1.2.2 .Vai trò và đặc điểm của Marketing ngân hàng
3.2. Một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Ngân hàng thƣơng mạ
3.2.3.2. Chỉnh sửa hệ thống pháp lý nhằm phục vụ quá trình hội nhập
Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà sốt và đối chiếu tồn bộ các quy định và văn bản hiện hành và tính tương thích của các quy định và văn bản luật này với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ này nên được tiến hành càng sớm càng tốt để xác định các lỗ hổng về
mặt pháp lý, các trở ngại, các khác biệt và mâu thuẫn giữa hệ thống các quy định pháp lý.
Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước cần có ngay các sửa đổi và cập nhật với hệ thống pháp lý hiện hành nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động trong môi trường nhất quán và ổn định. Những sửa đổi đó phải tính đến sự tương tác và phù hợp với các luật khác cũng như các thơng lệ quốc tế ví dụ như quy định về tỷ lệ an tồn vốn, phịng ngừa và giải quyết rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…
Việc xây dựng các quy định, chính sách và cơ chế mới phải phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trước hết là tập trung vào thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định Khu vực tự do Thương mại ASEAN và cũng như các cam kết theo Tổ chức Thương mại Thế giới. Quá trình này cũng phải giải quyết các vấn đề mới nảy sinh của thị trường và nhu cầu tiêu dùng như: quy định về hoạt động và đảm bảo an toàn của các ngân hàng điện tử, quy định về hướng dẫn và quản lý các dịch vụ phái sinh (Futures Contract, Option và SWAP) và các quy định liên quan đến các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài và hiện diện thể nhân.