Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 32 - 38)

7 .Kết cấu luận văn

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến đào tạo, sử dụng nguồn

nhân lực TP.HCM

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

TP.HCM có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây Bắc, phía Đơng và Đơng Bắc giáp Đồng Nai, phía Đơng Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km. Diện tích tự nhiên là 2.095,24 km2, chia thành 24 quận, huyện với 317 phường, xã. TP.HCM nằm ở trung tâm Nam Bộ,

cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đơng Nam. Trung tâm thành phố cách bờ biển

Đông 50 km đường chim bay. Hiện nay, TP.HCM có 19 quận nội thành và 5 huyện

ngoại thành, cấp quận được chia thành nhiều phường, huyện chia thành nhiều xã, và thị trấn, trong đó Quận 1 là trung tâm hành chánh, kinh tế và giao dịch của thành phố. Các cơ quan đầu não của thành phố nằm trên địa bàn quận này.

Địa hình TP.HCM phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc,

với độ cao giảm dần theo hướng Đơng Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình TP.HCM thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các cơng trình xây dựng : dạng

đất gị cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng

19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Mơn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Mơn nằm dọc theo sơng Sài Gịn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2m, chiếm

khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).

Khơng có núi lửa, động đất, lụt lội, ít khi có bão lớn, thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, có khí hậu, thời tiết dễ chịu với hai

mùa khô và mưa. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung

bình năm 27,55 0C, khơng có mùa đơng. Mưa thì mau tạnh ráo và nắng thì khơng q nóng. Cảnh quan nơi đây phong phú và đa dạng, động thực vật đặc chủng và kho tàng tài nguyên nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt tiền thành phố thuộc vùng biển Nam Bộ, nơi có nhiều tiềm năng kinh tế biển như hải sản, dầu khí và tuyến hàng hải quốc tế. Cận kề thành phố là vựa lúa lớn nhất được viền quanh và đan xen bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng.

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khống sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu

của thành phố : nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu… Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhơm), than đá… đều khơng có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

Thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Có nhiều di tích lịch sử, cách mạng nổi tiếng, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hố, các cơng trình kiến trúc thời Pháp… và nhiều khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhiều cơng trình kiến trúc cổ, hệ thống các ngôi chùa cổ…. Đây là thế mạnh của thành phố trong việc phát triển kinh tế du lịch và những ngành nghề liên quan như đáp ứng các nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, thăm quan, giải

trí…của du khách đồng thời là lợi thế để thành phố phân bổ NNL trẻ và dồi dào theo hướng đa ngành nghề dịch vụ.

Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM có điều kiện để phát

triển KT - XH. Điều này tác động rất lớn đến việc đào tạo và sử dụng NNL của thành phố. Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hố

phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gịn.

Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản lĩnh, năng động,

dám nghĩ, dám làm. Con người thành phố ln thể hiện tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới; có khả năng chóng thích nghi và hội nhập vào điều kiện mới của nền kinh tế thị trường nhanh.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ, TP.HCM hiện nay là khu vực kinh tế trọng điểm

phía Nam và là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa, Giáo dục lớn nhất và năng động nhất của Việt Nam.

¾Về kinh tế : TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Kinh tế của thành phố đã tăng trưởng mạnh và ổn định trong những năm trở lại đây, luôn đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đọan 2001 – 2006 của thành phố là 11,2%, trong đó khu vực 1 có tốc độ tăng thấp nhất và khu vực 3 có tốc độ tăng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây [phụ lục 1].

 Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2007

Tốc độ tăng trưởng GDP so với năm 2006 là 12,6%. Cơ cấu các ngành kinh tế

đang chuyển dịch đúng hướng, đóng góp vào con số 12,6% đứng đầu là khu vực dịch

vụ (7,76%). Đây cũng là năm thứ bảy kinh tế TP liên tiếp tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (từ 9,5% năm 2001 đến 12,6% năm 2007) và cao nhất từ trước đến nay. - Tổng GDP năm 2007 : 228.795 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó :

+ Ngành công nghiệp : 106.160 tỷ đồng, chiếm 46,4% GDP.

+ Ngành dịch vụ : 119.660 tỷ đồng, chiếm 52,3% GDP, trong đó các ngành

dịch vụ cao cấp : bưu chính viễn thơng, tài chính – ngân hàng, du lịch có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

+ Ngành nông nghiệp : 2.975 tỷ đồng, chiếm 1,3% GDP.

- Tổng thu ngân sách đạt trên 89.255 tỷ đồng, tăng 26,37%, vượt trên 18.625 tỷ đồng so với năm 2006; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 84.500 tỷ đồng.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gần 2,9 tỷ USD.

- Chỉ tiêu giảm nghèo của TP đã về đích trước kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, số hộ nghèo (thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/năm) chỉ còn 1,9%.

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn TPHCM đạt 2.180 USD. - Dân số : 6.650.942 người; mật độ dân số : 3.175 người/km2.

- Số người được giới thiệu việc làm trong năm : 259.149 người. - Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị : 5,6%.

- Số cơ sở y tế : 456.

- Số bác sĩ, nha sĩ /1000 người dân : 9,3 - Số thư viện : 26.

Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu: điện, điện tử (bao gồm điện tử kỹ

thuật cao), cơ khí, hố chất, phần mềm, dệt may, giày da, luyện kim, dầu khí, sản xuất ơ tơ, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến nông, lâm sản và

nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm 2007, cơng nghệ sản xuất nhìn chung của TP.HCM hiện rất lạc hậu. Trong thời gian từ năm 1997-2007, ngành cơng nghiệp của TP.HCM có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức bình quân trên

13%. Từ năm 1995 đến nay, chính quyền TP.HCM áp dụng nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có có hàm luợng tri thức, hàm luợng KH - CN cao và có hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tỷ trọng của các ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động trong tổng sản lượng công nghiệp của thành phố được giảm xuống như ngành dệt may từ 14,3% xuống còn

13,1%, chế biến thực phẩm-đồ uống giảm từ 28,9% xuống còn 17%....Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu đào tạo NNL thành phố trong thời gian tới theo hướng tăng lao động các ngành công nghiệp có hàm lượng KH - CN cao, có hiệu quả kinh tế đồng thời giảm lao động trong các ngành công nghiệp công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động.

Trong những năm qua, nhiều ngành công nghiệp liên tục phát triển. Để đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, chính quyền TP.HCM

đã có nghị quyết tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện-điện tử-

công nghệ thơng tin; cơ khí; hóa chất và chế biến tinh lương thực thực phẩm giai đoạn 2006-2010 với tổng kinh phí 3,5 tỷ USD. Các cơ sở này được nhanh chóng đầu tư về mọi mặt chuyển sang phát triển về chiều sâu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả có tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, với mục tiêu đưa

TP.HCM trở thành thành phố cơng nghiệp có cơng nghệ cao của Vùng KTTĐPN và của Việt Nam vào năm 2015-2017 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đề ra.

Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới, nhu cầu về NNL trong các ngành công nghiệp mũi nhọn là rất lớn và sẽ là trọng tâm của việc đào tạo NNL trong lĩnh vực công nghiệp thành phố.

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Nhiều tập đồn lớn của nước ngồi đến TP.HCM khảo sát mơi trường kinh doanh và ký kết các hợp đồng đầu tư. Riêng năm 2007, tổng vốn FDI

đổ vào thành phố gần 2,9 tỷ USD. Đây cũng là một nhân tố làm tăng thêm nhu cầu về

lao động của thành phố trong những năm trở lại đây và những năm sắp tới, đặc biệt là nhu cầu về lao động trình độ cao ngày càng tăng.

TP.HCM có 3 KCX, 12 KCN. Phần lớn các DN trong KCX, KCN có trình độ cơng nghệ trung bình và dưới trung bình, quy mơ nhỏ và vừa. Ngành nghề đầu tư trong KCX, KCN rất đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung ngành may công nghiệp, da giày, thú nhồi bông, túi xách, dệt, chế biến thực phẩm, là những ngành sử dụng nhiều lao động. Nơi đây đã thu hút khoảng hơn 200.000 lao động, phần lớn là lao động nhập cư, trẻ

và đặc biệt là lao động nhập cư. Theo dự báo nhu cầu lao động thì đến năm 2010, các KCN, KCX cần khoảng 500.000 lao động phổ thơng và có trình độ trung học cơ sở và trung cấp, công nhân lành nghề là cao nhất. Như vậy, việc tập trung nhiều KCX, KCN

đã thu hút một LLLĐ rất lớn và nhu cầu về lao động nghề là rất cao. Đây là một trong

những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo lao động thành phố trong thời

gian tới. Ngoài ra, hiện nay thành phố có1 khu cơng nghệ cao và công viên phần mềm Quang Trung là 2 trung tâm thu hút lao động KH – CN của thành phố và cả nước và nhu cầu lao động cũng ngày càng tăng cao.

Thành phố là hạt nhân trong Vùng KTTĐPN và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Ngân sách lớn tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, có tác động rất lớn đến chất lượng NNL của thành phố.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 13,7 tỷ USD, tăng 12,46% so với năm 2005. Cơ sở vật chất ngành thương mại được

tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Năm 2007, ngành dịch vụ đã đóng góp 52,5% GDP thành phố. Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm trong đó năng suất lao động của Thương mại là 51,6 triệu

đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ [22]. Sự hoạt động mạnh

mẽ của lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại đã thu hút một lượng lao động

lớn, bao gồm cả lao động phổ thông và lao động cao cấp. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành du lịch thành phố cũng phát triển mạnh. Năm 2007, doanh thu ngành du lịch đạt

13.250 tỷ đồng. Hiện nay đào tạo NNL cho ngành du lịch đang là vấn đề mang tính cấp bách trong chiến lược phát triển NNL của thành phố.

TP.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn

đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu

của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập

trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao… vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây…sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM sẽ trở thành một đại đô thị, là trung tâm của

vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, là một trong những trung tâm công nghiệp, KH - CN và dịch vụ của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Với hiện trạng kinh tế thành phố hiện nay đặt ra yêu cầu đào tạo NNL trình độ cao, đặc biệt là NNL làm việc trong lĩnh vực dịch vụ nhằm đáp ứng với sự phát triển kinh tế thành phố hiện nay cũng như trong thời gian tới, khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)