Quy mô vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 40 - 43)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

2.1 Tổng quan về hoạt động của của các NHTM Việt Nam

2.1.2 Quy mô vốn điều lệ

Trong giai đoạn 2007 - 2012, hệ thống NH và các TCTD ở nước ta đã tăng mạnh về lượng. Số lượng các NHTM nội địa đã tăng hơn 5%, chi nhánh NH nước ngồi tăng 78%, đặc biệt có thêm 5 NH 100% vốn nước ngồi. Nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2002 - 2012) thì số lượng các chi nhánh NH nước ngoài đã tăng gấp hơn 2 lần, NH 100% vốn nước ngoài tăng 5 lần,... Bên cạnh đó, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM cũng đã tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP (Nghị định 141) ngày 22/11/2006 của Chính phủ về Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các NH phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2008 và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Đến năm 2012, dẫn đầu quy mô vốn điều lệ là các NHTM NN như VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank với mức vốn điều lệ hơn 20 nghìn tỷ đồng, kế đến là Eximbank, Sacombank, ACB, Techcombank,...với mức vốn trên dưới 10 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chi nhánh NH nước ngồi cũng tăng dần quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động lên 15 triệu USD, các NH liên doanh đều có vốn điều lệ trên 62 triệu USD . Mặc dù có sự phát triển nhanh của các chi nhánh NH nước ngoài, NH 100% vốn nước ngoài và sự tăng vốn mạnh mẽ của các NHTM CP nhưng nhóm các NHTM NN vẫn chiếm ưu thế về quy mô vốn, dẫn đầu là Agribank (29.154 tỷ đồng), Vietinbank (26.218 tỷ đồng), VCB (23.174 tỷ đồng), BIDV (23.011 tỷ đồng).

Tuy nhiên đến 31/12/2010 chỉ có 10 NH hoàn thành việc tăng vốn (trong tổng số 23 NH thuộc diện phải tăng vốn) để tuân thủ theo Nghị định 141, NHNN đã phải gia hạn cho các NH này thêm 1 năm. Đến cuối năm 2011, chỉ cịn lại 3 NH có vốn điều lệ dưới 3.000

mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của Nghị định 141. Như vậy, các NH đã trễ mất hai năm mới đạt được mức vốn tối thiểu u cầu. Điều đó cho thấy số lượng NH thì nhiều trong khi quy mô vốn điều lệ của các NHTM VN còn quá nhỏ so với các NH trong khu vực và việc tăng vốn điều lệ tại các NH nhỏ gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.2 Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM VN và các quốc gia trong khu vực Quốc Gia Vốn

(Triệu USD) Quốc Gia

Vốn (Triệu USD)

INDONESIA MALAYSIA

Bank Mandiri 2.604 Maybank 6.942 Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 3.832 Bank Central Asia 1.304 AMMB Holding 1.791 Bank Rakyat Indonesia 1.070 Commerce Asset - Holding 1.695 Panin Bank 997 RHB Bank Berhad 1.179 Bank Danamon Indonesia 807 Hong Leong Bank 1.128

VIETNAM THAILAND

Agribank 1.062 Bangkok Bank 4.614 Vietcombank 812 Siam Commercial Bank 3.428 Vietinbank 727 Krung Thai Bank 3.200 Eximbank 699 Kasikornbank PCL 3.049 Sacombank 588 Bank of Ayudhya 2.295

ACB 563 Kasikornbank 1.996

Techcombank 355 Siam City Bank 853

PHILIPINES SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 1.464 DBS Bank 16.582 Bank of the Philippine Islands 1.216 United overseas Bank 14.127 Metropolitan Bank Et Trust

Company 1.213

Oversea - Chinese Banking

Corporation 11.377

Nguồn: www.thebanker.com/top1000

Trong các NH có quy mơ lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank,… thì duy nhất chỉ có Agribank có vốn trên 1 tỷ USD, thấp xa so với các NH lớn trong khu vực như: DBS Bank của Singapore có vốn hơn 16 tỷ USD, Maybank của Malaysia có vốn gần 7 tỷ USD, hay Bangkok Bank của Thái Lan có vốn hơn

4 tỷ USD,.. Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 NH lớn nhất Philipines cũng đã hơn 400 triệu USD, Indonesia hơn 800 triệu USD, Malaysia và Thái Lan cũng hơn 1.000 triệu USD. Điều đó cho thấy hệ thống NH Việt Nam có số lượng NH quá lớn, trong khi vốn từng NH lại quá nhỏ.

Hình 2.1 Tỷ trọng vốn điều lệ của các khối ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012

Khối NHTM NN đã tiến hành tăng vốn điều lệ khá mạnh trong năm 2012 với tốc độ 28,07%, cao hơn tốc độ tăng vốn điều lệ bình qn tồn ngành (11,24%), trong khi khối NHTM CP chỉ tăng với tốc độ 8,14%, khối NH liên doanh và NH nước ngoài chỉ tăng 2,8%. Đại diện là Vietinbank tăng 29,03%, VCB tăng 17,65%, do đó có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong tỷ trọng vốn điều lệ của khối NHTM NN từ 25,79% trong năm 2011 lên 30,54% trong năm 2012, tỷ trọng khối NHTM CP giảm từ 51,26% trong năm 2011 xuống 48,62% trong năm 2012. Mặc dù trong năm 2012, khối NHTM NN không phải chịu áp lực tăng vốn như các NHTM CP nhưng các NH trong khối này đã chủ động tìm kiếm các đối tác chiến lược, tăng vốn để tăng năng lực hoạt động, mở rộng thị phần trong và ngoài nước. Riêng khối NHTM CP khơng có nhiều biến động mạnh do phần lớn các NH đều đạt mức vốn pháp định tối thiểu và năm 2012 là năm vơ cùng khó khăn đối với các NHTM CP, một số NH rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, phải tiến hành tái cơ cấu bắt buộc như NaViBank, Westernbank, Trustbank. Các NHTM CP tập trung vào củng cố hệ thống nhằm hoạt động an toàn, hiệu quả nên việc tăng vốn điều lệ không diễn ra mạnh mẽ như khối NHTM NN.

Bảng 2.3 Vốn điều lệ tại các NHTM VN tính đến 31/12/2012 Khối NH Số đơn vị Vốn điều lệ

(tỷ đồng) Tỷ trọng Vốn bình quân /1 đơn vị NHTM NN 5 111.550 30,54% 22.310 NHTM CP 34 177.624 48,62% 5.224 NH Liên doanh 4 9.629 2,64% 2.407 NH 100% Vốn NNg 5 19.547 5,35% 3.909 CN NHNNg 50 46.962 12,86% 939 Hệ thống 98 365.312 3.728

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN và tính tốn của tác giả

Bảng số liệu cho thấy ưu thế vốn điều lệ tại các khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao, dẫn đầu là các NHTM CP với 34 NH chiếm hơn 48,62% tỷ trọng, điều này cho thấy cho thấy sự hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngồi nước vào lĩnh vực tài chính NH của Việt Nam. Bên cạnh đó, khối NHTM NN cũng đã tăng mạnh về quy mô vốn điều lệ, tăng năng lực hoạt động tài chính của mình, dẫn đầu tồn hệ thống với gần 22.310 tỷ đồng vốn điều lệ bình quân 1 đơn vị, vượt xa hơn nhiều so với mức 5.224 tỷ đồng của khối NHTM CP và mức vốn điều lệ bình qn tồn hệ thống (3.728 tỷ đồng). Điều này cho thấy khối NHTM NN luôn giữ vai trò chủ đạo về quy mô, năng lực tài chính, chi phối mạnh mẽ đến tồn hệ thống TCTD nói chung và hệ thống NH nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)