Nhóm nhân tố thuộc về tiết kiệm và đầu tư của người sử dụng thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 35 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

1.1. Khái quát về thẻ tín dụng quốc tế:

1.1.7.4. Nhóm nhân tố thuộc về tiết kiệm và đầu tư của người sử dụng thẻ

1.1.7.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẻ tín dụng quốc tế và chi tiêucủa người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế: của người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế:

Nhóm nhân tố này bao gồm những nhân tố mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, tỷ lệ chi tiêu bằng thẻ tín dụng quốc tế trong tổng chi tiêu, …

- Mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Thông thường, những người trẻ tuổi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích tín dụng là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi thu nhập còn hạn chế, những người lớn tuổi thường sử dụng thẻ này vì mục đích an tồn, thuận tiện trong thanh tốn. Bên cạnh đó, mục đích khơng cần mang theo tiền mặt cũng ảnh hưởng việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người quan tâm đến uy tín, đẳng cấp, địa vị xã hội cũng góp phần làm gia tăng việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế làm cho chủ thẻ có cảm giác khơng bị giảm khả năng chi trả, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ mà khơng cần có tiền ngay, …Từ đó, làm tăng chi tiêu của chủ thẻ. Do khả năng làm tăng chi tiêu của chủ thẻ nên ảnh hưởng đến việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

1.1.7.4. Nhóm nhân tố thuộc về tiết kiệm và đầu tư của người sửdụng thẻ tín dụng quốc tế: dụng thẻ tín dụng quốc tế:

Nhóm nhân tố này bao gồm những nhân tố việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có cho phép chủ thẻ sử dụng phần thu nhập hàng tháng không sử dụng để đầu tư vào những cơng cụ tài chính, tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập, những lựa chọn đầu tư, …

- Tiết kiệm có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Nếu như chủ thẻ sử dụng phần lớn thu nhập để tiết kiệm thì có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Chủ thẻ tiết kiệm nhiều thì thu nhập dành cho chi tiêu sẽ giảm đi, nên chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán bị thiếu hụt khi cần thiết. Đồng thời, khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

làm cho thu nhập nhàn rỗi gia tăng, chủ thẻ có thể lựa chọn tiết kiệm hoặc là sử dụng phần thu nhập không sử dụng này để đầu tư vào các cơng cụ tài chính.

1.1.8. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng :

Lý thuyết lựa chọn sử dụng cho bài nghiên cứu là Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975). Lý thuyết này đã được Fishbein và Ajzen phát triển vào năm 1975. Đây là một lý thuyết nghiên cứu về vấn đề tâm lý xã hội, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa bốn yếu tố niềm tin, thái độ, ý định và hành vi. Năm 1980, Fishbein và Ajzen tiếp tục sửa đổi, bổ sung lý thuyết về thái độ và hành vi này. Mục tiêu cơ bản của lý thuyết là để dự đoán về một hành vi nhất định. Lý thuyết này nhắm đến việc đo lường ý định thực hiện hành vi bởi việc nhận ra những nhân tố khơng thể kiểm sốt đã hạn chế việc dự đoán hành vi thật sự.

Lý thuyết này đã được một số nghiên cứu trên thế giới về thẻ tín dụng quốc tế sử dụng. Tiêu biểu là :

Hanudin Amin (2012b) đã sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo của những khách hàng tại các ngân hàng Hồi giáo.

Hanudin Amin (2012a) tiếp tục sử dụng lý thuyết này để khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo của những khách hàng tại các ngân hàng Malaysia. Tuy nhiên Hanudin Amin đã sử dụng mơ hình hiệu chỉnh từ lý thuyết này để nghiên cứu về thái độ, chuẩn chủ quan và chi phí tài chính tác động đến thẻ tín dụng Hồi giáo.

Trong lý thuyết này, Fishbein và Ajzen đã giới thiệu một phương thức dự đốn về hành vi. Các cá nhân thường có lý trí và sử dụng thơng tin có sẵn của họ. Họ xem xét các tác động của hành vi thực tế trước khi họ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen và Fishbein, 1980).

Theo lý thuyết, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi. Có hai nhân tố chính có vai trị quyết định đối với ý định thực hiện hành vi là : nhân tố thuộc về cá nhân – nhân tố thái độ, và nhân tố xã hội – nhân tố chuẩn chủ quan.

Theo TRA, hành vi của một người được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI), và thường được tính bằng cơng thức : BI = A + SN

Với A : là thái độ của một cá nhân. Thái độ này có thể là tích cực hay tiêu cực đối với hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975).

SN : là chuẩn chủ quan. SN thể hiện nhận thức của con người về một hành vi bị ảnh hưởng bởi quan điểm về hành vi đó của những người khác. Những ý kiến từ gia đình, bạn bè, chun gia, ... có ảnh hưởng nhiều đến người thực hiện hành vi. Và thường thì những ý kiến tham khảo từ một nhóm người được sử dụng nhiều hơn (Fishbein và Ajzen, 1975).

BI : là thước đo ý định của một người về việc thực hiện hành vi. Ý định là việc một người dựa vào khả năng chủ quan của họ để thực hiện hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975).

Tóm tắt chương 1

Chương này trình bày những vấn đề khái quát về thẻ tín dụng quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam bao gồm quá trình hình thành và phát triển của thẻ tín dụng quốc tế; khái niệm, đặc điểm, phân loại thẻ tín dụng quốc tế; lợi ích, rủi ro của thẻ tín dụng quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế. Chương này giúp hiểu được những vấn đề căn bản có liên quan đến thẻ tín dụng quốc tế.

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)