề tranh luận về việc đầu tư ngược lại của công ty con vào công ty mẹ. Vì thực chất, trong quan hệ đầu tư vào công ty mẹ trong phạm vi không thay đổi mối quan hệ kiểm sốt giữa cơng ty mẹ và cơng ty con. Khi cơng ty mẹ có nhu cầu huy động vốn từ bên ngồi hoặc cơng ty mẹ thành lập một tổ chức tài chính để huy động vốn thì khơng thể ngăn cản sự đầu tư của cơng ty con theo chiều ngược lại. Tuy vậy, khung pháp lý về hợp nhất báo cáo tài chính hiện nay chưa đáp ứng được mơ hình tập đồn ở mức độ phức tạp như trường hợp đầu tư đa chiều đã nói ở trên. Hơn nữa trong VAS 25 cũng như thông tư hướng dẫn vẫn chưa nêu cụ thể vấn đề này.
2.4.2.3 Vấn đề định giá doanh nghiệp: trong mỗi trường hợp hợp nhất
chúng ta đều phải xác định giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý. Hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn về vấn đề định giá thể hiện qua:
* Thứ nhất: căn cứ để các chuyên gia xác định giá trị doanh nghiệp là giá trị ghi sổ và giá thị trường, cả hai căn cứ này hiện nay chưa đảm bảo độ tin cậy vì tại nhiều doanh nghiệp, báo cáo tài chính chỉ mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lý, nhiều hoạt động kinh tế khơng được phản ánh vào sổ sách kế tốn. Hơn nữa, khái niệm giá thị trường, khái niệm hàng hoá tương đương cịn mơ hồ, khơng rõ ràng, khơng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Các chuyên gia định giá khi căn cứ vào giá trị thị trường cịn mang nặng tính chủ quan. Thậm chí ngay cả việc xác định giá trị hiện trạng của từng tài sản là rất khó, rất chung chung. Công việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý, thương hiệu, uy tín doanh nghiệp, tiềm năng phát triển, quyền sử dụng đất chưa có khung pháp lý rõ ràng, hoặc chưa phù hợp với điều kiện thị trường thường xuyên biến động.
* Thứ hai: việc xác định nợ phải trả mới dừng ở việc kiểm tra đối chiếu công nợ với khách hàng, chưa có một kỹ thuật, một phương pháp riêng nào để xác định đúng giá trị hợp lý các khoản nợ.
* Thứ ba: Một số doanh nghiệp, hoạt động hợp nhất kinh doanh đã xuất hiện nhưng lại khơng định giá doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị của doanh nghiệp trong các giao dịch đã không phản ánh được giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm hợp nhất, chính vì vậy tạo nên sự thiếu trung thực của các số liệu kế toán, làm cho giao dịch hợp nhất kinh doanh chưa phản ánh được bản chất là một giao dịch mua bán. Do đó, báo cáo tài chính của bên mua khơng phản ánh đúng quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm mua.
2.4.2.4 Các hạn chế khác:
a. Các quy định của hệ thống kế toán Việt nam chủ yếu hướng dẫn cho việc ghi nhận và lập báo cáo tài chính hợp nhất ở năm đầu tiên khi có một giao dịch hợp nhất, cịn phương pháp kế tốn những giao dịch diễn ra sau đó trong nội bộ tập đồn và việc lập báo cáo tài chính cho những năm tiếp theo thì chưa được hướng
dẫn cụ thể, thể hiện qua một số hạn chế của thông tư 161/2007/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2007:
Theo quy định của VAS 25 (2003), kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty con theo phương pháp giá gốc “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư.” Nhưng trong TT 161/2007 chỉ hướng dẫn cách ghi nhận lợi ích của cổ đơng thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không hướng dẫn cho những năm tiếp theo.
Hướng dẫn loại trừ bán hàng hóa nội bộ, đối với trường hợp cơng ty con bán hàng hóa cho cơng ty mẹ (ngược chiều) thì TT 161/2007 chỉ hướng dẫn một giao dịch đơn giản là giao dịch công ty con bán hàng cho công ty mẹ trong năm đầu tiên không đề cập đến các trường hợp như: công ty mẹ đã bán hết số hoặc bán một phần hàng hóa đó; cơng ty mẹ bán hàng hóa đã mua từ công ty con trong một hay hai năm sau đó; cơng ty mẹ vẫn cịn tồn kho trong vài năm sau đó;...
Trong hướng dẫn loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định nội bộ TT 161/2007 chưa đề cập đến trường hợp tài sản cố định mà một công ty nội bộ mua được thanh lý trong năm hoặc năm sau xảy ra của giao dịch nội bộ khi vẫn còn giá trị còn lại hoặc đã khấu hao hết.
b. Hiện nay tại các tập đồn, tổng cơng ty ghi nhận các giá trị lãi hoặc lỗ từ hoạt động đầu tư tài chính tại các cơng ty liên doanh, liên kết nhận được hàng kỳ như khoản thu nhập tài chính hoặc chi phí tài chính mà giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư này vẫn chưa được điều chỉnh khi có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của cơng ty được đầu tư. Nói cách khác, các khoản đầu tư tài chính vẫn chưa được đánh giá theo phương pháp vốn chủ sở hữu như quy định của thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007.
c. Hợp nhất báo cáo tài chính địi hỏi các cơng ty phải lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất. Trong chế độ kế tốn Việt Nam hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
d. Có rất nhiều tập đồn kinh tế nước ta có quy mơ q lớn, các đơn vị thành viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn, các cơng ty con trực thuộc tập đồn lại phân cấp thành nhiều công ty con cấp dưới, do đó phải hợp nhất báo cáo tài chính ở nhiều cấp. Mặt khác các đơn vị thành viên trong cùng một tập đồn có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh phong phú đa dạng, mỗi đơn vị thành viên có tới hàng nghìn mặt hàng khác nhau dẫn tới các đặc điểm kinh tế, các chỉ tiêu chính sách kế tốn khơng thống nhất, phương pháp kế tốn áp dụng cũng khác nhau. Chính vì vậy việc tổng hợp thông tin từ các báo cáo tài chính của các cơng ty con rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
e. Nhìn chung đội ngũ kế tốn của các cơng ty mẹ và cơng ty con cịn nhiều hạn chế về chuyên môn năng lực, chưa có điều kiện để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hay cập nhật thông tin mới, chế độ mới, chưa được đào tạo các kỹ thuật cũng như phương pháp lập BCTC HN. Trong khi đó, các cơng ty, các tập đồn lớn là nơi có u cầu lập BCTC HN lại khơng có bộ phận chun mơn có nhiều kinh nghiệm về kế toán hợp nhất.
f. Mặc dù các cơng ty đã sử dụng phần mềm kế tốn để hổ trợ cho cơng tác kế tốn nhưng chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo tài chính thơng thường mà chưa phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Các doanh nghiệp thường phải nhặt những số liệu từ phần mềm để lên BCTC HN một cách thủ cơng, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn để lập được một BCTC HN hoàn chỉnh.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT.