Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 69 - 73)

7 .Kết cấu luận văn

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố đến năm

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế – xã hội

1. Phát triển phải mang tính bền vững. Bền vững trong lĩnh vực kinh tế là đảm bảo cho nền kinh tế thành phố phát triển lâu dài. Do đó, cần tạo các nền tảng cơ bản cho phát triển dài hạn, bền vững và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

2. Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội. Đặt con người vào trung tâm của phát triển và các mục tiêu sau cùng là nhằm phát triển con người. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại.

3. Kinh tế TP.HCM là kinh tế đô thị, khác với kinh tế quốc gia. Phát triển đô thị và phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau. Thực chất của phát triển kinh tế thành phố là giải quyết các vấn đề phát triển đô thị.

4. Phát triển thành phố phải gắn với phát triển vùng. Thành phố là hạt nhân phát triển của Vùng KTTĐPN. Do đó, các quy họach, định hướng phát triển của thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng.

5. Giai đoạn sắp tới là giai đoạn mà kinh tế cả nước sẽ hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Là thành viên WTO, thành phố sẽ tiếp tục đàm phán, ký

kết và thực hiện các cam kết mậu dịch tự do với các nước khu vực. Kế hoạch và chiến lược phát triển thành phố cần đặt trong bối cảnh hội nhập như trên. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là của DN cần xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Quan điểm của thành phố là chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển. Phải sử dụng cho

được cơng cụ hội nhập đề làm địn bẩy phát triển thành phố.

3.1.2 Mục tiêu phát triển TP. HCM đến năm 2020

Căn cứ xây dựng định hướng chiến lược về phát triển thành phố được dựa trên các văn bản pháp lý quan trọng như Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị (20-NQ/BCT) ngày 18/11/2002 về phát triển TP.HCM, Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị (53-NQ/BCT) ngày 29/08/2005 về phát triển Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, Quyết định 146/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 13/08/2004 về phát triển Vùng Kinh tế

Trọng điểm phía Nam, Quyết định 123/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/05/2006 về

triển khai thực hiện Nghị Quyết 53 của Bộ Chính trị về phát triển Đông Nam bộ và

Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, các văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố, và tham khảo đến các định hướng quy họach phát triển thành phố trước đây. Ngòai ra, các định hướng và mục tiêu đề ra còn căn cứ vào phân tích thực trạng KT - XH thành phố, bối cảnh trong và ngồi nước tác động lên q trình phát triển thành phố trong tương lai.

Mục tiêu tổng quát phát triển thành phố là xây dựng TP.HCM trở thành một thành phố XHCN văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng thành phố trở thành trung tâm lớn

về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á.

(1) Về kinh tế, thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển của mình. Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi hội tụ của giới kinh doanh. Xây dựng thành phố thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á.

(2) Về đô thị, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, là một thành phố xanh và sạch, là một đô thị sông nước phù hợp với thổ nhưỡng Nam bộ. Phát triển thành phố

hợp (10 triệu người không kể khách vãng lai). Thành phố là hạt nhân của Vùng đô thị TP.HCM, nối kết với các tỉnh xung quanh.

(3) Về KH - CN, xây dựng thành phố thành một trung tâm KH - CN lớn của cả nước và của Đông Nam Á. Thành phố tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tăng cường tiềm lực khoa học của thành phố, khi đủ

mạnh sẽ đi vào chọn lọc nghiên cứu các nội dung khoa học và công nghệ qui mô lớn, hiện đại, góp phần tích cực tạo ra bước phát triển đột phá vào những năm giai đoạn

2015-2020.

(4) Về GD - ĐT, y tế, thành phố sẽ là một trung tâm lớn về GD - ĐT chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng chất lượng GD của thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung các chi nhánh, cơ sở ĐT có uy tín của nước ngồi ở Việt Nam.

(5) Về xã hội, xây dựng thành phố thành một thành phố kiểu mẩu XHCN kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Chú trọng vấn đề giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, phát triển lấy con người làm trung tâm.

(6) Về văn hóa, xây dựng thành phố thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước, phát triển các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao. Kết hợp hài hịa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí; đưa văn hóa thực sự là nền tảng của sự phát triển thành phố.

(7) Về an ninh chính trị và trật tự xã hội, phải luôn luôn được ổn định và phải

được xem như là tiền đề của sự phát triển.

Có thể hình dung một cách tổng qt, sau năm 2020, thành phố phải thật sự trở lại vị trí “Hịn ngọc Viễn đông”, là một trong những thành phố hiện đại, phát triển

nhanh và năng động nhất khu vực Đơng Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

TP.HCM sẽ vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm tài chính và dịch vụ cao cấp của cả nước. Cơ cấu kinh tế của thành phố sau năm 2020 sẽ giống cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế phát triển (hậu công nghiệp), với

các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối. Thành phố sẽ trở thành đơ thị mang tính tồn cầu. Đời sống kinh tế thành phố gắn chặt với đời sống kinh tế thế giới thông qua

vô số các mối liên kết kinh tế trên mạng viễn thơng và internet tồn cầu, là cửa ngõ giao lưu quan trọng nhất về kinh tế của Việt Nam với bên ngoài.

3.1.3 Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2020

Dự báo đến năm 2020, cơ cấu GDP giữa các ngành của thành phố sẽ là :

Bảng 3.1 : Cơ cấu GDP của TP.HCM năm 2010 và 2020

2007 2010 2020

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp (%) 1,0 0,8 0,5 Công nghiệp – xây dựng (%) 47,2 47,5 40,0 Dịch vụ (%) 51,8 51,7 59,5

Nguồn : Viện kinh tế thành phố

Về cơ cấu kinh tế, sau 2010, công nghiệp và xây dựng cơ bản ổn định, tiếp tục gia tăng tỉ trọng dịch vụ trong GDP thành phố, tiếp tục giảm dần nông nghiệp, chuyển

đổi nông nghiệp theo hướng nông nghiệp chất lượng cao. Dự báo cơ cấu kinh tế cụ thể

của thành phố đến năm 2020 :

- Công nghiệp và xây dựng: 40% - Dịch vụ: 59,5%

- Nông nghiệp: 0,5%

Trong công nghiệp và xây dựng, tiếp tục đầu tư cho các ngành cơng nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, tự động, viễn thông, tin học. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công nghiệp, phát triển các ngành công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.

Trong nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng khơng cịn sản xuất nông nghiệp thuần túy, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp. Đến 2015 trở thành trung tâm

cung cấp giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao cho cả nước. Đến 2020, trở thành

vươn tầm khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Khuyến khích phát triển các ngành nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm với hàm lượng khoa học kỹ thuật và giá trị cao.

Trong dịch vụ, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của 9 nhóm ngành mũi nhọn. Giai

đoạn 2010- 2020, tập trung cho 6 nhóm ngành sau : tư vấn tài chính- tín dụng- ngân

hàng- bảo hiểm; dịch vụ bưu chính- viễn thơng trong đó đẩy mạnh việc kinh doanh

mua bán sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông; dịch vụ tư vấn; KH - CN; y tế và tư vấn GD - ĐT chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)