Khái quát về dân số TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 38 - 41)

7 .Kết cấu luận văn

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn

2.1.2 Khái quát về dân số TP.HCM

2.1.2.1 Quy mô, tốc độ tăng dân số

Theo thống kê chính thức năm 2007, dân số tịan thành phố là 6.650.942 người, chiếm 7,82% so với cả nước (85,106 triệu người) và chiếm 41% so với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 5.640.288 người ở thành thị và 1.010.654 người ở nông

thôn; 3.184.175 người là Nam, chiếm 47,9% tổng dân số. Trong tổng số dân sinh sống có hơn 500.000 người thuộc dân tộc Hoa. Mật độ dân số ở TPHCM là 3.175 người/

km2. Tuy nhiên số dân có mặt trong thành phố thường cao hơn, thêm khoảng 2 triệu dân ngoại tỉnh làm ăn tại thành phố theo mùa vụ, do vậy, mật độ dân số thực tế là thấp hơn nhiều.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu dân số trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001-2006 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dân số (1000 người) 5.449 5.659 5.867 6.063 6.240 6.425 6.651 N am (1000 nguời) Tỷ lệ (%) 2.627 48,2 2.729 48,2 2.830 48,2 2.920 48,2 2.997 48 3.082 48 3.184 48 Nữ (1000 người) Tỷ lệ (%) 2.822 51,8 2.930 51,8 3.037 51,8 3.143 51,8 3.243 52 3.343 52 3.467 52 Thành thị (1000 người) Tỷ lệ (%) 4.474 82,1 4.589 81,1 4.722 80,5 5.170 85,3 5.315 85,2 5.464 85 5.640 85 Nông thôn (1000 người)

Tỷ lệ (%) 975 17,9 1.070 18,9 1.145 19,5 893 14,7 925 14,8 961 15 1.011 15 Tốc độ tăng dân số (%) 3,8 3,8 3,7 3,4 3,0 3,07 3,5 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,3 1,27 1,43 1,3 1,03 1,07 1,06 Tỷ lệ tăng cơ học (%) 2,51 2,51 2,27 2,1 1,97 2,0 2,41

Nguồn : Xử lý tổng hợp từ niên giám thống kê TP.HCM các năm

Biểu trên cho thấy tốc độ tăng dân số ở TP.HCM là cao, tốc độ tăng dân số bình quân giai đọan 2001 – 2007 là 3,44%, mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là thấp, bình quân vào khỏang 1,21%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần

nhưng không nhiều, năm 2001 là 3,8% còn 3,5% năm 2007. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thành phố thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần (từ 1,3% năm 2001 đến 2007 là 1,06%). Như vậy, tốc độ tăng dân số cao chủ yếu là do tốc độ tăng dân số cơ học (bình quân giai đoạn 2001 – 2007 là 2,33% ). Điều này cho thấy nơi đây có sức hút rất mạnh đối với lao động đến từ các địa phương khác trong cả nước. Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 cho thấy TP. HCM có 1.767.290 người từ các tỉnh, thành phố khác đến làm việc và sinh sống, chiếm 29,15% dân số thành phố. Có nhiều lý do dẫn

đến tình trạng dân nhập cư về thành phố đông như vậy, nhưng lý do chủ yếu nhất vẫn

là việc làm và thu nhập. Theo khảo sát của Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM năm 2003, trong 800 người di cư đến thành phố tại 4 Quận, huyện có nhiều người nhập cư nhất thành phố thì có 51,4% người di chuyển tới thành phố vì lý do trên.

Nhìn chung dân số Nữ (chiếm 52,1% dân số) đông hơn dân số Nam và tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ dần (tỷ lệ Nữ năm 2000 là 51,8% tăng lên 52% năm 2007). Trong đó, dân số chủ yếu sống ở thành thị do q trình đơ thị hóa diễn ra quá nhanh (tỷ lệ này là 71,6% năm 1995, năm 2000 là 83% và đạt 84,8% năm 2007), và điều ngược lại diễn ra ở khu vực nông thôn (năm 1995, dân số nông thôn là 28,4%, năm 2000 là 17% và đến năm 2007 còn 15,2%). Phần lớn dân số sống bằng những nghề phi nông nghiệp, tính đến năm 2007 thì tỷ lệ dân số sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 96%.

Trong tất cả 19 Quận và 5 huyện của thành phố thì Quận Gị vấp có số dân đơng nhất (năm 2006 : 496.905 người; năm 2007 : 514.518 người) và huyện Bình chánh có dân số đơng nhất (năm 2006 : 330.605 người; năm 2007 : 347.278 người ). Tuy nhiên, mật độ dân số ở Quận 4 là cao nhất (45.532 người/km2 năm 2007) và ở huyện Hóc Mơn là cao nhất trong 5 huyện ngoại thành : 2.487người/km2 năm 2007. Ngược lại, có những quận mật độ dân số rất thấp : quận 9 : 1.941người/ km2; quận 2 : 2.679 người/km2 [phụ lục 2]. Nhìn chung dân số phân bố không đều và tập trung chủ yếu ở những quận nội thành.

Biến động dân số của thành phố trong thời gian từ 2001 – 2007 có xu hướng giảm dân số ở các quận trung tâm, quận nội thành, tăng nhiều ở các quận mới, các quận ven ngoại thành và các huyện. Nguyên nhân là người dân di dời do các dự án nâng cấp

đô thị đồng thời do nhu cầu cho thuê nhà để kinh doanh nên có sự giảm dân ra các quận

ven để sinh sống. Các quận mới, quận ven dân số tăng cao do phát triển kinh tế thành phố và đầu tư cho các KCX - KCN đã thu hút một lượng lao động nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước. Việc gia tăng dân số nhanh chóng của thành phố (bình qn giai

đọan 2001 – 2007 là 3,44%/ năm) tác động mạnh đến LLLĐ của thành phố, làm cho

LLLĐ hàng năm tương ứng tăng theo. Trong cơ cấu lao động của thành phố, lao động

ngọai tỉnh chiếm tỷ trọng rất cao. Đại bộ phận người dân từ các nơi đến thành phố làm

ăn sinh sống từ các nguồn sau :

- Số học sinh, sinh viên từ các tỉnh đến học tập tại thành phố HCM và tìm được việc làm sau khi học xong.

- Số lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các KCN – KCX tập trung của thành phố.

- Phần còn lại là nhập cư tự do theo nhóm đi tìm kiếm việc làm tại thành phố.

2.1.2.2 Chất lượng dân số

Theo kết quả điều tra dân số 1/10/2004, TP.HCM có 3,1% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học; 24,1% dân số có trình độ cấp 1; 34,1% có trình độ cấp 2;

29,4% có trình độ cấp 3; 9,3% có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH. Trình độ học vấn của dân số từ 5 tuổi trở lên của TP. HCM sau 5 năm tăng khá nhanh, tỷ lệ dân số có trình

độ CĐ, ĐH và trên ĐH tăng từ 7,7% năm 1999 lên 9,3% năm 2004, tỷ lệ dân số có

trình độ cấp 3 tăng từ 24% năm 1999 lên 29,4% năm 2004. Ngược lại, tỷ lệ chưa bao giờ đi học giảm từ 6,2% năm 1999 xuống còn 3,1% năm 2004.

Bảng 2.2 : Số năm đi học bình quân của dân số từ 10 tuổi trở lên

Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ

TPHCM 7,66 8,02 7,34 Các quận 7,95 8,32 7,61 Các huyện 6,1 6,41 5,82

Nguồn : Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004

Theo kết quả điều tra dân số 1/10/2004 cho thấy mặt bằng học vấn bình quân

dân số từ 10 tuổi trở lên ở TP.HCM qua chỉ tiêu số năm đi học bình quân là 7,66 lớp. Mức mặt bằng học vấn bình quân chung của các quận nội thành, quận mới là 7,95 lớp và mức mặt bằng học vấn bình quân chung của các huyện ngoại thành là 6,1 lớp. Số năm đi học bình quân Nam nhiều hơn Nữ ở cả các quận và huyện ngoại thành. Xét

trình độ học vấn qua chỉ tiêu số năm đi học bình quân của dân số, ta thấy trình độ học vấn của dân số thành phố thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)