Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM
Tuy nhiên các sản phẩm hỗ trợ mua nhà của các ngân hàng trong thời gian qua mới chỉ nhắm đến đối tượng là người có thu nhập khá và cao. Như nhận xét của nhiều người đi vay tiền mua nhà, mức lãi suất của sản phẩm cho vay mua nhà vẫn cịn khá cao, nằm ngồi tầm tay của người có mức thu nhập trung bình. Qua đó cho thấy các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng đã bắt đầu quan tâm đến thị trường địa ốc nhưng đối tượng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ từ phía ngân hàng cịn hạn chế. Vấn đề đặt ra ở
đây là làm sao để có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn mua nhà nhưng với lãi suất
thấp, thời gian hoàn vốn dài. Ngoài ra, việc hạn chế cho vay chứng khoán đã làm cho thị trường chứng khoán xuống dốc trầm trọng, hầu hết vốn kinh doanh chứng khoán
đổ vào thị trường bất động sản, gần như ngay lập tức, thì trường bất động sản sốt lên
tối đa hóa lợi nhuận và tăng dư nợ.
Trong một thời gian dài các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng tập trung tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản vì nhiều nguyên nhân:
• Bất động sản là lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận khá cao. Người đầu tư bất động sản thường là đối tượng có năng lực tài chính mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ vay.
• Nguồn vốn huy động trong năm 2007 của Ngân hàng tăng cao, đảm bảo khả năng cung ứng cho nhu cầu thị trường bất động sản.
• Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng đã có bệ phóng tăng trưởng cao từ những năm trước, tạo đà tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng dư nợ cao.
• Thị trường bất động sản sau thời gian khủng hoảng năm 2003 đã trở lại giai
đoạn tăng trưởng nóng với nhu cầu đầu tư, mua sắm bất động sản tăng cao.
• Cho vay bất động sản có rủi ro thấp hơn cho vay chứng khốn do tài sản đảm bảo khơng mất đi khi thị trường trầm lắng.
• Ngân hàng chạy đua chỉ tiêu cuối năm nhằm gia tăng dư nợ vay bất động sản thay cho việc giảm dư nợ cho vay chứng khoán theo chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước.
- Các ngân hàng siết chặt hạn chế cho vay bất động sản: Để hạn chế lạm phát và làm xì hơi bong bóng bất động sản Ngân hàng Nhà Nước tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và quan trọng nhất là biện pháp phát hành tín phiếu hút 20.300 tỷ
đồng khỏi lưu thơng, chính sách thắt chặt tín dụng định hình rõ nét. Với việc rút một
lượng tiền lớn đang lưu thơng ở ngồi thị trường về của Ngân hàng Nhà Nước làm
cho khả năng cung tiền của các Ngân hàng thương mại gặp khó khăn rất lớn. Vì thế nhiều ngân hàng thương mại đã hạn chế cho vay, chỉ tiếp tục giải ngân các hợp đồng
đã ký trước đây, thậm chí có ngân hàng cịn ngưng giải ngân và khơng cho vay mới vì
ngân hàng khơng cịn tiền để cho vay.
Trên thực tế, liên tục trong những tháng Quý II, III năm 2008 dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng giảm khá mạnh, đặc biệt là tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chỉ tính riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối Quý III, dư nợ cho vay bất động sản đã giảm khoảng 4.000 tỷ đồng so cuối quý I năm
2008. Từ tháng 5/2008 đến tháng 10/2008, nhiều ngân hàng đã ngừng cho vay lĩnh vực bất động sản, đặc biệt với các nhu cầu kinh doanh và đầu tư. Ngoài việc gần như
ngừng cho vay, các ngân hàng cố gắng giảm dần dư nợ cho vay bất động sản bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ.
Mặt khác, với việc Ngân hàng Nhà Nước từ đầu năm đến tháng 6/2008 đã điều chỉnh lãi suất cơ bản ba lần từ 8.25% lên 14% năm, điều này đẩy lãi suất cho vay của
các ngân hàng thương mại lên đến 21%/năm. Đây thực sự là một gánh nặng lãi suất cho cả các chủ đầu tư, các nhà đầu tư gây rủi ro cho ngân hàng. Cùng với đó, giá bất
động sản lại giảm mạnh, các ngân hàng càng siết tín dụng hơn nữa. Trái ngược với
trước đây ngân hàng tranh nhau chào mời để cho vay mua bất động sản thì nay họ làm ngược lại. Họ cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang bị đẩy giá lên quá cao, tiềm
ẩn quá nhiều rủi ro. Trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ hiện nay, bất động sản là danh
mục đầu tiên đang được hầu hết ngân hàng siết lại, hạn chế và thậm chí từ chối cho
vay đối với những khoản vay mang tính chất đầu cơ bất động sản.