Tóm lược các nghiên cứu trướ c:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 53 - 60)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

3.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu :

3.1.1. Tóm lược các nghiên cứu trướ c:

Thẻ tín dụng quốc tế là một sản phẩm tương đối mới trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nhưng đã được sử dụng rộng rãi tại các nước như Mỹ, một số quốc gia Châu Âu, Singapore, … Chính vì vậy tiềm năng phát triển của loại thẻ này đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới từ đầu những năm 1970 nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng quốc tế như việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế; vấn đề nợ thẻ tín dụng quốc tế; các loại thẻ tín dụng quốc tế như thẻ tín dụng quốc tế Hồi Giáo, thẻ tín dụng quốc tế dành cho sinh viên, ... Điều này đã làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về thẻ tín dụng quốc tế. Đặc biệt tác động của các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, thu nhập, tơn giáo, tình trạng hơn nhân, …; sự thuận tiện và an toàn trong chi tiêu; thái độ đối với nợ; … đối với việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi sự ảnh hưởng trực tiếp của những biến này đến sự phát triển của thẻ tín dụng quốc tế.

Theo nghiên cứu của Kurtuluş và Nasir (2006) về thái độ của người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong thị trường mới nổi – lấy kinh nghiệm tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao, giới tính là nam và người trẻ tuổi có xu hướng sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những người không thuộc đối tượng này.

Nghiên cứu của Safakli (2007) nhằm xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế được thực hiện tại thành phố Nicosia - miền Bắc nước Cộng hịa Síp. Những đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, tôn giáo. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy chiến lược tiếp thị dựa

theo các đặc điểm nhân khẩu học không phải là một chiến lược tiếp thị khả thi. Hai nhân tố cũng tác động đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là sự thuận tiện và sự dễ dàng, an toàn.

Bài nghiên cứu của Themba và Tumedi (2012) so sánh mức độ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Gaborone - thủ đô của Botswana với những quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình khác. Bài viết cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và đặc điểm nhân khẩu học của người sử dụng thẻ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp, người trẻ tuổi, nam giới, và những người đã lập gia đình có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn những nhóm khác.

Mối quan hệ tích cực giữa nợ và thái độ của người sở hữu thẻ tín dụng quốc tế đối với ý định sử dụng loại thẻ này được nghiên cứu bởi Jirotmontree (2010) thực hiện tại Bangkok - Thái Lan. Nghiên cứu những biến nhân khẩu học cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn và thời gian làm việc lâu hơn thì khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong chi tiêu nhiều hơn. Đồng thời những người có quan điểm ủng hộ nợ thẻ và việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế thì thường sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn. Bên cạnh đó, thái độ ưa thích thẻ tín dụng quốc tế cũng làm tăng khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Hơn nữa, những người khơng thanh tốn tồn bộ dư nợ thẻ tín dụng quốc tế hàng tháng cũng có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

Nghiên cứu của Hayhoe và cộng sự (1999) thực hiện đối với những sinh viên đại học trên 18 tuổi tại năm trường đại học ở Mỹ nhằm nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với tín dụng và tiền có quyết định như thế nào đến việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế. Kết quả cho thấy tuổi đóng vai trị quan trọng hơn những yếu tố khác có liên quan đến sinh viên trong việc ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Cụ thể những sinh viên lớn tuổi hơn có nhiều thẻ tín dụng quốc tế hơn. Đồng thời, sinh viên nữ có xu hướng sở hữu nhiều thẻ tín dụng quốc tế hơn so với sinh viên nam.

Chien và Devaney (2001) đã nghiên cứu tác động của thái độ đối với tín dụng và những nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cuộc khảo sát về tình hình tài chính năm 1998 của Cục dự trữ liên bang Mỹ, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân tố nhân khẩu học, kinh tế và thái độ đối với tín dụng có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người tiêu dùng trẻ tuổi và có thu nhập hiện tại thấp sẵng sàng chi tiêu cho hiện tại bằng cách sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn những người lớn tuổi hơn. Đồng thời, những người tiêu dùng có thu nhập cao hơn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích trả góp cũng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

Bài nghiên cứu của Kim và DeVaney (2001) cũng sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát về tình hình tài chính năm 1998 của Cục dự trữ liên bang Mỹ để nghiên cứu việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và dư nợ thẻ tín dụng quốc tế phải thanh tốn. Người tiêu dùng có thể tối đa hóa lợi ích từ việc chi tiêu bằng cách sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một nguồn tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi, tình trạng hơn nhân, quy mơ hộ gia đình có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những hộ gia đình đứng đầu bởi những người trẻ tuổi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một công cụ vay mượn nhiều hơn những hộ gia đình đứng đầu bởi những người lớn tuổi. Những người đã kết hơn cũng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những người chưa kết hơn hoặc ly dị. Trình độ giáo dục càng cao thì việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế càng gia tăng.

Nghiên cứu của Kaynak và Harcar (2001) xem xét thái độ của người tiêu dùng cũng như ý định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong một quốc gia đang phát triển. Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập từ những người có thẻ tín dụng quốc tế và khơng có thẻ trong thành phố Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ. Bài nghiên cứu sử dụng các nhân tố tác động là mức độ phát triển kinh tế của quốc gia, mơi trường chính trị, sự phát triển kỹ thuật, những đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội của người sử dụng (bao gồm giới tính, tuổi, thu nhập, dân tộc) và mơi trường

cạnh tranh. Tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố nhân khẩu học và các đặc điểm kinh tế xã hội đối với việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Trình độ giáo dục cao hơn và thu nhập cao hơn có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn. Những người từ 36 tuổi đến 45 tuổi có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn những độ tuổi khác. Kết quả nghiên cứu cịn cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể về việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế giữa nam và nữ.

Nghiên cứu của Lee và Kwon (2002) tiếp tục sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát về tình hình tài chính năm 1998 của Cục dự trữ liên bang Mỹ nhằm tìm hiểu về việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh tốn và phương tiện tài chính. Về đặc điểm nhân khẩu học thì thu nhập, dân tộc và độ tuổi có liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện tài chính. Tuy nhiên, thu nhập, dân tộc và tình trạng hơn nhân lại liên quan đến việc sử dụng thẻ như một phương tiện thanh tốn. Người tiêu dùng có thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp thì khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện tài chính cao hơn. Mặt khác, thu nhập càng cao thì khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh tốn càng tăng. Những người đã kết hơn có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh tốn hơn so với những người khơng kết hơn. Khả năng chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện tài chính giảm khi tuổi gia tăng. Tuy nhiên, người tiêu dùng càng lớn tuổi thì càng có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh toán.

Kết quả nghiên cứu của Chan (1997) tại Hong Kong nhằm xem xét sự khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học và thái độ giữa chủ thẻ tín dụng quốc tế có hoạt động và khơng hoạt động sử dụng các biến độc lập là giới tính, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, độ tuổi, giáo dục. Kết quả cho thấy đa số chủ thẻ trong mẫu nghiên cứu thuộc các nhóm tuổi trẻ hơn và được giáo dục tốt hơn. Thu nhập được tìm thấy là biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Cụ thể, chủ thẻ khơng hoạt động chi tiêu ít hơn so với chủ thẻ hoạt động.

Bài nghiên cứu của Khare và cộng sự (2012) được thực hiện trong sáu thành phố ở Ấn Độ nhằm nghiên cứu tác động của những biến thuộc về lối sống đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những nhân tố nhân khẩu học được sử dụng bao gồm tuổi, giới tính và thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế bao gồm sự thuận tiện, mơ hình sử dụng, địa vị. Tính tiện lợi của thẻ tín dụng quốc tế giúp gia tăng việc lựa chọn và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của chủ thẻ. Người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn trong khi những người lớn tuổi thích phương thức thanh tốn bằng tiền mặt hơn. Về giới tính, nam giới có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn so với nữ giới do phụ nữ Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc tài chính vào gia đình, quyền sở hữu thẻ tín dụng quốc tế thuộc về nam giới và thẻ được sử dụng trong việc mua sắm cho gia đình.

Nghiên cứu của Schuh và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu của thị trường thanh toán Mỹ nhằm đo lường những tác động của phí mua hàng và điểm thưởng của thẻ đến lợi ích của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và thu nhập hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ít nhất một thẻ tín dụng quốc tế gia tăng cùng với thu nhập. Thu nhập không phải là yếu tố duy nhất có tương quan thuận với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Sau khi cố định biến thu nhập, các đặc tính thuận tiện, chi phí và thời gian thanh tốn cũng có một tác động cùng chiều đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

Nghiên cứu của Kaynak và cộng sự (1995) sử dụng mẫu bao gồm những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ. Biến nhân khẩu học và kinh tế - xã hội sử dụng là giới tính, giáo dục, thu nhập, tuổi, nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng tồn tại mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế xã hội và nhân khẩu học của người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ với việc sở hữu và hành vi sử dụng tín dụng của họ. Hầu hết những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là những cư dân đơ thị, trình độ giáo dục cao hơn, cơng việc chun nghiệp hơn, và người có thu nhập cao hơn. Khơng có khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong việc sử dụng thẻ tín

dụng quốc tế. Người trả lời có thu nhập thấp và trung bình cùng với trình độ giáo dục thấp là những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích tín dụng nhiều hơn các tính năng an tồn và tiện lợi.

Bài viết của Tan và cộng sự (2011) nghiên cứu các đặc điểm của chủ thẻ tín dụng quốc tế ở Malaysia và phân biệt giữa người sử dụng vì mục đích thuận tiện và người sử dụng vì mục đích tín dụng tuần hồn. Kết quả từ một mẫu phân tầng ở Malaysia cho thấy tuổi tác, quy mơ hộ gia đình, thu nhập, giáo dục, cam kết cho vay, và sở hữu tài khoản vãng lai có vai trị quan trọng trong việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế. Đa số người có thu nhập trung bình trở lên là chủ thẻ nhưng người có thu nhập thấp khơng sở hữu bất kỳ thẻ nào. Khơng có sự khác biệt trong việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế giữa những người có thu nhập cao. Tuổi trung bình của những người sở hữu thẻ tín dụng quốc tế lớn hơn so với người khơng nắm giữ thẻ. Ngồi ra, đa số người trả lời cho rằng lý do quan trọng nhất để sở hữu thẻ tín dụng quốc tế là chức năng thanh tốn thuận tiện trong khi số ít người sở hữu thẻ vì lý do tín dụng. Barker và Sekerkaya (1992) nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người được giáo dục tốt hơn, người trung niên và người đã kết hôn ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn. Thái độ của người sở hữu hoặc khơng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế : lý do quan trọng nhất mà người có thẻ sử dụng thẻ là sự dễ dàng thanh tốn, sau đó là rủi ro khi mang theo tiền mặt. Cịn đối với những người khơng sử dụng thẻ là do họ thiếu thông tin, tiêu chuẩn cấp thẻ khá khắt khe, và khả năng nghiện mua sắm.

Sulaiti và cộng sự (2006) nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng Ả-rập đối với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế từ quan điểm đa văn hóa. Nghiên cứu ảnh hưởng của những biến nhân khẩu học là tuổi, thu nhập, giáo dục đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Thứ hai là tác động của đặc điểm văn hóa khác nhau giữa các quốc gia đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Cuối cùng là ảnh hưởng của nợ và sự thuận tiện của thẻ tín dụng quốc tế đến việc sử dụng loại thẻ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bị ảnh hưởng bởi tuổi, giáo dục và

thu nhập. Sự khác nhau về văn hóa khơng ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Và sự thuận tiện có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, sự dễ dàng sử dụng thì khơng có tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

Amin (2012b) nghiên cứu về quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bằng cách sử dụng các yếu tố chi phí tài chính, kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế, thái độ về việc sử dụng thẻ, người giới thiệu, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, tơn giáo, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là chi phí tài chính, kiến thức về thẻ, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, tơn giáo và trình độ học vấn. Và tất cả các biến này đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc đang nghiên cứu.

Tunalı và Tatoglu (2010) sử dụng bốn nhóm biến để đo lường biến phụ thuộc là số thẻ tín dụng quốc tế đã sử dụng bao gồm những câu hỏi về cá nhân (nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)