Định hướng phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 82 - 84)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

4.1. Định hướng phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam :

Nhằm thực hiện một trong những mục tiêu của đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 2453/QÐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 về việc Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thẻ thanh tốn nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng đang được xem là những phương tiện thanh toán cần được chú trọng đầu tư và phát triển.

Theo Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, phấn đấu đến cuối năm 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ :

Việt Nam đạt được các chỉ tiêu về khả năng thanh toán như sau :

- Số lượng thẻ phát hành phải đạt mức 30 triệu thẻ, 95% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn v.v… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ;

- Tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh tốn khơng q 15%;

- Đạt mức 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản;

- Đạt mức 95% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng.

Và định hướng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 như sau :

- Phát triển thanh toán khơng dùng tiền mặt phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong Đề án khơng mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội;

- Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt;

- Các giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của tồn bộ các hoạt động thanh tốn của nền kinh tế.

Theo quyết định số 2453/QÐ-TTg ngày 27/12/2011 về việc Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, chú trọng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực nơng thôn đưa ra một số mục tiêu cụ thể có lien quan đến việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế như sau : đến cuối năm 2015 :

- Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; - Nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 – 40% dân số; - Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, tồn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch một năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)