Khái quát về tình hình giáo dục, đào tạo và các chính sách phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 49 - 58)

7 .Kết cấu luận văn

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn

2.1.5 Khái quát về tình hình giáo dục, đào tạo và các chính sách phát triển nguồn

nhân lực tại TP.HCM

2.1.5.1 Tình hình giáo dục – đào tạo

TPHCM là một trung tâm kinh tế – văn hóa lớn nhất cả nước, do vậy, ở đây có nhiều điều kiện để đầu tư phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo. Về cơ bản, thành phố là nơi có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nhiều và hiện đại nhất so với các tỉnh thành khác trong nước. Thành phố đã chú trọng đầu tư cho giáo dục – đào tạo.

 Về Giáo dục

Giáo dục mầm non

Bảng 2.10 : Trường, lớp, giáo viên, học sinh mầm non trên địa bàn TP.HCM

Năm học Chỉ tiêu

2000-2001 2005 – 2006 2006 – 2007 2007 – 2008 Trường học 520 533 598 617 Lớp học 3.779 5.608 6.246 6.580 Giáo viên (người) 5.547 9.356 10.544 11.476 Học sinh (người) 128.809 188.019 204.696 226.725 Số học sinh tính bình qn 1 lớp học (người) 34 34 33 34

Số học sinh tính bình qn 1 giáo viên (người) 23 20 19 20

Nguồn : Niên giám thống kê 2007

Số học sinh thuộc bậc học Giáo dục mầm non tăng mạnh từ 5.547 học sinh vào năm học 2000 – 2001 lên 226.725 học sinh năm học 2007 – 2008. Số giáo viên cũng tăng từ 5.547 giáo viên năm học 2000 – 2001 lên đến 11.476 giáo viên năm học 2007 – 2008. Số trường học cũng tăng từ 520 trường lên 617 trường năm học 2007 – 2008. Tất cả các chỉ tiêu về trường, lớp, học sinh, giáo viên qua các năm học đều tăng. Tuy nhiên, số học sinh bình quân trên 1 lớp và số học sinh bình quân trên 1 giáo viên là không tăng trong 3 năm học liên tiếp và đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục.

Trong hệ thống giáo dục của thành phố, loại hình đào tạo hệ cơng lập vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Trong số 607 trường mẫu giáo trên địa bàn thì có 366 trường công lập, bán công 38 và dân lập là 203 trường; trong tổng số 193.976 học sinh mẫu giáo thì có 111.569 học sinh hệ cơng lập, chỉ có 15.949 hệ bán cơng và 66.458 hệ dân lập. Tuy nhiên, qua số liệu ta cũng thấy rõ, hệ thống dân lập trên địa bàn thành phố phát triển khá mạnh (chiếm 33,44% về tổng số trường học; 34,54 tổng số giáo viên và 34,26% tổng số học sinh) [phụ lục 4]. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển của thành phố hiện nay.

Giáo dục phổ thơng

Tính đến năm học 2007 – 2008 thì tồn thành phố có 831 trường học dành cho học sinh phổ thơng. Trong đó có 467 trường cấp 1; 231 trường cấp 2 và 81 trường cấp 3; 2 trường cấp 1+ 2, 50 trường cấp 2+3. Có 927.751 học sinh các cấp, trong đó học sinh cấp 1 là đông nhất : 423.437, chiếm 45,6%, học sinh cấp 2 có 327.652 học sinh, chiếm 35,32%, học sinh cấp 3 chiếm 19,08%. Có 35.812 giáo viên, trong đó giáo viên cấp 1 là đơng nhất 14.275 người, chiếm 39,86% tổng số giáo viên. Số học sinh tính bình qn cho 1 giáo viên là 26, trong đó, số học sinh tính bình qn cho 1 giáo viên ở cấp 3 chỉ là 23; cấp 2 là 24; ở cấp tiểu học là 30. Bình quân 1 lớp học bậc tiểu học có 37 học sinh; ở cấp 2 là 43 học sinh; cấp 3 là 44 học sinh [phụ lục 5]. Tất cả các chỉ tiêu về Trường, lớp, học sinh, giáo viên của thành phố hệ công lập đều chiếm tỷ lệ cao so với các hệ dân lập và bán công [phụ lục 6].

Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học;

100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Năm 2002, Sở GDĐT TPHCM đã đón nhận cờ lưu niệm và quyết định cơng nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS do Bộ GDĐT trao tặng và trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này. Trong năm 2008,

ngành giáo dục phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc THPT.

Có một thực trạng là thành phố ln rơi vào tình trạng thiếu giáo viên ở cả 4 cấp học. Bắt đầu năm học mới thì Sở GD đều tuyển giáo viên đề phục vụ cho năm học mới. Năm 2008, Sở đã tuyển khoảng 4.322 giáo viên ở cả 4 bậc học để phân bổ về cho các quận, huyện, trong đó có khoảng 900 giáo viên tiểu học và gần 1000 giáo viên mầm non. Số giáo viên được tuyển năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, nhưng tình trạng thiếu giáo viên dường như vẫn còn là vấn đề mà các quận huyện lo ngại mỗi khi mùa tựu trường sắp tới. Theo báo cáo của Sở GD, mỗi năm sau khi tuyển xong, bình quân thành phố thiếu khoảng 1000 giáo viên

Ngun nhân, bình qn mỗi năm có khoảng 2000 giáo viên về hưu, còn số giáo viên do Sở tuyển một phần không đủ chi tiêu để ra, một phần không nhận nhiệm

sở khi được phân bổ. Mặt khác, do áp dụng Thông tư 35 của Bộ Giáo dục -đào tạo, hệ số giáo viên/ lớp cao hơn trước, bên cạnh đó, nhu cầu học hai buổi/ ngày tăng, một số trường bán công chỉ có 50% biên chế, khi chuyển sang cơng lập tự chủ tài chính nên khó tránh khỏi việc thiếu giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài nhiều năm nay, chủ yếu ở ngoại thành và các quận vùng ven, trong đó thiếu nhiều nhất vẫn là ở bậc tiểu học và mầm non. Một phần do số dân nhập cư tăng phải mở rộng trường lớp, phần khác giáo viên được bổ nhiệm về ngoại thành sau thời gian công tác theo qui định, họ

được chuyển về dạy ở nội thành, nên các vùng ngoại thành thiếu giáo viên. Tình trạng

này nếu khơng có những biện pháp khắc phục triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng giảng dạy.

 Về đào tạo

Trong năm học 2007, tồn thành phố có khoảng 104 trường ĐH, CĐ, THCN,

trong đó, có 77 trường thuộc hệ thống đào tạo cơng lập, chiếm 74,04%; có 22 trường

dân lập tư thục, chiếm 21,15% và 5 trường bán công, chiếm 4,8%. Tương ứng với khối lượng trường học, có 14.196 giáo viên, trong đó, giáo viên giảng dạy tại các trường ĐH là 10.072 người, chiếm 71% tổng số giáo viên trong các trường ĐH, CĐ và THCN. Tỷ lệ giáo viên thuộc các trường công lập là 55,4% tổng số giáo viên, giáo viên trường dân lập chiếm 15,23%. Sinh viên các trường công lập chiếm đa số (75,05%). Điều này cho thấy, hệ thống đào tạo cơng lập chiếm vị trí chủ đạo trong tồn bộ hệ thống đào tạo của thành phố về số trường học, giáo viên, sinh viên. Số lượng sinh viên đang học sau ĐH,

ĐH, CĐ và THCN của thành phố là 417.878 người, trong đó, số lượng học viên đang

học thạc sĩ, nghiên cứu sinh là 8.909 người, chiếm 2,13% tổng số sinh viên đang học; số sinh viên theo học ĐH, CĐ là 328.475 người, chiếm 78,61% tổng số sinh viên hiện có. Học viên theo học tại các trường THCN là 80.494 người, chiếm 19,3% tổng số sinh viên theo các hệ đào tạo. Ngoài ra, hàng năm, ước tính sơ bộ các trung tâm dạy nghề

tạo hiện nay của thành phố thì tỷ lệ giữa trình độ CNKT – THCN – CĐ, ĐH là : 1,04 – 0,24 - 1. Đây vẫn là một tỷ lệ không cân đối với yêu cầu phát triển kinh tế.

Bảng 2.11 : ĐH, CĐ, THCN năm học 2007 theo loại hình đào tạo năm 2007

Tổng số Cơng lập Bán công Dân lập, tư thục

Trường học 1.ĐH 2.CĐ 3.THCN 104 41 29 34 77 31 21 23 5 3 2 - 22 7 4 11 Giáo viên 1.ĐH 2.CĐ 3.THCN 14.196 10.072 2.627 1.497 11.201 7.863 2.145 1.193 833 570 263 - 2.162 1.639 219 304 Sinh viên 1.Trên ĐH 2.ĐH 3.CĐ 4.THCN 417.878 8.909 247.678 80.797 80.494 313.600 8.754 193.855 62.355 48.636 28.739 155 16.547 9.940 2.097 56.082 - 37.276 8.502 10.304

Nguồn : Niên giám thống kê 2007

Trong những trường ĐH công lập lớn của thành phố thì ĐH quốc gia (bao gồm : ĐH Bách khoa, ĐH KHTN và ĐH khoa học, xã hội – nhân văn) chiếm một lượng

sinh viên lớn nhất : 60.764 sinh viên. Nếu tính riêng lẻ thì ĐH kinh tế có số sinh viên

đơng nhất : 51.126 sinh viên, kế đến là ĐH Nông lâm : 23.980 sinh viên. Tuy nhiên,

lượng giảng viên giảng dạy tại trường Y Dược là đông nhất : 864 người; trường ĐH

Bách khoa là 845 người; ĐH Khoa học tự nhiên là 622 người.

Bảng 2.12 : Số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH và CĐ

2004 2005 2006 2007 Tổng số (người) 44.011 49.437 50.425 51.432

Nguồn : Niên giám thống kê 2007

Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố tăng qua từng năm, đạt 51.432 người năm 2007. Trong đó, ĐH quốc gia có lượng sinh

viên tốt nghiệp cao nhất : 17.749 sinh viên, chiếm 34,5%. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm chưa đủ đáp ứng theo nhu cầu nhân lực cho thành phố. Theo trung tâm gới thiệu việc làm TP.HCM, trong giai đoạn các năm 2007 đến 2010, bình quân mỗi năm trên địa bàn thành phố sẽ thu hút lao động cho 270.000 chỗ làm việc, trong đó 120.000 chỗ làm việc mới.

Theo Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, trong năm 2007, các khu vực kinh tế tại thành phố thu hút trên 250.000 lao động, trong đó 75.000 lao động phân bổ vào khu vực DN tư nhân trong nước, 80.000 lao động vào các khu chế xuất, khu công nghiệp và DN có vốn đầu tư nước ngồi, 60.000 lao động vào các cơ sở dịch vụ kinh doanh nhỏ, hộ kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, 35.000 lao động vào các DN nhà nước, cơng ty cổ phần có vốn nhà nước. Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng có trên 30% nhu cầu lao động chất lượng cao với các ngành nghề kỹ thuật công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế. Trong khi đó, lao động tốt nghiệp các trường

ĐH, CĐ hàng năm khoảng 50.000 người. Như vậy, lượng lao động chất lượng cao được

đào tạo hàng năm chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực trên địa bàn thành phố.

Một số ngành nghề có nhiều nhu cầu lao động thường xuyên là kỹ thuật cơ khí, hóa chất, kiến trúc, xây dựng vận hành máy, lắp ráp điện tử, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật

điện – điện lạnh, kế toán, điều hành kinh doanh, quản lý sản xuất, nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật và quản lý gồm có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức công việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố cũng cần tuyển nhiều lao động có nghề và lao động phổ thơng cho các ngành sản xuất điện tử, dệt, da, may, chế biến thực phẩm, tiếp

thị, phục vụ ăn uống, du lịch, bán hàng...  Tình hình dạy nghề

Trước yêu cầu phát triển của xã hội, thành phố đã nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng phải phát triển hệ thống dạy nghề. Không chỉ thành phố đầu tư bằng ngân sách mà ngày càng có nhiều cá nhân, DN thuộc các thành phần kinh tế, các hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội; ngoài ra các cơ quan đoàn thể khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực này (Liên đoàn Lao động, Hội phụ nữ, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của

người tàn tật, Hội bảo trợ trẻ em tàn tật…). Có thể thấy mạng lưới dạy nghề ở thành

phố qua [phụ lục 7].

Thành phố có khoảng 320 cơ sở dạy nghề, trong đó có 229 cơ sở đào tạo ngồi cơng lập, chiếm 71,6%. Trong năm 2006, thành phố đã tuyển 321.225 học viên tham gia vào các trường và cơ sở dạy nghề. Trong đó, học viên hệ dài hạn là 30.327 người; hệ ngắn hạn là 290.898 người. Số lượng học viên sau đào tạo tham gia vào các hoạt

động kinh tế là 43%. Trong năm 2007, TP.Hồ Chí Minh mở thêm 50 cơ sở đào tạo dạy

nghề mới, trong đó đầu tư nâng cấp 4 trường dạy nghề lên CĐ với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Về cơ cấu nghành nghề đào tạo : trong những năm qua, nhiều ngành nghề và

hình thức đào tạo đã được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của NLĐ cũng như thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài các ngành nghề truyền thống thì

thành phố cũng đã chú trọng đào tạo những ngành trong lĩnh vực công nghệ mới, trình

độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh như : kỹ thuật máy tính,

lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy vi tính, cơ điện tử – điều khiển tự động,

thiết kế thời trang, nghiệp vụ tài xế taxi, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp đồng, thẩm mỹ, các dịch vụ du lịch, làm vườn cây cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất lượng thực phẩm, sữa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nhà cao tầng…

Về hình thức đào tạo : ngồi hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch thì

nhiều hình thức mới được tổ chức : đào tạo tại chức với công nhân đang làm việc; đào

đào tại xí nghiệp; đào tạo có địa chỉ (cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của DN); bồi dưỡng nâng bậc thợ; đào tạo theo chế độ

“môđun” và liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để lấy bằng CNKT; đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về chương trình, kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.

Về đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao : thành phố là một trung tâm kinh

kỹ thuật trình độ cao rất lớn. Trước tình hình đó, các cơ sở dạy nghề đã chủ động phát triển mơ hình đào tạo lao động trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của thành phố. Thực tế, bên cạnh các trường ĐH, CĐ thuộc khối kỹ thuật, các cơ sở dạy

nghề đã tham gia có hiệu quả lĩnh vực đào tạo này.

Bảng 2.13 : Các nghành nghề đào tạo

Lĩnh vực đào tạo

Số cơ sở dạy nghề tham gia

đào tạo

Điện tử ( công nghiệp và dân dụng )

Công nghệ thông tin (lập trình, quản trị mạng, đồ họa)

Điện cơng nghiệp, dân dụng

Cơ khí chính xác (CAD, CAM, CNC) Cơng nghệ ô tô

Cơ điện tử

Hàn công nghệ cao Thiết bị viễn thơng Kỹ thuật chất dẻo

Hóa chất (thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp khác)

26 34 46 10 17 7 14 9 3 4

Nguồn : Sở lao động – thương binh và xã hội

Đội ngũ giáo viên

Đến năm 2006, tồn thành phố có 5.353 giáo viên tham gia dạy nghề, trong đó

có 3.749 giáo viên cơ hữu. Ngồi số được đào tạo chính quy đảm nhận vai trò cơ hữu tại các cơ sở, giáo viên dạy nghề còn được huy động từ nhiều nguồn, bao gồm các CNKT tay nghề cao, nhân viên nghiệp vụ có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, các giảng viên các trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu…thực hiện chiến lược phát triển

đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy, ngành thường xuyên phối

hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tin học, các lớp chuyên đề về kỹ thuật mới; hợp tác với trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM để chuẩn hóa sư phạm cho giáo viên. Đến cuối năm 2006, tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn 83%.

2.1.5.2 Những chủ trương, chính sách của thành phố về đầu tư phát triển nguồn nhân lực những năm qua

Trong những năm qua, thành phố cũng đã quan tâm phát triển NNL bằng một số chương trình, chính sách :

- Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2001 – 2006 ở nước ngoài bằng ngân sách.

Chương trình đã có 254 học viên được đưa đi đào tạo tại 14 quốc gia có nền

Giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Nhật... Số học viên của chương trình hồn thành học tập và nhận cơng tác là 160. Trong đó có 9 học viên được học bổng toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)