Lao động đang làm việc trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 46 - 49)

7 .Kết cấu luận văn

2.1 Tổng quan về nguồn nhân lực và thực trạng vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn

2.1.4 Lao động đang làm việc trên địa bàn TP.HCM

2.1.4.1 Lao động đang làm việc chia theo ngành kinh tế

Số người đang làm việc của thành phố tăng đều qua các năm và đạt trên 2,7

triệu lao động năm 2006, chiếm 62,93% tổng NLĐ, trong đó lao động nữ chiếm trên 53,84% lao động đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần qua các năm, từ 6,78%

thành thị của cả nước là 5,2% năm 2006). Cơ cấu lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 50,08%; khu vực công nghiệp - xây dựng: 44,78%; cơ cấu lao động trong khu vực nơng nghiệp giảm dần qua các năm và cịn 5,15%. Như vậy, trong cơ cấu lao động đang làm việc ở thành phố thì lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp là rất thấp, trong đó, ngành thủy sản chiếm một tỷ lệ rất ít (0,56%), mặc dù thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực này. Điều này cho thấy, kinh tế thành phố chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp và nơi đây tập trung phần lớn lao động có trình độ chun mơn cao, vì đặc trưng của 2 ngành này là lao động có chất xám cao. Riêng trong ngành cơng nghiệp – xây dựng thì cơng nghiệp chế biến có số lượng lao động tham gia cao nhất (1.020.743 người). Lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 50% lao động của thành phố, trong đó, lao động trong ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất (15,04%). Trong năm 2007 thì cơ cấu lao động tiếp tục dịch chuyển rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục giảm do tác động của q trình đơ thị hóa ở khu vực ngoại thành. Như vậy có thể thấy lao động ngày càng chuyển dịch theo hướng phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Cũng theo Sở LĐ TB và XH, năm 2007, các khu vực kinh tế cần 30% lao động có trình độ CMKT cao trong tổng số 250.000 lao động. Tỉ lệ này sẽ gia tăng vào những năm kế tiếp, nhất là trong bối cảnh thành phố đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế theo hướng giảm dần các ngành nghề sử dụng công nghệ thấp, thâm dụng lao động bằng những ngành nghề công nghệ hiện đại, sử dụng lao động có hàm lượng chất xám cao. Có một thực tế là từ hiện trạng lao động đến DN, nhà đào tạo, kể cả các cơ quan hoạch định chính sách nhân lực, đều chưa kịp “trở mình” trước sự thay đổi quá nhanh của thị trường lao động.

Bảng 2.8 : Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế 2000 2005 2006 Chỉ tiêu Trị số (người) Cơ cấu (%) Trị số (người) Cơ cấu (%) Trị số (người) Cơ cấu (%) Tổng số (người) 2.241.434 100 2.676.420 100 2.776.981 100

I.Khu vực I (nông – lâm nghiệp – thủy sản)

142.091 6,34 145.282 5,43 142.834 5,15

1.Nông nghiệp - lâm nghiệp 133.902 5,97 130.254 4,87 127.351 4,59 2.Thủy sản 8.189 0,37 15.028 0,56 15.483 0,56

II. Khu vực II (công nghiệp – xây dựng)

1.087.242 48,51 1.226.932 45,84 1.243.514 44,78

1.CN khai thác mỏ 3.238 0,14 3.837 0,14 3.953 0,14 2.CN chế biến 919.559 41,03 1.015.773 37,95 1.020.743 36,76 3.SX và phân phối điện, khí

đốt và nước

13.063 0,58 13.661 0,51 14.075 0,51

4.Xây dựng 151.382 6,76 193.661 7,24 204.743 7,37

III. Khu vực III (Dịch vụ) 1.012.101 45,15 1.304.206 48,73 1.390.633 50,08

1.Thương mại 334.353 14,92 408.425 15,26 417.715 15,04 2.Khách sạn – nhà hàng 154.816 6,91 138.587 5,18 145.907 5,25

3.Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

114.071 5,09 159.555 5,96 178.705 6,44

4.Tài chính – tín dụng 9.585 0,43 24.842 0,93 26.667 0,96 5.Hoạt động KH và công nghệ 2.575 0,12 3.087 0,12 3.181 0,11 6.Kinh doanh tài sản và tư vấn 84.851 3,79 175.748 6,57 202.622 7,3

7.Giáo dục đào tạo 79.264 3,54 90.36 3,38 94.040 3,39 8.Các hoạt động dịch vụ khác 232.586 10,35 303.602 11,34 321.796 11,59

Nguồn : Niên giám thống kê TP HCM

2.1.4.2 Lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế

Bảng 2.9 : Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế

2000 2005 2006 Chỉ tiêu Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Số người (người) Cơ cấu (%) Tổng số 2.241.434 100 2676.420 100 2776.981 100

1.Nhà nước 2.Tư nhân

3.Có vốn đầu tư nước ngồi 597.566 1.573.038 70.830 26,66 70,18 3,16 530.466 1.966.633 179.321 19,82 73,48 6,7 510.131 2.049.690 217.160 18,37 73,81 7,82

Nguồn : Xử lý tổng hợp từ số liệu thống kê TP.HCM và kết quả điều tra lao

động việc làm 1/7 hàng năm

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta thấy tính tới thời điểm 1/7 /2006 trên địa bàn thành phố, lao động làm việc trong thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 18,37% tổng lao động đang làm việc. Nếu so với những năm trước thì tỷ lệ lao động trong thành

phân kinh tế này đã giảm nhiều (năm 2000 : 26,66%, năm 2005 : 19,82%). Điều này một phần vì trong giai đoạn Nhà nước chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước, giải thể, sáp nhập một số DN làm ăn không hiệu quả đồng thời đây cũng là thời kỳ thành phố thực hiện chủ trương tinh giảm bộ máy nhà nước gọn, nhẹ và hiệu quả. Chính vì vậy, một bộ phận lớn lao động đã được giảm trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, lao động trong thành phần kinh tế tư nhân và đặc biệt là kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài tăng mạnh (năm 2000 : 3,16%, năm 2005 : 6,7%, năm 2006 : 7,82%). Điều đó xuất phát từ việc Nhà nước chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển bằng hàng loạt các chính sách, biện pháp cụ thể. Trong năm 2007, TP.HCM tiếp tục là một trong những địa phương thu hút nguồn vốn

FDI lớn nhất cả nước (khoảng 2,9 tỷ USD). Điều này góp phần làm tăng mạnh lao

động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới giai đoạn 2006 2020 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)