6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
3.2 Nhóm giải pháp đối với các NHTM Việt Nam
3.2.1.1 Các giải pháp gia tăng vốn tự có
Vốn tự có thể hiện tiềm lực tài chính của NH, là yếu tố quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Đặc biệt ngành NH là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nếu thiếu vốn thì nguy cơ thiếu thanh khoản, thậm chí dẫn đến vỡ nợ hay sụp đổ cả hệ thống NH có thể xảy ra. Năng lực tài chính của các NHTM trong nước còn khá non yếu so với các nước trong khu vực. Khơng nằm ngồi mong muốn các NHTM nâng cao sức mạnh tài chính của mình, NHNN đã yêu cầu chậm nhất đến 31/12/2011 tất cả các NHTM CP đều đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, và dự thảo con số này sẽ tăng lên là 10.000 tỷ đồng trong năm 2015. Hơn nữa theo Basel III thì yêu cầu vốn cấp 1 (vốn chủ sỡ hữu) được nâng từ 4% lên 6%, và trong 6% vốn cấp 1 đó thì vốn cổ phần thường phải đạt 4,5%, do đó các NHTM phải tích cực chủ động đề ra các chiến lược để tăng nguồn vốn chủ sở hữu để bền vững tài chính, sớm đạt u cầu an tồn vốn của Basel trong thời gian tới. Các NHTM cần thực hiện các bước:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể cho NH: Để xây dựng được một kế hoạch tài chính có tầm nhìn chiến lược, các NH phải xác định chiến lược phát triển của NH theo loại hình gì? Bán bn hay bán lẻ? Điều này liên quan đến các vấn đề cơ bản như quy mô, các dịch vụ sẽ cung cấp, mức sinh lời…Ban lãnh đạo cần xác định quy định của NH mình sao cho tương xứng với các dịch vụ thế mạnh mà NH cung cấp. NH phải xác định loại dịch vụ nào làm giảm thiểu rủi ro cho NH. Thông thường những NH tập trung vào kinh doanh dịch vụ, sản phẩm có nhiều rủi ro thì cần nhiều vốn hơn những dịch vụ và
Bước 2: Xác định số lượng vốn cần phải có để phù hợp với định hướng phát
triển: Dựa trên chiến lược phát triển và mục tiêu hoạt động, các NH cần đưa ra các nhóm
dịch vụ cung ứng cho khách hàng, với các rủi ro có thể xảy ra và vệc đáp ứng các quy định của cơ quan quản lý. Xác định số vốn bên trong có thể tạo ra từ lợi nhuận giữ lại. NH cần thực hiện dự báo tăng trưởng lợi nhuận để đóng góp vào vốn tự có, lãnh đạo NH phải quyết định mức lợi nhuận giữ lại trong năm để tái đầu tư và đáp ứng nhu cầu về vốn tăng thêm.
Bước 3: Đánh giá và lựa chọn các phương án tăng vốn phù hợp với định
hướng phát triển: Có rất nhiều phương án tăng vốn cho các NHTM, tuy nhiên việc tăng
vốn của các NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và việc lựa chọn thời điểm để tăng vốn cũng vô cùng quan trọng. Do đó, để có một phương án tăng vốn hiệu quả thì Hội đồng quản trị và Ban điều hành phải đánh giá, xem xét các yếu tố sau:
- Quy định của NHNN về quản lý vốn tự có: khi muốn thực hiện tăng vốn, các
NHTM phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý vốn tự có như: nguồn vốn mà NH được phép dùng để tăng vốn tự có, việc thực hiện tăng vốn phải thực hiện theo lộ trình, các phương án sử dụng vốn tăng thêm hiệu quả, luôn đảm bảo vốn điều lệ thực tế lớn hơn vốn pháp định,…
- Yếu tố chi phí: Trái phiếu chuyển đổi có chi phí phát hành và lãi suất thấp hơn so với trái phiếu thường, cũng như so với lãi suất của NH, tuy nhiên phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi chuyển đổi và hạn chế khả năng vay nợ của NHTM.
- Yếu tố thời gian:Yếu tố thời gian liên quan đến thời điểm phát hành chứng khoán. Ở thời điểm lãi suất trái phiếu tăng thì thị giá của cổ phiếu giảm xuống và ngược lại. Do đó nên phát hành cổ phiếu ở thời điểm lãi suất trái phiếu giảm và ngược lại. Do giá cả tài chính thay đổi mạnh trong những năm gần đây nên yếu tố thời gian cần được xem xét khi NH lựa chọn phương tăng vốn.
- Rủi ro thanh khoản: Phát hành chứng khoán nợ để tăng vốn làm gia tăng gánh
nặng nợ cho NH. Một khi NH tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ đảm bảo được khả năng thanh khoản hơn phương án tăng vốn bằng trái phiếu, do đó tăng khả năng vay nợ của NHTM.
- Quyền kiểm soát: Trong trường hợp NH phát hành cổ phiếu thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu của cổ đơng, có thể dẫn đến phân tán quyền kiểm sốt NH của một hay một nhóm cổ đơng có quyền kiểm sốt trước đó.
- Lợi tức trên mỗi cổ phiếu: Với một mức lợi tức không đổi, nếu NH tăng lượng cổ phiếu phát hành sẽ làm cho mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu giảm xuống, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đơng.
Các giải pháp tăng vốn tự có:
- Tăng vốn tự có từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp cổ đơng hiện hữu theo một lộ trình phù hợp với sự phát triển của NH và quy định của NHNN. Phát hành cổ phiếu, huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược,… để tăng vốn cấp 1. Trong điều kiện hiện nay, việc phát hành thêm cổ phiếu của các NHTM gặp nhiều trở ngại, trước mắt chỉ nên phát hành cổ phiếu huy động từ cổ đông hiện hữu. Bên cạnh đó cần gia tăng vốn dưới nhiều hình thức khác từ vốn tự có bổ sung (vốn cấp 2) như phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán sơ cấp, phát hành kỳ phiếu dài hạn trên thị trường huy động tiền gửi,... nhưng vẫn đảm bảo hệ số CAR ≥ 9%.
- Sáp nhập, hợp nhất hay mua lại các NH quy mơ nhỏ, đặc biệt là các NH có vốn pháp định không đạt mức tối thiểu, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thiếu thanh khoản,… để hình thành nên NH có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên các tâp đồn tài chính đa năng cũng là giải pháp tăng vốn hiệu quả cho các NHTM CP hiện nay, đây là một giải pháp hữu hiệu cho các NH nhỏ khó tồn tại trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Thơng qua đó, vốn điều lệ, vốn tự có tăng lên nhưng cũng làm tổng tài sản có rủi ro tăng theo. Do vậy cần có những điều chỉnh phù hợp cho việc tái cơ cấu lại các tài sản có rủi ro thì mới đảm bảo được tính vững mạnh của các NHTM, tránh tình trạng sáp nhập, hợp nhất hay mua lại tạo nên NH cồng kềnh và tài sản có rủi ro tăng cao.
Nghiên cứu và xem xét có thể tiến hành sáp nhập các NHTM NN để trở thành một NH có đủ tiềm lực về tài chính để có thể cạnh tranh với các NH trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, các NHTM NN Việt Nam tuy có tên gọi khác nhau nhưng đều có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng như nhau và đều có vốn sở hữu của Nhà nước chiếm đa số. Chính việc chia nhỏ nguồn vốn Nhà nước đã làm gia tăng chi phí điều hành, cồng kềnh thêm hệ thống NH. Sáp nhập sẽ tạo nên NH có quy mơ lớn hơn, đồng thời giảm được chi phí điều hành, quản lý tạo nên phương thức quản lý mới là cơ hội để sử dụng vốn hiệu quả hơn.
- Tiếp tục tìm kiếm, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính nước ngồi có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư vào NHTM VN nhằm tăng vốn, cũng như nâng cao trình độ quản lý. Xây dựng và đề xuất với NHNN một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý hơn của cổ đơng chiến lược và cổ đơng nước ngồi. Với tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa là 30% cho cổ đơng nước ngồi như hiện nay là khá khiêm tốn, tỷ lệ này được tăng lên sẽ giúp các NHTM CP tranh thủ được nguồn lực rất lớn cho việc gia tăng quy mô vốn trong điều kiện cần thiết như hiện nay. Tuy nhiên tỷ lệ đầu tư vốn cần phù hợp để đảm bảo được tính độc lập của các NHTM VN mà vẫn đạt được mục tiêu tăng năng lực tài chính, tăng uy tín cho NH.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong hệ thống NH để tận dụng vốn và kỹ thuật, cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong và ngoài khu vực.