Kiểm định ANOVA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 88)

2.2.2 Phân tích thực nghiệm

2.2.2.7 Kiểm định ANOVA

Kiểm định ANOVA được sử dụng trong mơ hình để tìm ra sự khác biệt về quyết định mở tài khoản của từng nhóm khách hàng khi xét đến các thông tin về độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp.

Kiểm định ANOVA được thực hiện với giả thiết H0 là trung bình tổng thể của các nhóm khách hàng bằng nhau

Bảng 2.27: Kết quả kiểm định sự giống nhau của phương sai giữa các nhóm tuổi Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.336 3 198 0.264

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Giá trị sig. của kiểm định Levene là 0.264 > 0.05 nghĩa là phương sai của quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn giữa các nhóm tuổi khơng có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, như vậy, kết quả ANOVA sử dụng tốt.

Bảng 2.28: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm tuổi

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups (Combined) 1.015 3 0.338 2.960 0.033 Linear Term Unweighted 0.080 1 0.080 0.703 0.403 Weighted 0.055 1 0.055 0.484 0.487 Deviation 0.959 2 0.480 4.198 0.016 Within Groups 22.622 198 0.114 Total 23.637 201

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Giá trị Sig. = 0.033 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn giữa các nhóm tuổi, và nhìn vào phụ lục 2 phân tích ANOVA giữa các nhóm tuổi sẽ thấy độ tuổi từ 25 đến 50 có xu hướng mở tài khoản tiền gửi thanh toán nhiều nhất.

Tương tự, khi xét về nghề nghiệp, ta có kết quả phân tích One – way ANOVA như sau:

Bảng 2.29: Kết quả kiểm định sự giống nhau của phương sai giữa các nhóm nghề nghiệp Levene Statistic df1 df2 Sig. 0.720 4 197 0.579

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Bảng 2.30: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm nghề nghiệp

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups (Combined) 2.617 4 0.654 6.132 0.000 Linear Term Unweighted 0.872 1 0.872 8.175 0.005 Weighted 0.483 1 0.483 4.527 0.035 Deviation 2.134 3 0.711 6.667 0.000 Within Groups 21.020 197 0.107 Total 23.637 201

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Ta thấy, Sig. của phân tích Levene là 0.579 và Sig. của kiểm định F trong phân tích ANOVA là 0.000, nghĩa là có đủ cơ sở để cho rằng có sự khác nhau về quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn giữa các nhóm nghề nghiệp, và nhìn vào phần phụ lục 2 sẽ thấy nhóm nhân viên văn phòng và chủ doanh nghiệp quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán vượt trội hơn các nhóm nghề nghiệp khác.

Khi xét đến trình độ học vấn, thu nhập ta có kết quả phân tích ANOVA như sau:

Bảng 2.31: Kết quả kiểm định sự giống nhau của phương sai giữa các nhóm khác nhau về trình độ học vấn

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

Bảng 2.32: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm khác nhau về trình độ học vấn Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups (Combined) 2.584 3 0.861 8.100 0.000 Linear Term Unweighted 2.371 1 2.371 22.299 0.000 Weighted 2.057 1 2.057 19.346 0.000 Deviation 0.527 2 0.263 2.477 0.087 Within Groups 21.053 198 0.106 Total 23.637 201

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Bảng 2.33: Kết quả kiểm định sự giống nhau của phương sai giữa các nhóm thu nhập

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

1.063456445 3 198 0.366

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các thu nhập

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups (Combined) 2.157 3 0.719 6.628 0.000 Linear Term Unweighted 1.812 1 1.812 16.706 0.000 Weighted 1.542 1 1.542 14.210 0.000 Deviation 0.616 2 0.308 2.837 0.061 Within Groups 21.480 198 0.108 Total 23.637 201

(Nguồn: số liệu từ điều tra – phụ lục 02)

Dựa vào bảng kết quả kiểm định ANOVA 2.32, ta thấy, có sự khác nhau về quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn giữa các nhóm khác nhau về trình độ học vấn và thu nhập, cụ thể các bảng kết quả trong phụ lục 2 sẽ cho thấy, nhóm có

trình độ học vấn càng cao thì quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn càng nhiều, tương tự, nhóm có thu nhập càng cao thì quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán càng nhiều.

Như vậy, qua những phân tích đã nêu ra, cho thấy, quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân chịu tác động của các yếu tố giá trị cảm xúc, giá trị xã hội, cơ sở vật chất, nhân viên, chất lượng dịch vụ, lãi và phí, cơng nghệ, chiêu thị. Trong đó, yếu tố tác động đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán mạnh nhất là chất lượng dịch vụ, sau đó là cơng nghệ, tiếp đến là lãi và phí, giá trị cảm xúc. Đồng thời, cũng cho thấy có sự khác nhau về quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán khi xét đến các yếu tố về độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, khơng có sự khác nhau về quyết định mở tài khoản giữa nam và nữ. Qua đó cũng cho thấy, ngân hàng nên tập trung vào các nhóm khách hàng từ 25 đến 50 tuổi, có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên, có trình độ học vấn cao, đồng thời chú trọng đến nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng và chủ doanh nghiệp vì những khách hàng này, theo phân tích, có xu hướng quan tâm và quyết định mở tài khoản nhiều hơn.

Kết luận chương 2:

Chương 2 của luận văn ngoài việc giới thiệu về Vietcombank, đánh giá tình hình huy động vốn của Vietcombank qua các năm từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, phân tích tình hình huy động tiền gửi thanh tốn từ đó nêu ra các thành tựu và hạn chế trong công tác huy động tiền gửi thanh toán của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, đã đi vào phân tích nội dung chính của luận văn là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại Vietcombank (khu vực khảo sát được giới hạn là Vietcombank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh).

Thừa kế lý thuyết và mơ hình đã đề ra trong chương 1, tác giả thực hiện bảng câu hỏi về 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại Vietcombank với 39 mục hỏi và khảo sát 202 khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh theo tiêu chí đã đề ra để phù hợp với mơ hình là đã có giao dịch với Vietcombank, chưa có tài khoản tiền gửi thanh tốn và đang có ý định mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Khi đã khảo sát, kiểm tra, sàng lọc và chọn đủ 202 bảng câu hỏi hợp lệ, tác giả tiến hành nhập và phân tích dữ liệu bằng SPSS. Kết quả phân tích sau khi đã loại đi các biến khơng phù hợp như sau: việc áp dụng mơ hình hồi quy tuyến tính cho dữ liệu khảo sát của luận văn là phù hợp và đáng tin cậy, quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán bị tác động bởi 8 nhân tố như mơ hình ban đầu đề ra theo các mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố, trong đó, chất lượng dịch vụ tác động mạnh nhất đến quyết định của khách hàng, sau đó là cơng nghệ, lãi và phí, giá trị cảm xúc, các biến cịn lại có tác động ít hơn. Qua phân tích cho thấy, kết quả hồi quy hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về huy động tiền gửi thanh toán của ngân hàng, và tình hình thực tiễn tại Vietcombank. Đồng thời, thơng qua phân tích Independent Sample T-test và One-way ANOVA, tác giả khám phá ra rằng có sự khác nhau về quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh tốn của các nhóm khách hàng khi xét đến các yếu tố về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và trình độ học vấn, tuy nhiên, khơng có sự khác biệt khi xét đến yếu tố giới tính.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THANH TỐN TẠI VIETCOMBANK.

3.1 Phân tích ma trận SWOT 3.1.1 Điểm mạnh

- Vietcombank là ngân hàng đã hoạt động lâu năm, uy tín và thương hiệu của ngân hàng đã được khẳng định.

- Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng có nhiều tiện ích. - Có thị phần lớn, lượng khách hàng sẵn có.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại

- Đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn cao, tận tụy, ham học hỏi. - Có hệ thống mạng lưới giao dịch rộng khắp.

- Đội ngũ quản lý mạnh

- Là ngân hàng có quy mơ lớn, nguồn vốn dồi dào

3.1.2 Điểm yếu

- Vietcombank vẫn là ngân hàng bán buôn, chưa phát triển mạnh mảng dịch vụ bán lẻ – được xem là mảng dịch vụ có tiềm năng đối với các NHTM.

- Kênh thơng tin quảng bá sản phẩm cịn nhiều hạn chế. - Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu.

3.1.3 Cơ hội

- Giao dịch qua ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc và cần thiết với người dân.

- Tranh thủ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới như điện toán đám mây, điện toán di động, …

- Áp lực đổi mới công nghệ, thích nghi với kỹ thuật mới để tăng năng lực cạnh tranh.

- Tình hình chung của ngành ngân hàng trong tương lai vẫn ảm đạm do tác động của suy thoái kinh tế.

- Cạnh tranh về huy động vốn ngày càng tăng giữa các ngân hàng.

- Các diễn biến bất lợi của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của khách hàng.

Bảng 3.1 Ma trận SWOT

CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)

ĐIỂM MẠNH (S)

SO: giải pháp phát huy điểm mạnh để nắm bắt cơ hội

+ Phát triển hơn nữa thương hiệu Vietcombank với những chiến lược marketing hiệu quả.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng sự phát triển không ngừng của thị trường

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.

ST: Giải Pháp Phát Huy Thế Mạnh Đẩy Lùi Nguy Cơ

+ Giữ chân khách hàng truyền thống bằng các ưu đãi đặc biệt, sử dụng đối tượng khách hàng này như một kênh truyền thông hiệu quả để lôi kéo khách hàng mới.

+ Phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với điều kiện kinh tế, và yêu cầu của khách hàng. + Tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng để thu hút khách hàng mới.

ĐIỂM YẾU (W)

WO: giải pháp khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

+ Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các điều kiện kinh tế hiện đại.

+ Mở rộng kênh thông tin, quảng bá sản phẩm.

+ Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng bán lẻ để phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách hàng trong nước, tận dụng triệt để các nguồn vốn từ dân cư.

WT: giải pháp khắc phục điểm yếu để loại trừ nguy cơ

+ Chú trọng hơn trong việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ, tận dụng nguồn vốn huy động từ dân cư.

3.2 Đề xuất giải pháp thu hút khách hàng cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Vietcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)