Ngoài các hoạt động chủ yếu gắn trực tiếp với các sản phẩm và dịch vụ, trong dây chuyền giá trị của cơng ty cịn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ được gọi là các hoạt động hỗ trợ. Nhờ các hoạt động này mà các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, tùy theo thành phần của các hoạt động chủ yếu trong dây chuyền giá trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách linh hoạt. Tuy nhiên, dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động chẳng hạn như: quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua, và cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp.
Giống như các hoạt động chủ yếu, mỗi hoạt động hỗ trợ này có thể được tiếp tục phân chia thành nhiều hoạt động riêng rẽ.
Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ, huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động. Quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị. Toàn bộ các chi phí của quản trị nguồn nhân lực là khơng dễ dàng xác định, bao gồm các vấn đề phức tạp như chi phí thuyên chuyển của những người lao động và tất cả các khoản chi trả cho các nhà quản trị cấp cao. Rất nhiều các khoản chi phí cho quản trị nguồn nhân lực đang gia tăng một cách nhanh chóng.
Nâng cao kỹ năng của người lao động và duy trì những quan hệ lao động tốt là rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị và giảm các chi phí. Bằng việc huấn luyện người lao động trong nhiều công việc, người lao động phản ứng với thị trường nhanh hơn thông qua việc tăng chất lượng, năng suất và sự thỏa mãn đối với công việc.
b. Phát triển công nghệ
Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động giá trị trong một tổ chức. Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động từ việc phát triển sản phẩm và quá trình sản xuất cho đến việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Điều này có nghĩa sự phát triển cơng nghệ vượt ra ngoài khái niệm phát triển và nghiên cứu truyền thống. Nói cách khác, phát triển cơng nghệ mở rộng xa hơn những công nghệ chỉ được áp dụng cho một mình sản phẩm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thấy rằng đầu tư vào công nghệ cũng là một nguồn rủi ro cho các hoạt động kinh doanh. Không chỉ là những khoản đầu tư lớn được thực hiện mà cịn có rất nhiều bất trắc liên quan tới nhiều nhân tố, như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, sự bắt chước một cách nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh, và sự thay đổi ngay trong công nghệ.
c. Mua sắm
Mua sắm đề cập tới chức năng thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Những hoạt động này bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước, và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất cũng như máy móc, thiết bị, và nhà xưởng. Các nhân tố đầu vào được thu mua là quan trọng đối với các hoạt động chủ yếu cũng như đối với các hoạt động hỗ trợ. Do vậy, các doanh nghiệp phải thấy rằng ngay
cả khi tiết kiệm một tỷ lệ nhỏ trong những chi phí này cũng có thể có những ảnh hưởng to lớn đến năng lực lợi nhuận của doanh nghiệp. Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện – như việc giám sát chặt chẽ các hư hỏng – có thể dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốn hơn với mức chi phí thấp. Hơn nữa, những hoạt động khác có liên quan tới việc tiếp nhận và sử dụng những yếu tố đầu vào cũng có thể được hồn thiện.
d. Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp
Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như tài chính và kế tốn, những vấn đề luật pháp và chính quyền, hệ thống thơng tin và quản lý chung. Cấu trúc hạ tầng đóng vai trị hỗ trợ cho tồn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá trị kể cả các hoạt động chủ yếu cũng như các hoạt động hỗ trợ khác còn lại trong dây chuyền giá trị. Những chi tiêu liên quan đến các hoạt động của cơ sở hạ tầng đơi khi được xem như những chi phí quản lý cố định. Tuy nhiên, các hoạt này có thể là nguồn của lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, những ngành cơng nghiệp bị quy định chặt chẽ bởi các quy định của chính phủ dành rất nhiều thời gian và tiền của cho các hoạt động luật pháp và chính quyền để mang tới một mơi trường luật pháp thuận lợi.
e. Tài chính và kế tốn
Chức năng tài chính và kế tốn đóng vai trị quan trọng trong quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thơng qua năng lực trong việc tăng vốn từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn, từ việc thiết lập ngân sách tinh vi, và từ việc hiểu biết và thực hiện có hiệu quả các hệ thống kế tốn chi phí phù hợp. Trong việc quản lý danh mục vốn đầu tư của doanh nghiệp mà nó cạnh tranh trên nhiều thị trường sản phẩm khác nhau, các quy trình về kế tốn chi phí và các hoạt động lập ngân sách vốn được sử dụng để ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực ở cấp công ty. Những hệ thống này cho phép doanh nghiệp thực hiện những so sánh có ý nghĩa về hoạt động của các bộ phận khác nhau.
f. Những vấn đề luật pháp và quan hệ với chính quyền
Những vấn đề luật pháp và những quan hệ với chính quyền địi hỏi rất nhiều thời gian của các nhà quản trị cấp cao. Xử lý vấn đề này một cách có hiệu
quả có thể ảnh hưởng to lớn tới khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị phải cố gắng làm giảm các nghĩa vụ pháp lý tiềm năng mà công ty của họ phải đối mặt từ mơi trường chính trị và pháp luật.
g. Các hệ thống thông tin
Tất cả các hoạt động giá trị có hai thành tố hợp thành là các thành tố vật chất và q trình xử lý thơng tin. Thành tố vật chất bao gồm tất cả các nhiệm vụ mang tính vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động. Thành tố quá trình xử lý thơng tin bao gồm các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lý, và truyền các dữ liệu được đòi hỏi để thực hiện hoạt động. Do vậy, tất cả các hoạt động giá trị bị ảnh hưởng bởi các hệ thống thông tin.
Các hệ thống thơng tin có thể được sử dụng để tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Sức mạnh đàm phán của những người mua được làm giảm bằng việc giới thiệu những chi phí chuyển đổi mà những chi phí này làm cho khách hàng sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn nếu họ chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
h. Quản lý chung
Quản lý chung bao gồm cả cấu trúc và hệ thống mà cấu trúc và hệ thống này hỗ trợ tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Rất nhiều các doanh nghiệp đã thực hiện những tái cấu trúc chủ yếu dẫn tới việc đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp năng động hơn, ít tầng nấc quản lý trung gian. Quá nhiều tầng nấc trung gian quản lý có thể cản trở các nhà quản trị cấp cao trong việc quan tâm tới những ý tưởng mới và hệ thống phê chuẩn phức tạp có thể làm chậm việc ra quyết định, có khi là quá muộn cho những hành động có hiệu quả.