Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 61 - 62)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

2.3 Khả năng tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn tạ

2.3.4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo đánh giá của NHNN và số liệu từ một số NH, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các NHTM VN được tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tính theo chuẩn mực quốc tế thì có sai lệch khá xa. Có thể tham khảo số liệu của BIDV:

Bảng 2.11 Hệ số CAR của BIDV qua các năm (2006-2009)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ số CAR theo VAS 6,86% 9,10% - 8,94% 9,53% Chỉ số CAR theo IFRS 3,36% 5,90% 6,70% 6,50% 7,55%

Nguồn: BIDV – Trích lại bài “Giám sát NH theo Basel II và tiêu chuẩn tuân thủ của Việt Nam” (Tác giả : Hạ Thị Thiều Dao)

Số liệu các NH có thể khác nhau, nhưng có thể thấy một điểm chung là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hiện có nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Thực tế cho thấy chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa thực hiện đầy đủ ở các doanh nghiệp. Theo Hiệp hội kế tốn và kiểm tốn Việt Nam thì hệ thống kế tốn áp dụng đối với các TCTD chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế, nguyên nhân là do Bộ tài chính chưa ban hành các chuẩn mực mực kế tốn về trình bày, ghi nhận và đo lường cơng cụ tài chính. Đối với một số NH nước ngồi hoạt động lâu năm tại Việt Nam như HSBC, ANZ,… đều phải duy trì hai hệ thống báo cáo sổ sách kế toán, một hệ thống theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để báo cáo cho các cơ quan quản lý Việt Nam, một hệ thống theo chuẩn mực kế tốn quốc tế phục vụ cho cơng tác quản trị NH. Điều này tạo ra sự lãng phí

lớn nhưng không thể làm khác được bởi hai hệ thống này cịn q nhiều điểm khác biệt, khó có thể nhập chung ngay trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các NHTM VN đang bước vào một sân chơi chung toàn thế giới với nhiều luật lệ và quy định quốc tế, nếu khơng nhanh chóng thích nghi với những chuẩn mực này và xây dựng cho mình hệ thống kế tốn, báo cáo tương thích thì sẽ rất thiệt thịi về khả năng cạnh tranh cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Thơng thường khi các NH phân tích hoạt động trong một khoảng thời gian sẽ phải sử dụng các dữ liệu trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác. Tuy nhiên có một vấn đề lưu tâm ở đây là các giá trị các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nên thể hiện như thế nào để có thể tính đến các yếu tố biến động trên thị trường tác động đến giá trị sổ sách của những khoản mục này bao gồm biến động về lãi suất, tỷ giá, biến động giá của các loại chứng khoán và sản phẩm phái sinh theo thời gian đáo hạn cịn lại. Đó chính là tính đến rủi ro thị trường trong giá trị sổ sách của các NHTM.

Thiết nghĩ cần có một khảo sát toàn diện về khả năng tuân thủ Basel II và kế đến là Basel III nói chung và khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an tồn vốn nói riêng theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, sau đó cần có một cuộc rà sốt tiêu chuẩn đáp ứng vốn chủ sở hữu phổ thông theo thông lệ quốc tế trên cơ sở loại trừ các khoản vốn khơng đủ tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý theo lộ trình của Basel để đảm bảo phù hợp với các chuẩn mà Basel đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)