7 .Kết cấu luận văn
1.2 Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh gia nhập WTO
1.2.2 Các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực TP.HCM trong bối cảnh gia nhập
phục vụ phát triển KT - XH là vấn đề có ý nghĩa then chốt nhất trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa nền kinh tếđất nước phát triển hùng mạnh.
1.2.2 Các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO WTO
- Thứ nhất : Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế gắn liền với hội nhập WTO.
Cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển mạnh theo hướng dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ cao cấp. Cùng với việc hội nhập WTO, luồng vốn FDI và các công nghệ mới đổ vào Việt Nam và TP.HCM trong thời gian qua cũng gia tăng đáng kể làm cho kinh tế thành phố đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ theo hướng phát triển mạnh những ngành thâm dụng khoa học, kỹ thuật và chất xám. Đó là những ngành dịch vụ, cơng nghiệp, đặc biệt là dịch vụ cao cấp : ngân hàng, chứng khốn, tài chính, cơng nghệ thơng tin, bưu chính viễn thơng, y tế, giáo dục , cơ khí, điện tử – tin học, hóa chất, chế biến…Đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng đến một mơ hình thành phố cơng nghiệp trong những năm sắp tới. Cơ cấu kinh tế này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới đồng thời khai thác được những lợi thế của thành phố. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này kéo theo sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động trong các ngành dịch vụ và công nghiệp, trong đó, lao động trong ngành dịch vụ cao cấp phải tăng nhanh hơn ngành công nghiệp, đồng thời giảm lao động trong ngành nông nghiệp một cách tuyệt đối. Vì vậy, trong chiến lược phát triển NNL thành phố trong bối cảnh gia nhập WTO hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những yếu tố có tác động sâu sắc nhất.
- Thứ hai : Sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Gia nhập WTO sẽ làm tăng mạnh nguồn vốn này vào Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Sự có mặt nhiều DN, tập đồn và đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đã làm tăng nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp đồng thời giảm nhu cầu về lao động kỹ năng thấp. Điều này dẫn đến một lượng lớn lao động tay nghề thấp sẽ có nguy cơ bị mất việc làm và rất khó tìm việc hơn. Trong tình trạng đó, NLĐ sẽ phải nỗ lực hơn để tìm kiếm một cơng việc mới và
để làm được điều đó thì NLĐ sẽ phải nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề của
mình. Ngồi ra, sự di chuyển vốn thường kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh và quản lý. Do đó, kích thích phát triển giáo dục đào tạo lao động lành nghề đáp ứng sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM trên cả ba lĩnh vực : tay nghề, năng lực quản lý và tác phong làm việc. NLĐ có trình độ và kỹ năng cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chun mơn và khả năng vận hành cơng nghệ hiện đại với tinh thần “học tập suốt đời” nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động luôn biến đổi; một số lượng không nhỏ lao động có cơ hội được tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm làm việc của lao
động nước ngoài, được các tập đoàn trực tiếp đào tạo (đào tạo lại), kể cả đào tạo ở
nước ngoài cùng với sự “cọ xát” trong một môi trường làm việc năng động hơn, chuyên nghiệp hơn của những lao động có tay nghề cao, có phong cách làm việc chuyên nghiệp…sẽ có tác động thúc đẩy một bộ phận không nhỏ lao động tự tìm cách để “nâng tầm” mình lên. Những điều này sẽ có tác động tích cực nâng cao chất lượng NNL. Luồng vốn này còn làm tăng nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, góp phần tạo ra nhiều việc làm, bao gồm cả việc làm trực tiếp và gián tiếp, nâng cao chất lượng NLĐ. Như vậy, đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến NNL TP.HCM trong bối cảnh hội nhập WTO.
- Thứ ba : Tự do hoá thương mại diễn ra mạnh mẽ
Gia nhập WTO dẫn đến tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ, điều này sẽ thúc đẩy việc mở rộng phân công và hợp tác lao động giữa các nước thành viên, làm cho việc phân bố và sử dụng các nguồn tài nguyên, NNL và các nguồn lực khác của các nước một cách hợp lý hơn. Tự do hoá thương mại thúc đẩy cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hố và quy trình sản xuất, quản lý lao động... Do vậy, yêu cầu đào tạo, huấn luyện NNL ngày càng cao. Mặt khác, tự do hố thương mại cịn là một thách
thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì hàng hố có hàm lượng tri thức cao của các nước này chiếm tỷ lệ thấp, trình độ sản xuất hạn chế, hàng hố khơng có khả năng cạnh tranh được với hàng hố của các nước phát triển. Vì vậy,
để có thể tồn tại được trong cạnh tranh thương mại toàn cầu thì việc nâng cao chất
lượng NNL là điều cần thiết và có ý nghĩa cấp bách nhất đối với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
- Thứ tư : Sự di chuyển lao động giữa các nước thành viên WTO
Trong quá trình hội nhập WTO sẽ diễn ra các dịng dịch chuyển lao động : xuất khẩu lao động từ các nước ít phát triển tới các nước phát triển, có nhiều việc làm và tiền công cao; di chuyển lao động chuyên môn kỹ thuật của các nước phát triển vào các nước tiếp nhận công nghệ (các chuyên gia khoa học công nghệ). Điều này giúp lao động trong nước có thể tiếp cận và nâng cao trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, quản lý từ lao động chuyên gia nước ngồi. Ngồi ra, cịn có dịng di chuyển trong nước. Những cơ hội việc làm được tạo ra bởi dòng FDI, nhất là ở những KCN và KCX, tạo nên dòng di chuyển lao động trong nước từ những vùng nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, từ nơi thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao. Như vậy, tác động của sự di chuyển lao động trong thời kỳ hội nhập WTO sẽ làm tăng thu nhập cho NLĐ, tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng NNL. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng là tập trung quá nhiều lao động từ khu vực nông thôn về thành phố và đây cũng là khó khăn cho thành phố trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho NNL. Như vậy, sự di chuyển lao động có tác động rất lớn đến số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO.
- Thứ năm : Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo do quá trình mở cửa và
hợp tác theo lộ trình gia nhập WTO
Cùng với việc cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào một số ngành dịch vụ, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đào tạo. Điều đó sẽ giúp cho giáo dục trong nước được tiếp cận với những công nghệ đào tạo tiên tiến,
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn từ những nước có nền giáo dục phát triển. Từ đó sẽ tạo điều kiện để đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo đang còn nhiều bất cập và yếu kém của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Tính “độc tơn” trong lĩnh vực này sẽ phần nào bị xóa bõ. Sự cạnh tranh sẽ diễn ra giữa hệ thống đào tạo trong nước và những tổ chức, trung tâm, trường quốc tế. Để tồn tại được thì bản thân các trường và cơ sở giáo dục đào tạo trong nước bắt buộc phải điều chỉnh toàn bộ hệ thống cả phương pháp, nội dung đào tạo theo huớng mở, tăng tính chun mơn, thực hành, hiện đại để bắt kịp trình độ giáo dục quốc tế và đáp ứng được yêu cầu đào tạo ngày càng cao hơn trong thời kỳ hội nhập. Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển NNL của TP.HCM.
Như vậy, phát triển NNL ở TP.HCM trong quá trình gia nhập WTO chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố. Nhận thức được sự tác động và vai trò của các yếu tố
đó đến sự phát triển NNL sẽ giúp chúng ta có những định hướng đúng đắn để phát
triển NNL.
1.2.3 Yêu cầu của việc phát triển nguồn nhân lực TP.HCM trong bối cảnh gia nhập WTO
Trong bối cảnh gia nhập WTO, NNL của quốc gia sẽ chịu nhiều yếu tố tác động khác nhau, vì vậy, yêu cầu phát triển NNL cũng sẽ có nhiều thay đổi so với trước đây nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Chẳng hạn, qua một cơng trình nghiên cứu của một cơng ty tư vấn quốc tế thăm dò ý kiến các vị chủ tịch và tổng giám đốc của 200 công ty xuyên quốc gia về vấn đề tuyển dụng nhân viên làm việc tại Trung Quốc cho thấy : trước đây các tiêu chuẩn thường được đưa ra ngoài tiêu chuẩn cơ bản về trình độ CMKT là : tính tốt, cần cù, trung thành, có trách nhiệm.... Nhưng ngày nay những tiêu chuẩn này đã thay đổi thành: có tính sáng tạo, có khả năng tư duy, xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, có tinh thần đồng đội, có khả năng diễn đạt, v.v.... Nói chung NNL phải được huấn luyện tốt. Vì vậy, quá trình hội nhập đặt ra những yêu cầu cao đối với sự phát triển NNL TP.HCM trên cả 3 phương diện : thể lực, trí lực và cả phẩm chất tâm lý xã hội nhưng với yêu cầu cao hơn.
nVề mặt thể lực : có sức khỏe tốt cả về mặt thể chất và tinh thần. Ngoài cơ
thể khỏe mạnh, sự dẻo dai cơ bắp thì sự sảng khối về tinh thần, thoải mái về tâm lý
đủ khả năng làm việc với áp lực cao, linh hoạt trong việc chuyển đổi cơng việc, đặc
biệt là có dễ dàng di chuyển địa điểm làm việc… là điều kiện không thể thiếu đối với NNL.
oVề mặt trí lực : một NNL có trình độ văn hóa, có trình độ chun mơn kỹ
thuật cao là đòi hỏi hàng đầu và là nhân tố quyết định sự thành công trong hội nhập. Sự phát triển NNL trong bối cảnh hội nhập cần đáp ứng những yêu cầu sau :
- Thứ nhất, cần phải làm một cuộc cách mạng về đào tạo ngành nghề trong xã
hội để chuẩn bị một đội ngũ lao động có trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu của
một hệ thống ngành nghề mới đang phát triển phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong bối cảnh gia nhập WTO và cuộc cách mạng KH - CN hiện đại dẫn đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
Trong quá trình hội nhập, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đã làm tăng mạnh nhu cầu lao động trong hai khu vực dịch vụ và công nghiệp kỹ thuật cao, trong khi đó giảm mạnh lao động trong khu vực nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình đào tạo và phát triển NNL, việc tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chun môn cao làm việc trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là những ngành cao cấp : ngân hàng, tài chính tín dụng, vận tải, du lịch, cơng nghệ thơng tin, bất động sản..và những ngành công nghiệp kỹ thuật cao nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển là một vấn đề cấp bách.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, thành phố còn phải hướng đến việc
đào tạo những con người thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt để phát
triển. Việc đào tạo một thế hệ mới các doanh nhân - những người lao động có tri thức – KH CN hiện đại, tri thức - năng lực kinh doanh - năng lực cạnh tranh để dẫn dắt doanh nghiệp giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế trong và ngoài nước, phải là mục tiêu cơ bản trong chính sách giáo dục – đào tạo của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
- Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc đào tạo NNL cần phải được đầu tư phát triển theo một phương châm mới, đó là đào tạo thường
xuyên - đào tạo suốt đời.
Do sự thay đổi nhanh chóng của KH - CN và do tính linh hoạt ghê gớm của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, kiến thức – kỹ năng trở nên dễ bị lạc hậu. Vì vậy, giáo dục & đào tạo phải trở thành một nhu cầu suốt đời của con người. Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp phải giúp con người có thể học thường xuyên - học suốt đời, và giáo dục phải chuẩn bị cho con người về nội dung và phương pháp để học thường xuyên - học suốt đời.
- Thứ ba, việc sử dụng phổ biến tiếng Anh trong giáo dục & đào tạo là một yêu cầu thiết yếu trong thời kỳ gia nhập WTO.
Tiếng Anh là ngơn ngữ tồn cầu, thứ tiếng của doanh nghiệp, của chính trị, của ngoại giao, là tiếng “mẹ đẻ” của ngơn ngữ máy tính và Internet. Sự phổ biến của tiếng Anh là sự thật không thể phủ nhận, và trong thực tế tiếng Anh là ngơn ngữ của tồn cầu hóa kinh tế. Muốn hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào thương mại tồn cầu thì phải biết sử dụng tiếng Anh, nó trở thành điều kiện bắt buộc và quốc gia, lãnh thổ nào giỏi tiếng Anh sẽ là một thế mạnh rất lớn trong quá trình hội nhập, mà Ấn Độ là một điển hình. Việc dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục thời kỳ hội nhập phải gắn liền với dạy tin học và ngược lại, dạy tin học gắn liền với dạy tiếng Anh. Đó được xem là cơng cụ bắt buộc cần phải có để có thể hội nhập vào kinh tế thế giới.
- Thứ tư, cần có đối sách giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám” khi thương mại hóa quốc tế trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo ngày càng phát triển, theo tiến trình gia nhập WTO.
Theo lộ trình gia nhập WTO thì chúng ta phải mở cửa cả trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Trong đó việc du học nước ngoài, du học tại chỗ … được coi là hành động xuất khẩu dịch vụ giáo dục – đào tạo và đây được xem là hình thức nhập khẩu tri thức khoa học cơng nghệ có hiệu quả cao của các quốc gia đang phát triển, trong đó có chúng ta. Tuy nhiên việc người học sau khi được đào tạo đã không quay trở về quê
hương làm việc, cống hiến đang trở nên phổ biến. Vì vậy thành phố cần phải có đối sách nhằm giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám” sau đào tạo bằng nhiều biện pháp, từ kinh tế tới chính trị, văn hóa, pháp luật, chế tài …
- Thứ năm : cần phải đánh giá đúng vai trị và nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao
động CNKT tay nghề cao.
Đây là yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển NNL trong thời kỳ hội nhập. Trong thời gian qua, chúng ta đã không đánh giá đúng vai trị và vị trí của đội ngũ lao động này và vì thế, chưa có sự đầu tư nghiêm túc để phát triển lao động nghề. Trong khi đó, khơng có sự tồn tại và phát triển của một quốc gia nào mà lại thiếu đội ngũ lao
động này. Để đảm bảo phát triển hiệu quả thì việc nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao
động CNKT là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Thứ sáu : cần phải nâng cao ý thức cơng dân, lịng u nước, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng. Những phẩm chất này sẽ giúp NLĐ có thể vượt qua được
những cám dỗ bời những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nơi đồng tiền với những