Hồn thiện Thơng tư 13/2010/TT-NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 88 - 89)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

3.2 Nhóm giải pháp đối với các NHTM Việt Nam

3.3.2 Hồn thiện Thơng tư 13/2010/TT-NHNN

Thơng tư 13/2010/TT-NHNN cần có những thay đổi để góp phần hướng các NHTM tiếp cận sát với tiêu chuẩn của Basel II và xa hơn là Basel III, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, cần thay đổi cách tính CAR (hệ số an tồn vốn). Theo đó Thơng tư 13 nên đảm bảo phần tính mẫu số của cơng thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Khi đó:

Tổng Vốn tự có CAR =

Tài sản có rủi ro + Rủi ro thị trường + Rủi ro hoạt động

- Thứ hai, Basel II đã đưa ra cách tiếp cận khác nhau cho những NH có quy mơ, đặc điểm khác nhau và các NH có quyền tự quyết tìm cách tiếp cận cho riêng mình. Do đó, Thơng tư 13 cũng cần xây dựng việc tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM.

- Thứ ba, Thông tư 13 nên khắc phục những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro các tài sản Có trong cơng thức tính CAR tại Điều 5:

NHNN nên xem xét, bổ sung vào khoản 5.1 về các tài sản có rủi ro bằng 0 vì đối với khác khoản vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư theo hợp đồng các NHTM chỉ hưởng phí ủy thác mà khơng chịu rủi ro.

NHNN cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Đối với các khoản phải địi thì hệ số rủi ro được xác định dựa trên loại hình tài sản đảm bảo (giấy tờ có giá, bất động sản,…) và đối tượng (chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, cơng ty trực thuộc, TCTD khác, …), nhưng cần phải chi tiết cho những rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc đặc điểm của khoản tín dụng. Ví dụ như với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản hay chứng khoán, NHNN cần xem xét phân loại và xác định hệ số rủi ro khác nhau cho các hình thức cho vay có mức độ rủi ro khác nhau.

- Thứ tư, cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy của các NHTM. Theo đó, cần quy định rõ về giới hạn của tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản trong việc xác định mức đủ vốn an toàn của các NHTM. Vấn đề đáng chú ý là giới hạn này cần là giới hạn “động”. Do đó, các NHTM khơng chỉ cần xây dựng lượng vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối thiểu mà cịn phải tính đến việc tăng vốn phù hợp với tốc độ gia tăng của tổng tài sản (gồm cả tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng) của NH trong thời kỳ thịnh vượng, bởi

việc tăng vốn trong thời kỳ này sẽ góp phần củng cố năng lực của NH trong thời kỳ suy thoái, điều này sẽ hướng các NHTM tiếp cận Basel III dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)