.2 So sánh với các chuẩn mực của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình kiểm toán chẩn đoán doanh nghiệp áp dụng tại các công ty kiểm toán , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

Một số giới hạn của so sánh theo thời gian có thể được khắc phục bởi việc so sánh vị trí của doanh nghiệp với những chuẩn mực của ngành và những nhà cạnh tranh chủ yếu của nó. Ba ưu điểm của phân tích so sánh như sau:

- Sự sáng tỏ về việc nó có đưa ra những chiến lược hoặc hoạt động nào dẫn đến hoàn thiện hoặc làm suy giảm thành tích

- Có khả năng cho việc nhận ra hoặc dự đoán trước những thay đổi trong chiến lược của các đối thủ cạnh tranh

- Có khả năng cho đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành

Nói chung những chuẩn mực của ngành là những tiêu chuẩn để so sánh hữu ích nhất khi quy mơ và chiến lược của doanh nghiệp trong cùng một ngành là tương đối giống nhau, như trong trường hợp của các ngân hàng vùng và các tiện ích cơng cộng. Khi quy mơ và chiến lược của các nhà cạnh tranh dường như khác biệt, có thể là cần thiết giới hạn so sánh trong nhóm chiến lược của doanh nghiệp. Giữa các ngành ln có sự khác biệt lớn về cấu trúc, các nhân tố thành công cốt lõi, và sức mạnh tương đối của những áp lực cạnh tranh của nó

II.2.3.3 Nhận dạng các nhân tố thành công cốt lõi và các nhà cạnh tranh

Các nhân tố thành công cốt lõi (Critical success factor) là một số ít các nhân tố nhưng là những lĩnh vực quan trọng trong đó những kết quả tốt sẽ đảm bảo thực hiện cạnh tranh thắng lợi cho tổ chức và ngược lại.

Việc nhận dạng các nhân tố thành cơng cốt lõi của ngành đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ trở nên hữu ích hơn nếu nó bao gồm việc nhận dạng các nhà cạnh tranh chủ yếu và so sánh với các nhà cạnh tranh này về các nhân tố thành công cốt lõi.

II.2.4 Kết hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài (Phương pháp SWOT)

II.2.4.1 Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu có tính then chốt

a. Những cơ hội và nguy cơ chủ yếu (Opportunities and Threats) Các cơ hội và nguy cơ được rút ra khi khảo sát mơi trường bên ngồi và bên trong, có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ được rút ra từ đây, chính điều này sẽ làm cho các nhà quản trị bị nhiễu trong q trình phân tích và đánh giá. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải xác định cho

được đâu là các cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà doanh nghiệp cần phải quan tâm

trong quá trình hình thành chiến lược

Cơ hội chủ yếu là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối

với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó đạt giá trị lớn nhất.

Nguy cơ chủ yếu là những nguy cơ mà tích số giữa mức tác động khi

nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra của nguy cơ đó, đạt giá trị lớn nhất.

Ở đây cần lưu ý mấy vấn đề:

- Cùng một sự kiện nhưng sự tác động ảnh hưởng của nó đến từng doanh nghiệp rất có thể khác nhau, điều này do đặc tính của từng ngành kinh doanh, và những mục tiêu chiến lược của từng doanh nghiệp quy định.

- Có những biến cố mặc dù xác suất xảy ra rất nhỏ, nhưng vì sự tác động của nó hết sức lớn khi xảy ra, thậm chí có thể làm cho doanh nghiệp phá sản.

- Cơ hội và nguy cơ là hai khái niệm khác nhau song nó có thể chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là cơ hội sẽ biến thành nguy cơ khi cơ hội đó khơng được doanh nghiệp khai thác mà lại rơi vào tay đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp. Ví dụ, khi hãng có cơ hội mở quầy bán hàng tại một trung tâm bán hàng mới, nếu hãng quyết định không theo đuổi cơ hộ này và đối thủ cạnh tranh lại mở được quầy bán hàng tại đây, thì như vậy cơ hội đã biến thành nguy cơ. Trường hợp ngược lại, do hãng có những cố gắng trong việc giảm thiểu những nguy cơ để

quyết định xâm nhập vào thị trường mới mà hãng đã tạo ra một cơ hội mở rộng sản xuất.

b. Xác định điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi (Strength and weakness)

Quá trình đánh giá và phân tích mơi trường bên trong của doanh nghiệp cần phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, và việc thực thi những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây, các nhà quản trị chiến lược phải xem xét các yếu tố với tư cách là các hoạt động trong dây chuyền giá trị và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và với đối thủ cạnh tranh chính.

Để góp phần phân biệt các yếu tố trong ma trận SWOT, sau đây là một số liệt kê minh họa các yếu tố liên quan đến từng nhóm trên:

Các điểm mạnh Các điểm yếu

Sản phẩm có chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh

Hiệu suất của các hoạt động tồn kho thấp

Thiết kế độc đáo Hiệu suất của việc bồ trí mặt bằng sản xuất và thiết kế các bước cơng việc cịn thấp

Tổ chức các hoạt động dịch vụ có hiệu quả

Vấn đề nghiên cứu thị trường trong việc nhận dạng các nhu cầu và phân khúc khách hàng chưa quan tâm đúng mức

Tiếp cận được các nguồn nguyên liệu với giá rẻ đảm bảo chất lượng

Chất lượng của mối quan hệ làm việc giữa các bộ của phòng nghiên cứu phát triển và các bộ phận khác chưa tốt

Hệ thống phân phối và bán hàng mạnh Môi trường làm việc chưa khuyến khích được sự sáng tạo và đổi mới

Thực hiện tốt các quan hệ về chính trị và pháp lý

Thủ tục mua sắm nhà xưởng, máy móc và nhà xưởng cịn cản trở u cầu của công việc chung

Quan hệ với khách hàng tốt Cịn có những bất ổn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Xử lý kịp thời những khiếu nại của khách hàng và tạo được danh tiếng về chất lượng sản phẩm

Hệ thống kiểm soát các chi phí chưa thật tốt

Các cơ hội Các đe dọa

Những quan tâm của chính phủ đối với ngành kinh doanh

Sự xuất hiện ngày càng tăng các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh

Những ưu đãi về thuế quan nhằm bảo trợ sản xuất trong nước

Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế

Cơ hội trong việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài

Nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái

Cơ hội trong việc mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và các nước khác

Nguy cơ lạm phát , những biến động bất lợi của hệ thống tỷ giá ngoại tệ

Những cơ hội trong việc chuyển giao công nghệ

Sự bùng nổ của công nghệ mới và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ Những thay đổi thuận lợi trong hành vi

người tiêu dùng

Sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng

Các phương tiện tín dụng mới Những thay đổi trong các quy định của pháp luật, và những chủ trương mới của chính phủ

Những thuận lợi của tỷ giá ngoại tệ Những thay đổi mới trong các biểu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình kiểm toán chẩn đoán doanh nghiệp áp dụng tại các công ty kiểm toán , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)