Lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,

phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an tồn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con tại nước ngồi, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chun mơn vững vàng, nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.1.2 Tình hình huy động vốn tại Vietcombank giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

2.1.2.1 Huy động tiền gửi

Trong giai đoạn 2010 – 2012, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và thị trường quốc tế, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tình hình lạm phát tăng cao, cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước, trong đó xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh gây ra ảnh

hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng.

Trước các biến động về lãi suất huy động vốn trên thị trường, Vietcombank đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, cải thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an tồn và phát tiển nhiều cơng cụ huy động vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, …)

Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với huy động vốn, chất lượng quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Bảng 2.1 Huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 số tiền tỷ lệ số tiền tỷ lệ Tiền gửi không kỳ hạn 48.997 57.414 67.548 67.132 8.417 17,18% 10.134 17,65% Tiền gửi có kỳ hạn 156.520 172.299 217.649 238.614 15.779 10,08% 45.350 26,32% Tổng vốn huy động tiền gửi 205.517 229.713 285.197 305.746 24.196 11,77% 55.484 24,15%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính Vietcombank qua các năm)

Chỉ tiêu Năm

Đồ thị 2.1 Tỷ trọng tiền gửi theo kỳ hạn qua các năm

Số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng vốn huy động tiền gửi qua các năm tăng mạnh, năm 2011 tăng 11,77% so với năm 2010, trong khi đó, năm 2012 tổng tiền gửi huy động được vượt 24.15% so với năm 2011, đặc biệt, ở năm 2013, chỉ 6 tháng đầu năm vốn huy động từ tiền gửi đã vượt số vốn huy động của cả năm 2012, cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 tổng tiền gửi huy động được là 305.746 tỷ đồng, trong khi con số này ở năm 2012 là 285.197, điều này cho thấy công tác huy động vốn qua các năm của Vietcombank có nhiều khởi sắc, đặc biệt là ở năm 2013, có được thành tựu này là do thương hiệu và uy tín của Vietcombank đã được khẳng định trong lòng khách hàng, đồng thời do ngân hàng có những chính sách huy động vốn kịp thời, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội ở từng thời điểm như tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động, …

Qua đồ thị 2.1 , ta cũng thấy qua các năm, tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng tiền gửi của khách hàng, biến động về tỷ trọng giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn trong tổng vốn huy động tiền gửi qua các năm khơng có biến động mạnh, điều này có thể cho thấy, Vietcombank có một lượng khách hàng ổn định. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 24% 25% 24% 76% 75% 76% tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi không kỳ hạn

Bảng 2.2 Huy động tiền gửi phân theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

số tiền tỷ lệ số tiền tỷ lệ

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

105.352 108.127 123.117 2.775 2,63% 14.990 13,86% Tiền gửi của

cá nhân 100.165 121.587 162.080 21.422 21,39% 40.493 33,30% Tổng vốn huy

động tiền gửi 205.517 229.714 285.197 24.197 11,77% 55.483 24,15%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm)

Đồ thị 2.2 Tỷ trọng tiền gửi theo đối tượng qua các năm

Qua bảng số liệu 2.2 và đồ thị 2.2 cho thấy, tiền gửi của cá nhân qua các năm có xu hướng tăng cao hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cụ thể, tiền gửi của cá nhân năm 2011 tăng 21,39%, trong khi đó năm 2012 tăng 33,30% so với năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2011 chỉ tăng 2,63% so với năm 2010, con số này ở năm 2012 là 13,86%, tiền gửi cá nhân tăng nhiều hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh tế cả về số tiền và tỷ lệ là vì Vietcombank trong thời gian gần đây rất chú trọng mảng ngân hàng bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn đinh, bền

2010 2011 2012 51% 47%

43% 49% 53%

57%

tiền gửi của cá nhân tiền gửi của tổ chức kinh tế

Chỉ tiêu Năm

vững, đồng thời, điều này cũng cho thấy uy tín và thương hiệu của Vietcombank ngày càng được biết đến rộng rãi và được khẳng định trong dân cư.

2.1.2.2 Huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng từ có giá

* Đợt phát hành trái phiếu của Vietcombank

Hoạt động ngoại hối là một lợi thế, có vai trị quan trọng đối với Vietcombank. Trong bối cảnh việc huy động vốn ngoại tệ từ nền kinh tế chịu tác động tiêu cực do việc quy định lãi suất trần huy động của NHNN ở mức thấp, trong khi nhu cầu tín dụng ngoại tệ khơng suy giảm, huy động vốn ngoại tệ dài hạn và ổn định thông qua phát hành trái phiếu quốc tế là một định hướng kinh doanh cần thiết đối với hoạt động của Vietcombank.

Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ngày 2/4/2012 Vietcombank thơng qua tờ trình phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu có kỳ hạn tối đa 10 năm và lãi suất phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành.

* Vài đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi:

Từ ngày 01/09 – 29/10/2010, Vietcombank triển khai chương trình “Du lịch vịng quanh thế giới cùng chứng chỉ tiền gửi 366 ngày của Vietcombank”. Với chương trình này, ngồi mức lãi suất cao nhất được áp dụng, Vietcombank còn dành tặng khách hàng cơ hội đi du lịch vòng quanh thế giới và nhiều phần quà hấp dẫn với tổng giá trị giải thưởng tối đa lên tới 03 tỷ đồng. Lãi suất hấp dẫn, chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng huy động thêm vốn. Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank sẽ dành cho tất cả đối tượng là cá nhân và tổ chức khơng phải là các tổ chức tín dụng, cịn chứng chỉ tiền gửi USD chỉ phát hành cho các đối tượng cá nhân.

Mệnh giá tối thiểu của chứng chỉ VND là 1 triệu đồng, tối đa là 1 tỷ đồng. Đối với chứng chỉ USD, mệnh giá tối thiểu là 100 USD và tối đa là 100.000USD.

Chứng chỉ tiền gửi khơng được thanh tốn trước hạn, tuy nhiên khách hàng được cầm cố để vay vốn tại Vietcombank hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Đến hạn thanh tốn, nếu khách hàng khơng đến lĩnh, tồn bộ giá trị chứng chỉ tiền gửi sẽ được hưởng lãi tiết kiệm không kỳ hạn đối với cá nhân, lãi suất tiền gửi thanh toán đối với tổ chức cho số ngày sau hạn.

Vietcombank phát hành chứng chỉ tiền gửi đích danh, mệnh giá tối thiểu 1.000.000 VND (một triệu đồng.); chứng chỉ tiền gửi được trả lãi sau, một lần vào thời điểm đến hạn.

Bảng 2.3: Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá:

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 số tiền tỷ lệ số tiền tỷ lệ Chứng chỉ tiền gửi 1.535 43 20 -1.492 -97,20% -23 - 53,49% Kỳ phiếu, trái phiếu 2.029 2.029 2.007 0 0.00% -22 -1,08% Tổng 3.564 2.072 2.027 -1.492 -41,86% -45 -2,17%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vietcombank)

Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank. Lãi suất của giấy tờ có giá thường cao hơn lãi suất các khoản tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính hấp dẫn của các chứng từ có giá trên thị trường. Nguồn vốn huy động từ chứng từ có giá là nguồn vốn ổn định cho ngân hàng vì vậy mà chi phí trả lãi thường cao. Việc phát hành hứng từ có giá cịn lạ lẫm với dân chúng hiện nay, nên dù lãi suất có cao nhưng cũng khơng được người dân ưa chuộng. Qua 3 năm huy động vốn bằng giấy tờ có giá, ta thấy có xu giảm qua các năm.

Chỉ tiêu Năm

2.1.3 Tình hình huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm. năm.

2.1.3.1 Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm năm

Bảng 2.4 Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán 48.997 57.414 67.548 8.417 17% 10.134 18%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm)

Đồ thị 2.3 Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank từ năm 2010 đến 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc, tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán năm 2010 là 48.997 tỷ đồng, qua năm 2011, con số này tăng

48997 57414 67548 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2010 2011 2012

tổng vốn huy động tiền gửi

thanh toán

tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán

Chỉ tiêu Năm

thêm 8.417 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 17%, trong khi đó, năm 2012, tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Vietcombank tăng 18% tương đương 10.134 tỷ đồng. Có được điều này là do trong những năm gần đây, Vietcombank rất chú trọng vào mảng ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm đến với khách hàng, đồng thời, là do thương hiệu, uy tín của Vietcombank ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Đồng thời, Vietcombank vẫn ln duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán của Vietcombank luôn được các khách hàng doanh nghiệp ưa chuộng, vì vậy lượng tiền gửi thanh toán của đối tượng khách hàng này vẫn ổn định và phát triển qua các năm.

2.1.3.2 Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm phân theo loại tiền

Bảng 2.5 Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm phân theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối VND 31,760 36,985 45,406 5,225 16% 8,421 23% Ngoại tệ (quy đổi VND) 17,238 20,429 22,141 3,191 19% 1,712 8% Tổng cộng 48,997 57,414 67,548 8,417 17% 10,134 18%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Vietcombank qua các năm)

Chỉ tiêu Năm

Đồ thị 2.4: Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank qua các năm phân theo loại tiền.

Bảng 2.5 và đồ thị 2.4 cho thấy, vốn huy động tiền gửi thanh tốn bằng VND ln chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ. Năm 2011, vốn huy động tiền gửi thanh toán bằng VND tăng 16%, con số này ở năm 2012 là 23%, trong khi đó, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tăng 19% ở năm 2011, năm 2012, chỉ còn tăng 8%. Rõ ràng, khủng hoảng kinh tế những năm gần đây đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như thu nhập của người dân, do đó, ảnh hưởng đến chi tiêu cho những hàng hóa nước ngồi, cũng như những nguồn thu bằng ngoại tệ của cả doanh nghiệp và cá nhân; đồng thời, do ảnh hưởng của chính sách quản lý ngoại tệ của ngân hàng Nhà Nước nên tỷ trọng tiền gửi thanh tốn ngoại tệ có xu hướng giảm thấy rõ qua các năm.

2.1.4 Sản phẩm tiền gửi thanh toán cho khách hàng cá nhân của Vietcombank Vietcombank

Hiện nay, Vietcombank chỉ có một sản phẩm tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng cá nhân có tên “Tài khoản tiền gửi thanh toán – tận hưởng tối đa các

lợi ích” * Tính năng sản phẩm 31,760 36,985 45,406 17,238 20,429 22,141 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2010 2011 2012

Tổng vốn huy động tiền gửi thanh toán phân theo loại tiền

Ngoại tệ (quy đổi VND)

- Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán - Nhận tiền lương hàng háng

- Thấu chi tài khoản - Phát hành thẻ - Phát hành séc

- Đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử

+ Dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua internet VCB-iB@anking + Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn VCB- SMS b@nking

+ Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7 VCB-Phone B@nking - Chuyển tiền tự động đối với những khoản thanh toán định kỳ

- Thực hiện các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền mua bán chứng khoán, tham gia đấu giá, nhận cổ tức, v.v… trực tuyến với các cơng ty chứng khốn có liên kết với Vietcombank

* Lợi ích sản phẩm

- Mọi thông tin cá nhận được bảo mật cao nhất

- Các khoản tiền gửi đều được mua bảo hiểm tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)