6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.1 Tổng quan về hoạt động của của các NHTM Việt Nam
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Tính đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống NHTM VN là 16%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2011 là 12,4% và thấp hơn cả mức tăng trưởng 27,2% của năm 2010.
Hình 2.2 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM VN (Năm 2012)
Nhìn chung, các NH đều tăng trưởng huy động dương và khá cao. Về quy mô, Vietinbank dẫn đầu với số dư huy động hơn 460 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% thị phần huy động, kế đến là VCB huy động xấp xỉ 304 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,93% thị phần. Dễ dàng nhận thấy khối NHTM NN chiếm tỷ trọng cao trong thị phần huy động vốn. Về số tăng tuyệt đối thì Vietinbank và VCB đại diện cho các NHTM NN chiếm ưu thế, về tốc độ tăng trưởng huy động vốn thì Saigonbank dẫn đầu với tốc độ tăng hơn 30%, kế đến là Đông Á (28,25%), VCB (25,75%). Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khốn sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động cịn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Riêng NaViBank và Western Bank gặp nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn do phải nằm trong diện tái cấu trúc trong năm 2012, cùng với hàng loạt các thông tin “nhạy cảm” trong hệ thống NH như các thay đổi trong Ban điều hành, các vị trí chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc,.. đã phần nào gây tâm lý hoang mang làm sụt giảm lòng tin của khách hàng. Ảnh hưởng nặng nề nhất là Western Bank gánh chịu mức tăng trưởng âm (giảm 14,81% so với năm 2011) trong khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình qn tồn ngành ước tính là 16%. Đây quả là thách thức không nhỏ cho các NH trong diện tái cấu trúc nói chung và Western Bank nói riêng.