Nguyên nhân và những nhân tố tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 65 - 69)

7 .Kết cấu luận văn

2.2 Một số vấn đề cấp thiết trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực

2.2.2 Nguyên nhân và những nhân tố tác động

Những vấn đề tồn tại trong việc đào tạo và sử dụng NNL thành phố trong thời gian qua xuất phát từ một số nguyên nhân sau :

- Thứ nhất : mặc dù là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, có GDP và

thu nhập bình quân đâu người cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (năm 2007 : 2.180USD/người) nhưng về cơ bản, thành phố là một tỉnh thành thuộc một quốc gia

đang phát triển nhưng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp ngang với các nước

chậm phát triển với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cịn cao trong tổng GDP, lao

động trong nơng nghiệp lớn (56% lao động trong nông nghiệp), thành phố phải chịu

những tác động từ những chính sách chung về giáo dục, đào tạo và về NNL của cả

nước, vì thế, khơng thể thốt khỏi tình trạng chung là lao động chân tay còn rất lớn và lao động qua đào tạo thấp (gần 55%).

- Thứ hai : thành phố chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát

triển và sử dụng NNL cho q trình phát triển thành phố ít nhất là đến năm 2020. Điều này dẫn đến việc quy hoạch, phát triển và sử dụng NNL giữa các ngành còn chồng

chéo; chưa có những dự báo cũng như nhu cầu lao động trong từng ngành nghề cụ thể.

Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong việc xây

dựng một NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói riêng cũng như của một quốc gia nói chung và cần phải được đặt lên hàng đầu trong tổng thể các giải pháp phát triển NNL. Đặc biệt, thành phố chưa thực sự chủ động trong việc chuẩn bị NNL đáp

ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh gia nhập WTO nên đã thực sự bị động khi tiến

hành hội nhập, nhất là về NNL yếu và thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Thứ ba : chất lượng đào tạo trong hệ thống GD – ĐT của thành phố còn chưa cao. Nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường, cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành, thường tạo ra sự thụ động đối với người học; giáo viên thiếu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy… Do đó, chất lượng NNL sau đào tạo thường bất cập.

Người học thường ít vận dụng được những gì sau khi học, hoặc muốn làm việc được thì người học phải chấp nhận qua một q trình “đào tạo lại” khơng chỉ lãng phí về tiền của mà cịn lãng phí về thời gian, cơ hội nghề nghiệp v.v.. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới và gia nhập WTO hiện nay thì những hạn chế, bất cập đó đã và đang là một trở ngại lớn địi hỏi cần có sự cải cách và đổi mới cho phù hợp.

Bên cạnh đó, việc đào tạo vẫn chưa theo yêu cầu xã hội vì chưa có sự “hợp

tác” giữa 3 nhà : nhà tuyển dụng, nhà đào tạo và nhà quản lý, do vậy, dẫn đến tình

trạng cung và cầu về lao động chưa gặp nhau. Trong đó, nhà trường vẫn còn còn thụ

động trong việc chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm tìm tạo ra các “sản phẩm” đầu ra đáp ứng được nhu cầu xã hội mà vẫn loay hoay đào tạo theo cái mình có. Nhà

tuyển dụng lại q thờ ơ với trách nhiệm của chính mình trong việc đào tạo NLĐ, xem như đó là trách nhiệm và là bổn phận của riêng nhà đào tạo, chưa chủ động mạnh dạn “đặt hàng” theo yêu cầu, chưa sẵn sàng hợp tác với nhà đào tạo trong việc hỗ trợ người học trong q trình “học đi đơi với hành” … Nhà quản lý chưa có những chính sách hỗ trợ nhằm định hướng nghề nghiệp cho NLĐ cũng như các biện pháp phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho nhà đào tạo phát huy tính năng động và cả những chính sách thiết

thực nhằm hỗ trợ cho việc “kết hợp” giữa 2 nhà : đào tạo và sử dụng. Những ngun nhân đó dẫn đến tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu lao động trong

nhiều ngành của nền kinh tế.

- Thứ tư : Xã hội nhận thức chưa đúng về đào tạo nghề nghiệp, nên địa vị của trung cấp chuyên nghiệp hay trung cấp nghề trong thực tế không được coi trọng. Chưa

có biện pháp thiết thực nhằm thực hiện chủ trương phân luồng học sinh phổ thông nên không thu hút được nhiều học sinh vào các lọai hình đào tạo nghề nghiệp. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do tâm lý xã hội, cịn tồn tại tình trạng coi trọng bằng cấp, không coi trọng CNKT và THCN trong khi nhu cầu của xã hội về hai đối tượng này ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, dẫn đến sự mất cân đối trầm trọng giữa lao động có trình

độ CĐ, ĐH và THCN, CNKT, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” lâu nay. Đặc điểm nổi

bật của người dân Việt Nam nói chung và người dân thành phố nói riêng là tâm lí trọng khoa cử, trọng bằng cấp. Thông thường, học sinh bậc THPT dù có học lực thế nào cũng

đăng kí dự thi vào một trường ĐH nhất định, rất ít học sinh ngay từ đầu lựa chọn giải

pháp học nghề. Điều này xuất phát từ nghịch lý hiện nay ở nước ta nói chung và thành phố nói riêng cha mẹ lo việc học hành của con cái, đầu tư tiền của cho con học, nhưng việc làm, quyền lợi của con họ thì khơng biết sẽ ra sao khi đã học xong. Mọi thứ tốn kém đều do cha mẹ học sinh chịu, nhưng DN và xã hội hưởng kết quả (có quyền lực

chọn sử dụng theo nhu cầu của mình). Chính vì vậy nên việc chọn ngành nghề đào tạo, cấp học của học sinh phần lớn là theo ý của cha mẹ học sinh, họ muốn việc làm của con cái sau khi tốt nghiệp phải xứng đáng với công sức, tiền của mà họ đã đầu tư. Tâm lý nay càng trở nên phổ biến hơn ở TP.HCM, nơi được xem là trung tâm kinh tế lớn

nhất cả nước với thu nhập bình quân đầu người cao và đặc biệt là địa phương tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn và uy tín của cả nước. Muốn thay đổi tâm lý này cần phải có sự nỗ lực chung từ Nhà nước, DN và xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trị quản lý,

điều hành, chi phối; DN hấp dẫn, thu hút đội ngũ CNKT và THCN bằng tuyển dụng và

chính sách tiền lương; tồn xã hội cần có cuộc vận động làm cho ai cũng thấy được học nghề có vị trí quan trọng và được xã hội đánh giá cao.

Ngoài ra, hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thiếu các thông tin dự

báo về nhu cầu đào tạo theo ngành nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động ở thành phố. Chưa có sự quan tâm, tham gia tích cực vào q trình đào tạo ở nhà trường của

các cơ sở sử dụng lao động nên chưa tạo được cầu nối giữa đào tạo – sử dụng lao động. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề không đúng mức và chưa hợp lý, chế độ chính sách lạc

hậu nhưng chưa có những giải pháp thỏa đáng để giải quyết kịp thời những mâu thuẩn

đang tồn tại giữa một bên là địi hỏi ngày càng cao về chất lượng, đơng đảo về số lượng

và một bên là khả năng và điều kiện còn rất hạn chế của các cơ sở đào tạo.

- Thứ năm : Chưa có chính sách sử dụng lao động hợp lý, đặc biệt là lao động có trình độ cao trong khu vực Nhà nước dẫn đến thất thốt, chảy máu chất xám. Mơi

trường làm việc và chính sách dùng người cịn nhiều bất cập. Thu nhập thấp, không tương xứng với kết quả lao động và sự cống hiến của NLĐ; cơ chế sử dụng lao động không hợp lý, không cho phép khai thác được năng lực chuyên môn và thế mạnh của NLĐ, chưa có cơ chế phát hiện và đãi ngộ nhân tài một cách xác đáng, đặc biệt trong thời Việt Nam gia nhập WTO, NLĐ có nhiều cơ hội hơn để tìm một cơng việc mới với một môi trường làm việc tốt hơn, với những sự đãi ngộ tương xứng…dẫn đến tình

trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực Nhà nước sang các khu vực có vốn đầu tư nước ngồi và khu vực dân doanh. Ngoài ra, thành phố cũng chưa thực sự đẩy mạnh chính

sách thu hút người tài từ khắp nơi trên đất nước về làm việc ở đây, đặc biệt là đội ngũ lao động trình độ cao đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

- Thứ sáu : Đầu tư cho giáo dục – đào tạo chưa cao và chưa hiệu quả. Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ đầu tư cho giáo dục – đào tạo hàng năm của thành phố có tăng theo sự tăng trưởng kinh tế nhưng sự đầu tư đó vẫn cịn q thấp (năm 2005 : 0,83%

GDP ; năm 2006 : 0,89% GDP; năm 2007 : 0,91% GDP). Nếu so với tỷ lệ đầu tư của những nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Mỹ : 6,7% GDP, Hà Lan : 6,7% GDP, Nhật Bản : 5% GDP, Pháp : 5,7% GDP; Xingapore : 18,1% GDP, Malaixia : 19,4% GDP, Hàn Quốc : 19,6% GDP, Trung Quốc : 14,6% GDP [phụ lục 8,9] thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo của thành phố vẫn còn thấp.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)