1.2.2 .Vai trò và đặc điểm của Marketing ngân hàng
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
2.3.1.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Thuật ngữ đối thủ cạnh tranh được đề cập nhiều nhất trong các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp và marketing doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh của một NHTM (sau đây gọi là đối thủ cạnh tranh) là tập hợp các chủ thể kinh doanh thực hiện cung cấp sản phẩm dịnh vụ thỏa mãn các dịch vụ về Ngân hàng – tài chính với những ảnh hưởng làm suy giảm lợi ích của NHTM trong phạm vi không gian, thời gian nhất định. Do đó, phân tích đối thủ cạnh tranh trở thành một phần quan trọng và tất yếu trong công tác lập và triển khai kế hoạch chiến lược tại mỗi NHTM.
Tính đến năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 7 nhóm chính bao gồm 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, khơng kể Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; 35 Ngân hàng thương mại cổ phần và 4 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đang xúc tiến để trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị; 37 chi nhánh ngân hàng nước ngồi; 6 ngân hàng liên doanh; 9 cơng ty tài chính; 12 cơng ty cho th tài chính; và 1 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với hơn 20 chi nhánh và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. (Tham khảo thêm phần 2- Sơ đồ tổ chức của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam trong Phụ lục 3- Một số sơ đồ, bảng biểu.)
Tại thành phố Hồ Chí Minh các NHTMCP, NHTM quốc doanh, Ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều và sức cạnh tranh càng lớn. Bảng liệt kê dưới đây chỉ đưa ra một số ngân hàng đối thủ cạnh tranh và điều đó có nghĩa là số đối thủ sẽ cịn lớn hơn. (Tham khảo thêm phần 3 - Bảng: Thống kê một số ngân hàng đối thủ cạnh tranh
của ACB trong Phụ lục 3- Một số sơ đồ, bảng biểu.)
Trên thực tế hiện nay, ACB có hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Sacombank và EAB. Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh (phần 4 - Bảng: Ma trận các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của ACB trong Phụ lục 3- Một số sơ đồ, bảng biểu.), có thể thấy
hiện ACB đang dẫn đầu về tổng số điểm là 3,17. Theo sau là Sacombank 2,74 và EAB là 2,09 . Nếu xét về khiá cạnh chiến lược thì hiện nay, ACB ứng phó khá hiệu quả với các yếu tố bên trong và bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại nhất của ACB hiện nay là Sacombank với ưu thế về vốn và mạng lưới chi nhánh đang đuổi bám rất sát ACB về thị phần. Một đối thủ khác cũng đáng lo của ACB là EAB. Do vậy, việc xây dựng chiến lược của ACB cần hướng đến sự hoàn thiện điểm yếu so với Sacombank và thực hiện phòng thủ đối với EAB.
Gần đây nhất là sự kiện 2 Ngân hàng Hongkong Thượng Hải (HSBC) và Standand Chartered (SCB) được cấp phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngồi trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới London vừa qua đã trở thành mối lo ngại cho nhiều ngân hàng trong nước bởi vì đây là những ngân hàng có vốn đầu tư khổng lồ, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến... Trong giai đoạn sắp tới, với sự gia nhập của những tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010. Sau thời gian đó, quy mơ hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Rủi ro đối với ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng sẽ tăng cao do các ngân hàng nước ngồi nắm quyền kiểm sốt một số tổ chức tài chính trong nước thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết; một số tổ chức tài chính trong nước có rủi ro cao và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh yếu.