Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực TP.HCM đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 79 - 112)

7 .Kết cấu luận văn

3.2 Định hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

3.2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực TP.HCM đáp ứng

yêu cầu gia nhập WTO

Chiến lược phát triển KT - XH trong bối cảnh gia nhập WTO đặt ra yêu cầu xây dựng và phát triển NNL có chất lượng ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển

của thành phố. Để làm được điều đó có thể thực hiện một số giải pháp :

3.2.3.1 Nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng, phát

triển và nâng cao chất lượng NNL của thành phố trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay; xây dựng, triển khai chiến lược phát triển NNL thành phố từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

 Thứ nhất : Nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng NNL của thành phố trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay

Trong quá trình đổi mới và bước vào “sân chơi” toàn cầu, so với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, thành phố khơng có nguồn lực gì nổi trội. Do đó, để q trình phát triển và gia nhập WTO thành công, đưa HCM trở thành thành phố XHCN, văn minh, hiện đại; đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển nhanh và bền vững, trở thành trung tâm lớn về nhiều mặt của đất nước và khu vực Đông Nam Á như mục tiêu mà thành phố đã đề ra thì nhân tố quyết định cho sự

thành cơng đó chính là NNL. NNL thành phố vốn còn yếu kém về nhiều mặt : số lượng, chất lượng và cơ cấu. Những bất cập đó đã và đang ngày càng bộc lộ rõ và trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển của thành phố thời gian qua. Nếu khơng khắc phục kịp thời, nhanh chóng những yếu kém, hạn chế của NNL thì chắc chắn đó sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của thành phố trong thời gian tới, khi Việt Nam đang ngày càng

hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì vậy, để có thể hội nhập thành cơng và đạt được mục tiêu đã đề ra thì việc xây dựng, phát triển và phát huy nguồn lực con người, xây dựng NNL thành phố ngày càng nâng cao về chất lượng được xem là nhân tố quyết định nhất và là “chìa khóa” quan trọng để đi đến

thành cơng trong q trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

 Thứ hai : Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển NNL thành phố từ nay

đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Trên cơ sở định hướng về phát triển KT - XH thành phố đến năm 2020, cần phải xây dựng chiến lược phát triển NNL thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030. Nội dung và cách thức triển khai chiến lược phải bảo đảm tính tồn diện phù hợp với nhu cầu và năng lực của thành phố. Trong đó, cần đề ra và thực hiện các mục tiêu cụ thể theo lộ trình, tất nhiên, các mục tiêu nói trên có thể được điều chỉnh, thay đổi tùy theo điều kiện hồn cảnh cụ thể trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của

thành phố trong thời gian tới.

Để làm được điều này, trước mắt, cần phải có sự nhất quán trong khâu tổ chức

quản lý, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ trong đường lối, chính sách giữa Bộ giáo dục, sở giáo dục, các cơ quan lãnh đạo của thành phố, các DN trên địa bàn và đặc biệt là các cơ sở đào tạo. Trong chiến lược này nhất thiết cần phải quy hoạch lại toàn bộ hệ thống

đào tạo NNL thành phố trong thời gian qua với cơ cấu ngành nghề, số lượng, chất

lượng và tất cả những biện pháp, chính sách đầu tư, tổ chức đào tạo… nhằm đạt được

những mục tiêu đề ra. Chiến lược được xây dựng phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp

với điều kiện, năng lực của thành phố nhưng quan trọng nhất phải cung ứng NNL có

chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố nói riêng cũng như cho cả nước nói

chung. Điểm quan trọng nhất của chiến lược đó là mục tiêu hướng đến thị trường. Nói cách khác, chiến lược này phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập và phát triển, từ đó, xây dựng các giải pháp cụ thể.

Với tỷ lệ 54% lao động có trình độ CMKT (trong đó lao động có bằng cấp chỉ 28%) như hiện nay thì rõ ràng là một yếu kém cho thành phố trong quá trình phát triển và hội nhập. Đây là vấn đề mang tính vĩ mơ và dài hạn, vì vậy, khó có thể đạt được

mục tiêu này trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề căn cơ và cốt lõi

đối với NNL thành phố nói riêng cũng như của một quốc gia nói chung, do vậy, cần

phải có hệ thống giải pháp đồng bộ với lộ trình cụ thể, phù hợp và hiệu quả nhằm đạt

được mục tiêu này. Có thể thực hiện một số giải pháp sau :

- Tăng số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng hệ thống các trường ĐH, CĐ,

THCN và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng xét cho cùng, nếu muốn tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo thì khơng thể khơng tăng quy mơ hệ thống các cơ sở đào tạo, đây là vấn đề bắt buộc. Tuy nhiên, đi kèm với việc tăng quy mô, số lượng các cơ sở đào tạo dứt khoát phải có một cơ chế quản lý,

giám sát chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan, ban ngành chức năng nhằm tránh tình trạng mở trường tràn lan, kém hiệu quả và lãng phí. Chúng ta phải thực hiện theo tinh thần “nhanh nhưng không vội”.

- Để thực hiện được điều này cần phải phải giải quyết các vấn đề về : tăng số

lượng và chất lượng giảng viên; tăng cường và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy; đặc biệt, phải nâng cao nhận thức của người dân trong việc ý

thức trang bị nghề nghiệp cho bản thân, làm cho họ nhận thức được học tập vừa là quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội để từ đó, họ có định hướng và nỗ lực trong việc cố gắng trang bị cho mình một nghề nhất

định bằng việc học tập trong một cơ sở đào tạo nào đó, phù hợp với điều kiện, hồn

cảnh của bản thân. Chỉ có nghề nghiệp mới là điểm tựa vững chắc nhất cho tương lai, học là con đường duy nhất để sống và làm việc thành công. Để làm được điều này cần

phải có sự nỗ lực của tồn xã hội và các chính sách cụ thể, thiết thực của các cơ cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan và đặc biệt là của các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân có thể dễ tiếp cận hơn với các loại hình giáo dục đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của người học.

- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề về số lượng, và đặc biệt là chất lượng nhằm thu hút một lực lượng lớn lao động xã hội tham gia vào. Làm tốt điều này góp phần nâng

cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành phố (vì hiện nay tỷ lệ lao động có trình độ

CNKT và THCN ở thành phố còn rất thấp) một các hiệu quả hơn, ít tốn kém, ít lãng phí hơn và nhanh hơn. Điều này càng trở nên bức thiết hơn với thực tế hiện nay của thành phố là đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động này. Vì vậy đây là giải pháp rất quan

trọng nhằm tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong hội nhập.

3.2.3.3 Nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng

lao động đã qua đào tạo, khắc phục tình trạng lao động sau đào tạo vẫn không thể

làm việc theo nhu cầu của nhà sử dụng trong chính chuyên ngành đã học, giảm thiểu q trình đào tạo lại gây lãng phí cho về tiền của, thời gian …cho người học và xã hội.

 Đầu tư nâng cao mạng lưới cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hệ thống

giáo dục

Nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục hướng đến chuẩn tiên tiến để cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản và kiến thức ứng dụng, từ đó nhằm tạo tiền đề ban

đầu để chuẩn bị đào tạo đội ngũ NNL theo nhu cầu xã hội. Có thể thực hiện bằng các

giải pháp cơ bản như sau :

- Cải thiện và nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất các trường từ mẫu giáo,

tiểu học, THCS và THPT. Cung cấp sách giáo khoa, tài liệu học tập và các trang thiết bị, phịng thí nghiệp, đồ dùng dạy học cho học sinh.

- Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các cấp đã tồn tại từ nhiều năm và có xu hướng ngày càng gia tăng bằng những biện pháp cụ thể như : phối hợp giữa Sở giáo dục và các trường trên địa bàn nhanh chóng xây dựng chiến lược giáo dục cho từng giai

đoạn (5 năm, 10 năm, 20 năm), trong đó, cần tính tốn và dự báo nhu cầu về học sinh,

giáo viên cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn và những yếu tố tác động đến. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ giáo viên, tránh tình trạng bị động vì

thiếu giáo viên như hiện nay; Sở giáo dục đặt chỉ tiêu giáo viên cho các trường ĐH,

CĐ, trung cấp sư phạm trong từng năm học căn cứ trên chỉ tiêu dự báo để các trường sẽ tự tìm giải pháp nhằm đạt chỉ tiêu mà Sở giáo dục đề ra; Sở giáo dục nên mở rộng đối tượng xét tuyển giáo viên cho những người không nằm trong diện hộ khẩu, KT3, thay vào đó là những thỏa thuận cơ bản về quyền và nghĩa vụ cũng như những chứng minh của người dự tuyển sẽ làm việc trong một thời gian nhất định. Điều này sẽ huy động được đội ngũ giáo viên đông đảo hơn từ khắp nơi có mong muốn giảng dạy; huy động đội ngũ giáo viên đã về hưu nhưng còn đủ sức khỏe, lịng u nghề, tiếp tục cơng tác

giảng dạy dưới dạng hợp đồng thỉnh giảng.

- Nâng cao chất lượng giáo viên giáo viên bằng cách nâng cao chất lượng sinh viên các trường sư phạm, thường xuyên chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên, bồi

dưỡng, đào tạo lại giáo viên các cấp. Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những giáo viên chưa đạt chất lượng bằng ngân sách

thành phố; thường xuyên tổ chức các cuộc thi chất lượng giáo viên dạy giỏi cấp quận, huyện để nâng cao trình độ và khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy đồng thời các trường phổ thông cần được cung cấp các phương tiện dạy học hiện đại để

có thể đổi mới phương pháp dạy học một cách hữu hiệu.

- Nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên bằng chính sách tiền lương hợp lý.

 Cải tiến hệ thống đào tạo của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của

thị trường trong bối cảnh gia nhập WTO

Hệ thống đào tạo cần phải được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó có thể tạo ra một NNL chất lượng cao có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển KT –

XH trong thời kỳ mới – hội nhập WTO. Cải tiến theo những hướng cụ thể sau:

Về chuyên môn, tay nghề của NNL

- Phát huy vai trò Hội đồng giáo dục ĐH của Thành phố trong việc góp ý với Bộ giáo dục và đào tạo điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy ở bậc ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp. Phấn đấu 2020, 100% các trường đạt tỉ lệ giảng viên trên sinh

viên là 1/20, tăng số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ nhằm đảm bảo chất lượng đào

tạo.

- Rà soát và quy hoạch lại hệ thống trường CĐ, ĐH trên địa bàn TP.HCM theo hướng nhà nước tập trung đầu tư nâng cấp một số trường trọng điểm quốc gia tiến tới

đat chuẩn quốc tế và khu vực với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo NNL cho thành phố và các tỉnh phía Nam. Khuyến khích phát triển hệ thống

trường dân lập, tư thục đồng thời tăng cường hệ thống quản lý của Nhà nước nhằm

ngăn chặn sự xuất hiện tràn lan nhiều trường kém chất lượng.

- Nhanh chóng hồn chỉnh quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa nhằm phục vụ yêu cầu phát triển KT – XH trong thời kỳ hội nhập. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển hệ thống trung tâm dạy nghề, đào tạo

nghề trong DN, các cơ sở dạy nghề tư nhân, các làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng phong phú của thị trường lao động.

- Đẩy mạnh sự hợp tác liên kết giữa 3 đơn vị : cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở

đào tạo và các đơn vị sử dụng NNL nhằm cập nhật thông tin nhu cầu của xã hội, từ đó

tiến hành quy hoạch số lượng và cơ cấu lao động trong từng ngành nghề cụ thể phù hợp nhu cầu xã hội; điều chỉnh nội dung giảng dạy hướng mạnh vào kỹ năng thực hành

chuyên môn của người học, giảm tỷ lệ sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Trong đó : + Nhà trường cần phải nhanh nhạy nằm bắt nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển kinh tế để nâng cao năng lực đào tạo theo nhu cầu đồng thời cần phải chủ động trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Đây được xem là nhân tố tích cực nhất. Để tồn tại tại trong thời kỳ hội nhập, ngoài những kiến thức cơ bản về chuyên

môn, nhà trường cần bồi dưỡng thêm cho sinh viên các kỹ năng khác (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy và thay đổi bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…), tích cực mở rộng mối quan hệ nhà trường - DN, phải cho sinh viên có sự cọ xát ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường để khi ra trường, sinh viên mới không bị

+ Cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách phù hợp và thơng thống tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt hoạt động của mình; thường xuyên tổ chức

những chương trình, hoạt động nhằm phổ biến và cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, về nhu cầu lao động xã hội và đặc biệt là định hướng, chiến lược phát triển KT - XH của thành phố trong từng giai đoạn, từ đó giúp người học có những định

hướng nghề nghiệp cho mình và nhà đào tạo nắm bắt được xu hướng đào tạo. Đồng

thời cần phải ban hành các chính sách quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà sử dụng NNL về việc hợp tác, hỗ trợ các cơ quan đào tạo trong quá trình đào tạo lao động, vì xét cho cùng, nhà sử dụng là người cuối cùng hưởng kết quả đào tạo của xã hội, do vậy, học không thể thờ ơ hoạt động của các cơ quan đào tạo.

+ Nhà sử dụng NNL cần phải trực tiếp “đặt hàng” cho các cơ sở đào tạo với số lượng và yêu cầu cụ thể đồng thời phải có trách nhiệm hỗ trợ sinh viên, học viên trong quá trình thực tập, tập sự cọ xát với thực tế ngay khi các trường yêu cầu; tổ chức giao lưu với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, khảo sát sinh viên, tập sự viên từng năm, chia sẻ kinh nghiệm cũng như những yêu cầu công việc trong thực tế; thực hiện các chương trình hỗ trợ học tập về mặt vật chất để khuyến khích người học phát huy

năng lực sáng tạo, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên khi ra trường.

- Để đào tạo nhân lực theo nhu cầu đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 79 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)