Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó khơng có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.
Những điều kiện làm tăng áp lực của nhà cung ứng có xu hướng ngược lại với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Một nhóm cung ứng được xem là mạnh nếu:
a. Chỉ có một số ít các nhà cung ứng
Khi một số ít các nhà cung cấp nắm quyền thống trị toàn bộ hoạt động của nhóm và nhóm có mức độ tập trung cao hơn so với ngành tiêu thụ hàng hóa của nhóm. Trong trường hợp này, nhà cung ứng sẽ tạo ra được các áp lực về giá cả, chất lượng, và về phương thức thanh toán.
b. Khi sản phẩm thay thế khơng có sẵn
Khi bị người cung ứng ép, khách hàng có thể chọn giải pháp khác bằng cách sử dụng các sản phẩm thay thế. Nhưng khi các sản phẩm thay thế là khơng có sẵn thì người mua khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi những sản phẩm của người cung ứng. Trong trường hợp này, áp lực của nhà cung ứng sẽ tăng lên.
c. Khi người mua thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp
Trong trường hợp này, ảnh hưởng của người mua tới nhà cung cấp là rất nhỏ bé và có thể nói là khơng có tiếng nói. Vì vậy, khả năng mặc cả của người mua sẽ giảm và áp lực của nhà cung ứng sẽ tăng lên.
d. Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng
Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng, các yếu tố đầu vào đó quyết định sự thành cơng hay
thất bại của khách hàng trong quá trình sản xuất – kinh doanh và duy trì chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong trường hợp các loại vật tư đó khơng thể cất giữ được nghĩa là không cho phép cơng ty trong ngành dự trữ thì quyền lực của nhà cung ứng mạnh hơn bao giờ hết
e. Khi các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi khách hàng của người mua
Khi các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi khách hàng của người mua. Yếu tố này có tác dụng ngăn cản hay đe họa người mua khi lựa chọn các nguồn cung ứng đầu vào khác, vì rất có thể sẽ làm cho khách hàng của người mua mất sự tin tưởng vào sản phẩm của họ.
f. Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp
Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp như các chi phí thay đổi thiết kế, đào tạo lại nhân viên, chi phí đặt hàng tồn kho… Trong trường hợp này, áp lực của nhà cung cấp sẽ tăng lên khi người mua khó có thể từ bỏ họ.
g. Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước
Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước nghĩa là kiểm sốt ln cả phía đầu ra của họ thông qua đầu tư mở rộng hoặc mua đứt người mua. Trong trường hợp này càng làm cho các cơng ty trong ngành gặp khó khăn trong việc cải thiện các điều khoản về mua bán.