Đối với đơn vị chấp nhận thẻ :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 26 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

1.1. Khái quát về thẻ tín dụng quốc tế:

1.1.4.3. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ :

- Góp phần mở rộng thị trường, gia tăng doanh số : Khi đơn vị kinh doanh chấp nhận thanh tốn bằng thẻ tín dụng quốc tế sẽ thu hút thêm khách hàng là chủ thẻ của các thương hiệu thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, JCB, …; khách du lịch ln có thói quen sử dụng thẻ tín dụng quốc tế; … làm tăng thêm uy tín cho đơn vị. Từ đó góp phần mở rộng thêm thị phần của đơn vị. Đồng thời, chấp nhận thanh tốn bằng thẻ tín dụng quốc tế cịn giúp các ĐVCNT nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đơn vị chưa chấp nhận thanh tốn. Nhờ đó, doanh số cung ứng hàng hóa - dịch vụ của ĐVCNT cũng tăng theo.

- Đảm bảo an toàn : Hạn chế hiện tượng khách hàng sử dụng tiền giả, hạn chế nguy cơ mất tiền, thiếu tiền, trộm cướp. Giảm áp lực cho nhân viên thu ngân, giảm thiểu rủi ro thu tiền giả, tiền không nguyên vẹn, …

- Tiết kiệm thời gian giao dịch : Khi giao dịch tiền mặt với khách hàng, việc kiểm đếm tiền, ghi chép sổ sách mất khá nhiều thời gian. Khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, quá trình xử lý giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn.

- Tiết kiệm chi phí giao dịch : Thanh tốn bằng thẻ tín dụng quốc tế giúp ĐVCNT giảm đáng kể các chi phí kiểm đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính, nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng. Ngồi ra cịn tiết kiệm được các chi phí phát sinh do sử dụng tiền mặt trong thanh toán như thất thoát trong thu chi tiền như thu tiền thiếu, tiền khơng cịn ngun vẹn, rủi ro đạo đức của nhân viên thu ngân, chuẩn bị tiền lẻ để thối cho khách hàng, thất thu phần tiền lẻ cuối cùng, …

- Ngoài ra việc tham gia chấp nhận thẻ cũng giúp cho các ĐVCNT nhận được các ưu đãi từ TCPHT như ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh tốn, tích lũy điểm đổi q, chương trình chăm sóc định kỳ, được cung cấp các trang thiết bị và hóa đơn cho thanh tốn thẻ.

1.1.4.4. Đối với nền kinh tế :

Việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế như : - Giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền mặt;

- Góp phần minh bạch hóa các giao dịch tài chính, hiện đại hóa hệ thống thanh tốn quốc gia và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới;

- Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng. Từ đó giảm các các tác động tiêu cực liên quan đến thanh tốn bằng tiền mặt như chi phí cao từ khâu in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền mặt; các tiêu cực phát sinh như gian lận trong buôn bán, trốn thuế, tham nhũng, lưu thơng tiền giả, …; khó kiểm sốt thu nhập để tính thuế thu nhập cá nhân; rửa tiền; …

- Tăng khối lượng và tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế : Tất cả các giao dịch của thẻ tín dụng quốc tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế đều được xử lý qua máy thanh toán tiền được lắp đặt ở các siêu thị, trung tâm thương mại, … thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt, hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên tồn thế giới và việc thanh toán trực tuyến đang là một hình thức thanh tốn nhanh chóng rất phổ biến trên

khắp thế giới. Vì vậy tốc độ chu chuyển vốn nhanh hơn nhiều so với các phương tiện thanh toán khác như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, …

- Góp phần gia tăng quản lý vĩ mơ của nhà nước : Thẻ tín dụng quốc tế giúp cho các giao dịch có liên quan sẽ được thực hiện qua ngân hàng. Từ đó, nâng cao khả năng kiểm sốt của Nhà nước, tạo nền tảng cho cơng tác quản lý vĩ mơ của Nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Cụ thể sẽ giúp Chính phủ thực hiện tốt chính sách kích cầu, kích thích tiêu dùng bằng việc cho vay tiêu dùng cá nhân thơng qua hình thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, kiểm sốt được các giao dịch kinh tế bằng loại thẻ này, kiểm sốt được tình hình chấp hành kỷ luật thanh tốn, … từ đó thực hiện tốt hơn vai trị quản lý của Nhà nước.

- Hiện đại hóa hệ thống thanh tốn quốc gia : Phát triển thẻ tín dụng quốc tế địi hỏi TCPHT phải sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận với cơng nghệ thanh tốn hiện đại của thế giới, hội nhập với cộng đồng quốc tế trước hết thông qua các tổ chức thẻ trên thế giới. Khi triển khai dịch vụ thanh tốn bằng thẻ tín dụng quốc tế, các TCPHT phải đưa hệ thống máy POS và ATM vào hoạt động để thẻ tín dụng quốc tế phát hành ra có thể sử dụng được. Cùng với thời gian, khoa học kỹ thuật càng phát triển và u cầu về tính bảo mật càng cao thì việc thay đổi cơng nghệ thẻ theo sự phát triển của thế giới là một yêu cầu bức thiết đối với các TCPHT. Từ đó góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh tốn quốc gia.

1.1.5. Những rủi ro thường xảy ra đối với việc sử dụng thẻ TDQT: 1.1.5.1. Đối với chủ thẻ :

- Chủ thẻ phải trả các khoản phí sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như : Phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí vượt hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ, … Vào ngày đến hạn, nếu dư nợ cuối kỳ chưa được thanh tốn hết thì chủ thẻ phải chịu những khoản phí và lãi chậm thanh tốn trên dư nợ cuối kỳ chưa thanh tốn đó. Lãi suất được tính thường cao hơn so với các sản phẩm cho vay thơng thường khác.

- Chủ thẻ có thể gặp rủi ro mất tiền khi thẻ rơi vào tay người khác nếu chủ thẻ không kịp thời thông báo cho TCPHT. Bởi hiện nay tại các ĐVCNT, nhân viên

thanh toán chỉ thực hiện một thủ tục đơn giản là đối chiếu chữ ký trên thẻ so với chữ ký trên hóa đơn, thậm chí nhiều nơi cũng không thực hiện việc đối chiếu này. Do đó, việc sử dụng thẻ của người khác để thanh tốn có thể thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện mà khơng gặp phải bất kỳ một khó khăn nào.

- Theo quy định, ĐVCNT khơng được u cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh tốn bằng thẻ tín dụng quốc tế so với thanh toán bằng tiền mặt nhưng trên thực tế nhiều ĐVCNT vẫn tự thu thêm phí. Điều này làm tăng số tiền mà chủ thẻ phải thanh toán, đặc biệt đối với những món hàng hóa có giá trị lớn thì khoản phí này là khá cao.

- Đường truyền giữa một số TCPHT và ĐVCNT còn yếu kém cộng với sự thiếu kinh nghiệm của nhân viên thanh tốn có thể khiến cho việc thanh tốn bằng thẻ trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp khơng thanh tốn được nên khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc trả hàng lại. Trường hợp phải cà thẻ nhiều lần mới thanh toán được, nếu nhân viên thanh tốn khơng biết cách xử lý thì hệ thống quản lý thẻ của TCPHT có thể ghi nhận giao dịch đó nhiều lần dẫn đến tổn thất cho chủ thẻ nếu họ không xem xét kỹ bản sao kê thẻ tín dụng quốc tế.

- Tại một số nhà hàng, quán ăn, siêu thị, … nhân viên ở đây thường cầm thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng đến nơi có máy thanh tốn để cà thẻ. Điều này khiến cho việc thanh tốn tiền bằng thẻ tín dụng quốc tế khơng bảo đảm an tồn do một số loại tội phạm thẻ có thể sao chép thơng tin trên thẻ để lấy cắp tiền từ thẻ.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng cịn yếu kém : Tại một số TCPHT do sự chậm trễ hoặc sai sót trong việc cung cấp bảng sao kê thẻ tín dụng quốc tế hàng tháng của khách hàng dẫn đến khách hành khơng thanh tốn kịp thời nên khách hàng bị phạt chậm thanh tốn và bị tính lãi. Dịch vụ nhắn tin qua điện thoại của một số TCPHT chỉ cho biết tổng số tiền phải trả trong tháng nên không thể kiểm tra các giao dịch khi khách hàng có nhu cầu kiểm tra đột xuất. Điều này chứng minh sự chậm trễ trong việc đầu tư cải tiến cơng nghệ phục vụ việc chăm sóc khách hàng của một số TCPHT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)