Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 49 - 54)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

2.2 Thực trạng áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn của

2.2.2 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Xét về góc độ quản lý thì tình hình thực hiện tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM VN có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn theo Quyết định

297/1999/QĐ-NHNN5 hiệu lực từ Tháng 8/1999: Thời kỳ này các NHTM NN không đảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu. Vào năm 2000, trước thực trạng nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến phá sản của các NHTM NN, Chính phủ đã tiếp cấp hơn 12.000 tỷ đồng dưới dạng trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho 4 NHTM NN, đưa tổng mức vốn tự có của khối này đạt hơn 18.000 tỷ đồng, chiếm 51% vốn tự có tồn hệ thống.

Bảng 2.4 Vốn tự có và hệ số CAR của hệ thống NHTM VN đến 31/05/2005 Khối ngân hàng Vốn tự có (tỷ đồng) Hệ số CAR (%)

NHTM NN 23.581 4,1% NHTM CP đô thị 11.198 8% NHTM CP Nông thôn 667 24% NH Liên doanh 1.522 12% CN NHNg 7.059 9,2% Toàn hệ thống 44.030 5,5% Nguồn: www.sbv.com.vn

5 NHTM NN chiếm đến 70% - 75% thị phần hoạt động nên có thể nói rằng sự an tồn trong hoạt động của khối NHTM NN ln chiếm vai trị quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM VN. Tuy nhiên, đến cuối năm 2005 hầu hết các NHTM NN (trừ MHB) vẫn chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% mà Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 yêu cầu tuân thủ vào năm 1999, trong khi đó các NHTM CP lại đảm bảo được tốt mức yêu cầu này. Mặc dù các NHTM CP đã nỗ lực hết mình và hầu hết đều đạt được hệ số an toàn vốn trên 8% như Basel II đã khuyến cáo

nhưng nếu so sánh về cách tính hệ số an toàn của Basel II, tức là mẫu số phải cộng thêm rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì chắc chắn rất ít NHTM VN đạt được tiêu chuẩn này.

Giai đoạn thứ hai: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn theo Quyết định 457/2005/QĐ-

NHNN, hiệu lực từ Tháng 5/2005. Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã tăng lên nhanh chóng nhờ mơi trường kinh doanh thuận lợi cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 2006 – 2008. Hầu hết các NHTM lớn đều đạt được yêu cầu CAR trên 8%. Bảng 2.5 Hệ số CAR của một số NHTM VN (2005-2009) Năm Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 Agribank 4,79% 4,90% 7,20% 7,90% 4,86% VCB 9,57% 12,60% 9,20% 8,90% 7,64% BIDV 3,36% 5,50% 6,67% 6,50% 7,55% Vietinbank 6,00% 4,50% 11,80% 12,00% 8,06% Techcombank 15,20% 17,28% 14,30% 13,99% 9,60% Sacombank 15,40% 11,82% 11,07% 12,16% 10,90% ACB 12,10% 10,89% 16,19% 12,44% 9,97%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM

Điểm đáng chú ý ở giai đoạn này là do tác động của chính sách kích cầu cũng như việc nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tăng trưởng tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến, đạt đỉnh điểm là năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng lên đến 51,54%, điều này dẫn đến hệ lụy là tổng tài sản có rủi ro tăng theo cao, làm hệ số CAR của một số NHTM đã tụt xuống dưới mức an toàn trong năm 2009 như Agribank (4,86%), VCB (7,64%). Tính đến cuối năm 2009, vẫn còn 3 NHTM NN không đạt được tiêu chuẩn CAR an toàn là Agribank, VCB, Vietinbank. Điều này rất đáng lo ngại khi đây là những NHTM NN lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn hệ thống mà vẫn khơng tn thủ được quy định về hệ số an toàn vốn (CAR < 8%).

Giai đoạn thứ ba: Thực hiện đảm bảo an tồn vốn theo Thơng tư 13/2010/TT-

NHNN hiệu lực từ 01/10/2010. Sau khi Thông tư 13 ra đời thì bức tranh về đảm bảo an tồn vốn khá phức tạp. Nếu nhìn về các con số được cơng bố thì phần lớn các NHTM VN đã đảm bảo được hệ số CAR khá tốt.

Bảng 2.6 Hệ số CAR của một số NHTM VN năm 2010

Ngân hàng Agribank VCB BIDV Vietinbank Techcombank Sacombank ACB

CAR 6,09% 9,00% 9,32% 8,02% 13,11% 10,32% 10,40%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM

Năm 2010 là năm đầu tiên các NHTM VN áp dụng chuẩn tối thiểu CAR ≥ 9%, kết quả là các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt. Trong khi các NHTM CP có mức đáp ứng CAR khá cao thì 2 NHTM NN là Agribank và Vietinbank lại không thể đạt được quy định về mức an toàn vốn tối thiểu 9%, đây là 2 NH có quy mơ vốn và tổng tài sản lớn nhất nhì hệ thống mà lại khơng đạt được tiêu chí an tồn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN thì rất đáng quan ngại khi nhìn từ mức độ rủi ro hệ thống.

Hình 2.7 Hệ số CAR của một số NHTM VN (Năm 2012)

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM

Sau gần 2 năm thực hiện theo Thơng tư 13, hệ số CAR bình qn tồn hệ thống đã đạt con số 13,75% vào cuối năm 2012, vượt mức quy định của NHNN ở Thông tư 13 và Basel III đưa ra. Đối với 8 NH thuộc 4 nhóm phân tích đều đạt hệ số CAR vượt quy định, chẳng hạn như OCB đạt 27,98%, Saigonbank đạt 23,94%,…

Hình 2.8 Tốc độ tăng vốn tự có và hệ số CAR của một số NHTM VN (2012/2011)

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ các Báo cáo thường niên của các NHTM

Xét về tốc độ tăng hệ số CAR thì VCB có tốc độ tăng CAR nhanh nhất, tăng 3,69% so với năm 2011, còn OCB đạt mức tuyệt đối cao nhất với CAR là 27,98%, mức giảm sâu nhất là 7,4% thuộc về Western Bank do năm qua NH này phải chịu hậu quả nặng nề do nợ xấu gia tăng một cách đột biến (tăng 458,46%), trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng 146,5% so với năm 2011, tổng tài sản giảm 26,41%. Hệ lụy là hệ số CAR đã giảm 7,4% so với năm 2011, chỉ đạt 9,6% vào cuối năm 2012 thấp nhất trong 8 NH phân tích.

Hệ số CAR phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu NH phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi. Ý nghĩa của hệ số CAR là mức độ rủi ro mà các NH được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp còn tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của NH, cụ thể: đối với những NH có vốn tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn hơn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. Điều đáng chú ý ở đây là một số NH có tăng trưởng dương vốn tự có nhưng CAR lại giảm hay một số NH có sụt giảm vốn tự có nhưng hệ số CAR lại tăng. Chẳng hạn như Vietinbank có vốn tự có tăng 19,27% trong khi CAR giảm 0,24%, vốn tự có của HDbank tăng 43,55% trong khi CAR giảm 0,99%, Western Bank có vốn tự có tăng nhẹ 1,16% trong khi hệ số CAR giảm mạnh 7,4%. Nguyên nhân có thể lý giải là tốc độ tăng tín dụng tương đối cao của Vietinbank (13,58%) và HDbank (52,72%), nợ xấu Vietinbank tăng 95%, HDbank tăng 44% và tăng đột biến nhất là nợ xấu Western Bank với tốc độ 458,46% so với năm 2011 làm cho tài sản có rủi ro của 3 NH này tăng cao, vốn tự có tăng khơng bù đắp được tốc độ tăng của tài sản có rủi ro nên hệ lụy là hệ số CAR trong năm qua giảm so

với năm 2011. Ngược lại, hoạt động tín dụng của Saigonbank giảm 2,87% so với năm 2011, bên cạnh có tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm hơn 38% so với năm trước đó, hai điều này đã hỗ trợ hệ số CAR của NH này tăng nhẹ (1,14%) trong khi vốn tự có vào cuối năm 2012 có phần giảm so với đầu năm (giảm 7,93%) .

Nhìn chung, hệ số CAR bình qn tồn ngành năm 2012 là 13,75%, trong đó CAR của khối NHTM NN là 10,28%, khối NHTM CP là 14,01%, khối NH liên doanh và nước ngoài là 27,63%, hầu hết các NHTM nước ta đều vượt xa chuẩn của Thơng tư 13 và có điều kiện thuận lợi thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel III đến năm 2019. Tuy nhiên đây chỉ là tính tốn theo hệ thống kế tốn Việt Nam, nếu tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế chắc chắn sẽ có sự sai lệch. Nhìn chung, nếu so sánh với những điều chỉnh mới của Basel III thì khơng q khó để thực hiện vì trong cơ cấu vốn của các NHTM hiện nay thì vốn cấp 1, vốn chất lượng cao chiếm ưu thế, trong khi vốn cấp 2 của các NHTM VN còn khá hạn chế do vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có cịn ít. Do đó, vốn tự có để tính hệ số CAR hiện nay là khá chắc chắn. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh tồn hệ thống thì điều này chưa thể hiện mức đủ vốn của hệ thống NHTM. Bởi thứ nhất, phần mẫu số của cơng thức tính CAR trong quy định của Thơng tư 13 mới chỉ xác định đến rủi ro tín dụng, chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Hơn thế, theo khuyến nghị của Basel III, cần nâng mức an toàn vốn lên 13% để bao gồm cả rủi ro biến động kinh tế vĩ mơ (rủi ro có tính chu kỳ) và rủi ro chéo trong trường hợp NH hoạt động theo mơ hình tập đồn tài chính. Bên cạnh đó, khi đánh giá và so sánh với các NH trong khu vực thì mức độ an tồn vốn của các NHTM VN hiện nay chỉ dừng ở mức tương đối.

Bảng 2.7 Hệ số CAR hệ thống NHTM VN và một số quốc gia, khu vực trên thế giới Quốc gia Hệ số CAR Quốc gia Hệ số CAR

Việt Nam 13,75% Malaysia 16,40% NHTM NN 10,28% Pakistan 13,60% NHTM CP 14,01% Philippines 16,70% NH liên doanh và NNg 27,63% Thái Lan 15,50% Trung Quốc 11,80% Khu vực Đông Á 12,30%

Ấn Độ 13,60% Khu vực châu Á -

Thái Bình Dương 13,10% Indonesia 17,60%

Theo quan điểm cá nhân của tác giả, hệ số CAR cần được củng cố bền vững hơn nữa, nhất là đối với khối NHTM NN vì khối này là lực lượng chủ lực, đóng vai trị chủ đạo, chi phối hoạt động toàn hệ thống NH nhưng CAR thuộc khối này còn khá khiêm tốn so với CAR của khối NHTM CP và liên doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)