Đầu tư vào công ty con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 69 - 73)

3.3 Một số kiến nghị và giải pháp

3.3.1.1.1 Đầu tư vào công ty con

a. Theo phương pháp vốn chủ sở hữu:

Theo phương pháp này, khoảng đầu tư ban đầu ghi nhận theo giá gốc, cuối kỳ khoản đầu tư điều chỉnh tăng giảm theo lãi lỗ của công ty nhận đầu tư, cổ tức và lợi nhuận được chia ghi nhận giảm khoản đầu tư vào cơng ty con.

Theo đó, các khoản đầu tư vào công ty con và khoản lợi nhuận từ công ty con phải được điều chỉnh vào báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ trước khi hợp nhất báo cáo tài chính như sau:

Phần lợi nhuận từ cơng ty con được tính trên lợi nhuận rịng theo phần trăm sở hữu của cơng ty mẹ đối với công ty con trừ đi phần phân bổ lợi thế thương mại trong năm báo cáo.

Phần đầu tư vào cơng ty con được tính dựa vào giá phí hợp nhất ban đầu cộng với các khoản thu được từ công ty con (như khoản lợi nhuận của công ty con) và trừ đi phần đã chia cho công ty con (như khoản cổ tức đã chia).

Lập báo cáo tài chính hợp nhất năm đầu tiên: sau khi điều chỉnh các

khoản trên trên báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ, thì cần thực hiện các bút toán loại trừ sau:

Bút toán 1: loại trừ lợi nhuận và cổ tức từ công ty con và điều chỉnh để đưa khoản đầu tư vào cơng ty con về cân đối đầu kỳ của nó:

Nợ: Lợi tức từ công ty con Có: Cổ tức

Có: Đầu tư vào cơng ty con

Bút tốn 2: loại trừ các cân đối vốn và đầu tư tương quan nhau, lập khoản lợi ích cổ đơng thiểu số và ghi nhận lợi thế thương mại.

Nợ: Lợi nhuận giữ lại của công ty con Nợ: Vốn chủ sở hữu

Nợ: Lợi thế thương mại

Có: Đầu tư vào cơng ty con Có: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Bút toán 3: phân bổ lợi thế thương mại năm hiện hành Nợ: Chi phí quản lý

Có: Lợi thế thương mại

Bút tốn 4: ghi nhận lợi ích cổ đơng thiểu số Nợ: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Có: Cổ tức

Có: Cổ quyền thiểu số

Trên bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất, chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính từ phần doanh thu và chi phí sẽ tạo ra kết quả về lợi nhuận giữ lại trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại này phải bằng với lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế tốn hợp nhất

Đây chính là một trong những cơ sở để kiểm tra báo cáo tài chính hợp nhất có đúng hay khơng.

Lập báo cáo tài chính hợp nhất sau năm mua: phải tính tốn lại các khoản

đầu tư vào công ty con và lợi nhuận từ cơng ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ trước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

Xác định lại khoản đầu tư vào cơng ty con sau năm mua như sau: Phí mua ban đầu

Cộng lợi tức từ công ty con năm trước Trừ cổ tức công ty con đã chia năm trước

Cộng lợi tức từ công ty con năm hiện hành Trừ cổ tức công ty con đã chia hiện hành

Phần lợi nhuận từ công ty con được tính trên lợi nhuận rịng theo phần trăm sở hữu của công ty mẹ đối với công ty con trừ đi phần phân bổ lợi thế thương mại trong năm báo cáo.

Các bút toán loại trừ trên báo cáo tài chính hợp nhất sau năm mua tương tự như năm mua:

Bút toán 1: loại trừ lợi nhuận và cổ tức từ công ty con và điều chỉnh để đưa khoản đầu tư vào công ty con về cân đối đầu kỳ của nó:

Nợ: Lợi tức từ cơng ty con Có: Cổ tức

Có: Đầu tư vào cơng ty con

Bút tốn 2: loại trừ các cân đối vốn và đầu tư tương quan nhau, lập khoản lợi ích cổ đơng thiểu số và ghi nhận lợi thế thương mại.

Nợ: Lợi nhuận giữ lại của công ty con Nợ: Vốn chủ sở hữu

Nợ: Lợi thế thương mại

Có: Đầu tư vào cơng ty con Có: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Bút tốn 3: phân bổ lợi thế thương mại năm hiện hành Nợ: Chi phí quản lý

Có: Lợi thế thương mại

Bút tốn 4: ghi nhận lợi ích cổ đơng thiểu số Nợ: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Có: Cổ tức

Có: Cổ quyền thiểu số

Theo phương pháp giá gốc phần lợi nhuận từ công ty con và đầu tư vào công ty con vào năm mua tương đối đơn giản, nhưng phức tạp vào năm sau năm mua.

Lập báo cáo tài chính hợp nhất vào năm mua: cũng ghi nhận đầu tư vào

công ty con và lợi tức cổ tức nhận được từ cơng ty con trên báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ trước khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Đầu tư vào công ty con ghi nhận theo giá mua ban đầu

Lợi tức cổ tức từ công ty con ghi nhận theo đúng cổ tức nhận được theo phần trăm sở hữu của công ty mẹ trong công ty con

Các bút toán điều chỉnh gồm:

Bút toán 1: loại trừ phần cổ tức đã nhận từ công ty con và phần cổ tức đã chi trả của công ty con

Nợ: Lợi tức cổ tức

Có: Cổ tức đã chia

Bút toán 2: Loại trừ đầu tư vào công ty con, vốn tương quan nhau, lập khoản lợi thế thương mại và lợi ích cổ đơng thiểu số:

Nợ: Lợi nhuận giữ lại

Nợ: Vốn cổ phận – công ty con Nợ: Lợi thế thương mại

Có: Đầu tư vào cơng ty con Có: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Bút toán 3: Phân bổ lợi thế thương mại hiện hành: Nợ: Chi phí quản lý

Có: Lợi thế thương mại

Lập báo cáo tài chính hợp nhất sau năm mua: phần lợi tức cổ tức và đầu

tư vào cơng ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ trước khi hợp nhất cũng khơng thay đổi so với năm mua, nhưng có nhiều khác biệt quan trọng ở các bút toán điều chỉnh và loại trừ trên bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất.

Bút toán 1: điều chỉnh cho sự thiếu sót của lợi nhuận chưa phân phối theo phương pháp giá gốc. Thiết lập mối quan hệ giữa tài khoản đầu tư vào công ty con và tài khoản vốn

Nợ: Đầu tư vào công ty con

Có: Lợi nhuận giữ lại của cơng ty mẹ

Khoản này được tính bằng phần lợi nhuận chưa phân phối của công ty con trừ phần cổ tức đã chia theo phần trăm sở hữu của công ty mẹ trong cơng ty con

Bút tốn 2: loại trừ phần cổ tức đã nhận từ công ty con và phần cổ tức đã chi trả của công ty con

Nợ: Lợi tức cổ tức

Có: Cổ tức đã chia

Bút toán 3: loại trừ tài khoản đầu tư (bao gồm cả việc loại trừ bút toán 1) và vốn tương quan nhau, ghi nhận lợi thế thương mại và lợi ích cổ đơng thiểu số, theo phương pháp giá gốc lợi thế thương mại được ghi nhận giá trị như năm đầu tiên

Nợ: Lợi nhuận giữ lại – công ty con Nợ: Vốn cổ phần – công ty con Nợ: Lợi thế thương mại

Có: Đầu tư vào cơng ty con Có: Lợi ích cổ đơng thiểu số

Bút tốn 4: phân bổ lợi thế thương mại cho năm hiện hành và thay đổi lợi nhuận giữ lại của công ty mẹ cho việc khấu trừ lợi thế thương mại của năm trước đó.

Nợ: Lợi nhuận giữ lại – công ty mẹ - lũy kế đền năm trước năm hiện hành

Nợ: Chi phí quản lý năm hiện hành

Có: Lợi thế thương mại lũy kế đến năm hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)