Việc ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 77 - 78)

3.3 Một số kiến nghị và giải pháp

3.3.1.2 Việc ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số

Cơng ty mẹ đo lường lợi ích cổ đơng thiểu số theo giá trị hợp lý hoặc theo phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong tổng tài sản thuần xác định được của công ty con.

Lãi hoặc lỗ được phân bổ cho cổ đông của công ty mẹ và cổ đơng thiểu số thậm chí nếu nó làm cho lợi ích cổ đơng bị âm (theo quy định hiện hành là khoản lỗ vượt trội cũng như bất kỳ các khoản lỗ thêm nào khác được tính giảm vào phần lợi ích của cổ đơng đa số trừ khi cổ đơng thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó).

3.3.1.3 Việc ghi nhận lợi thế thương mại và phân bổ lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại được ghi nhận tất cả, được đo lường bằng chênh lệch giữa tổng giá phí hợp nhất so với giá trị thuần của khoản tài sản xác định được mua và khoản nợ phải trả được thừa nhận tại ngày mua (theo quy định VAS 11 2005 là so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận).

Chi phí liên quan đến việc thu mua như chi phí tìm kiếm, tư vấn luật, kế tốn, đánh giá, các chi phí tư vấn hoặc nghề nghiệp... sẽ được kế toán như chi phí trong kỳ mà khơng tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh như quy định của VAS 11 Phân bổ lợi thế thương mại: Bên mua ghi nhận lợi thế thương mại theo giá trị ban đầu trừ đi phần suy giảm giá trị, phần suy giảm giá trị này được đánh giá

hàng kỳ theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, khác với TT 161/2007-TT-BTC quy định ghi nhận theo giá gốc và phân bổ tối đa không quá 10 năm.

3.3.1.4 Phương pháp xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp

Phương pháp xác định giá trị hợp lý được quy định tương đối cụ thể trong VAS 11 (2005) “Hợp nhất kinh doanh” đã tạo ra những thuận lợi trong việc tính tốn xác định giá trị hợp lý của từng bộ phận tài sản, nợ phải trả trong từng trường hợp. Tuy nhiên, cần đưa ra những quy định mang tính tổng quát về phương pháp xác định giá trị hợp lý để áp dụng trong các trường hợp khác nhau có thể phát sinh trong thực tiễn.

Việc xác định giá trị hợp lý trong mọi trường hợp đều dựa trên cơ sở cách tiếp cận thị trường. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lớn mạnh, hầu hết hàng hóa và các cơng cụ vốn đều được giao dịch ở thị trường khơng chính thức, việc sử dụng giá cả thị trường của hàng hóa và các cơng cụ vốn tương tự để ước tính giá trị hợp lý cịn gặp nhiều khó khăn.

Do vậy, phương pháp dịng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow) có thể là phương pháp được sử dụng rộng rãi. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp sẽ tạo ra. Tỷ suất chiết khấu dùng để chiết khấu dòng tiền tương lai thể hiện tỷ suất sinh lợi mong muốn của doanh nghiệp và rủi ro vốn có của nó.

Phương pháp định giá này gồm hai biến chính là dịng tiền tương lai và tỷ suất sinh lời mong muốn. Do đó phương pháp này có thể được áp dụng dễ dàng khi hai biến này có thể dự đốn được với độ tin cậy nhất định

Việc áp dụng phương pháp này cần được hướng dẫn cụ thể hơn về cơ sở số liệu, các tỷ lệ chiết khấu được sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tế và việt nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)