Kiểm soát các phương án tăng vốn của các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 89 - 90)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

3.3.3 Kiểm soát các phương án tăng vốn của các NHTM

3.3.3.1 Cân nhắc thật kỹ trước khi duyệt phương án tăng vốn của các NHTM

Các NH phải công bố rõ hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn điều lệ mới, dự kiến mức lợi nhuận trước thuế, kết quả xếp loại và cổ tức chia cho các cổ đông. NHNN sẽ xem xét những chỉ tiêu quan trọng khi phê duyệt các phương án tăng vốn như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản Có, mức tăng trưởng tín dụng và huy động. Một nhấn mạnh khác là các NH phải cơng khai về lộ trình tăng vốn như mức vốn tăng thêm, các đợt dự kiến phát hành, phương án phát hành từng đợt (đối tượng được mua, giá chào bán, thời điểm bán, nghĩa vụ - quyền lợi đi kèm). Phương án tăng vốn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phương án tăng vốn cần nêu rõ nhu cầu quyết định mức vốn tăng thêm như nhu cầu nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh, mở rộng quy mô cho vay, phạm vi kinh doanh, mạng lưới hay địa bàn hoạt động,…trong đó nêu rõ việc sử dụng vốn đối với mỗi nhu cầu sử dụng.

- Căn cứ tốc độ tăng trưởng và kết quả hoạt động của 3 năm trước, đặc biệt là năm liền kề để xây dựng kế hoạch tăng vốn phù hợp với quy mô tăng trưởng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới.

- Phương án phải chứng minh NH có đủ trình độ, năng lực, số lượng nhân sự cần thiết để quản trị, điều hành và kiểm sốt được quy mơ hoạt động tăng lên, đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động.

- Ngoài ra trước khi tiến hành tăng vốn các NH phải công khai thông tin về kế hoạch tăng vốn đúng thời điểm và hình thức mà NHNN yêu cầu.

3.3.3.2 Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm

Để được NHNN đồng ý cho phép tăng vốn tự có, các NHTM phải giải trình về phương án tăn vốn một cách có hiệu quả và khả thi. Tuy nhiên, đó chỉ là những phương án chưa triển khai, đang nằm trong kế hoạch. Mặc dù vốn tự có của một số NHTM đã tăng lên nhưng vẫn chưa triển khai phương án đó hoặc đã triển khai nhưng hiệu quả và quy mô chưa hẳn đã tăng lên. Do đó phía NHNN cần tăng cường khâu kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn tự có tăng thêm sao cho các phương án tăng vốn được triển khai hiệu quả, góp

phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NH và đặc biệt là thể hiện được vai trò của phần vốn tự có được tăng thêm đó. NHNN cũng cần quan tâm đến việc chấp thuận cho một số NH tăng vốn cho những giai đoạn tiếp theo phải dựa trên cơ sở đánh giá việc tăng vốn và sử dụng vốn của phương án trước đó.

Đồng thời, số lượng NH tăng lên nhanh chóng qua các năm cũng là dấu hiệu cạnh tranh khốc liệt của ngành NH trong giai đoạn hiện nay. Tiềm năng của NH rất lớn, đồng nghĩa với kỳ vọng tăng trưởng cao của các cổ đông và tạo áp lực lớn đến bộ máy quản trị, vận hành. Bất trắc có thể xảy ra khi đội ngũ quản lý NH chấp nhận mức rủi ro cao để đạt đến giới hạn tăng trưởng quá nóng trong thời gian ngắn, sự sáng suốt của Hội đồng quản trị, tầm nhìn dài hạn và các quy tắc quản trị nội bộ chuẩn mực sẽ giúp hóa giải nguy cơ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)