Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ TDQT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

1.1. Khái quát về thẻ tín dụng quốc tế:

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ TDQT:

1.1.6.1. Sự cần thiết của việc phát triển thẻ TDQT :

Ngày nay hoạt động thương mại khơng cịn bị hạn chế trong phạm vi một quốc gia mà đã vươn ra tồn thế giới. Để thực hiện được điều đó địi hỏi phải có những phương thức thanh tốn có thể sử dụng tại bất kỳ nơi nào trên thế giới và được chấp nhận thanh tốn trên phạm vi tồn cầu. Bên cạnh đó, đối với các TCPHT là ngân hàng thì việc cho vay tiêu dùng và phát triển các sản phẩm dịch vụ được

xem là một trong các vấn đề trọng tâm trong chiến lược kinh doanh trong tương lai. Việc đầu tư và phát triển những sản phẩm dịch vụ ngân hàng là phản ánh năng lực, trình độ phát triển, qui mô hoạt động của ngân hàng, là chiến lược đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng trong cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần. Trên cơ sở đó, việc lựa chọn và áp dụng thêm những sản phẩm mới trong rất nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại đang được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển là một bước đi đúng đắn của các ngân hàng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những sản phẩm dịch vụ hiện đại đó là thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ tín dụng quốc tế ra đời là một sản phẩm tất yếu của thương mại hiện đại. Bên cạnh một số rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ thì khơng thể phụ nhận những lợi ích mà loại thẻ này mang lại. Một số rủi ro được nêu ra đó khơng phải để hạn chế khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mà để chủ thẻ tìm hiểu kỹ hơn về các quy định của thẻ, cẩn thận hơn khi sử dụng thẻ và tìm ra các biện pháp phịng ngừa rủi ro. Lợi ích của thẻ tín dụng quốc tế khơng chỉ mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp, TCPHT, tổ chức thẻ, ĐVCNT, Nhà nước mà cịn thể hiện trình độ phát triển của một quốc gia so với sự phát triển của thế giới.

1.1.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ TDQT :

- Thói quen tiêu dùng : Thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thẻ tín dụng quốc tế. Tại những nước đang phát triển như Việt Nam, đa số người dân vẫn cịn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn hầu hết các giao dịch phát sinh. Mặc dù thói quen thanh tốn tiền mặt đã bộc lộ những nhược điểm của nó như chi phí liên quan cao, rủi ro mất mát, rủi ro tiền giả, … nhưng phương thức thanh toán này vẫn còn rất phổ biến. Tuy nhiên việc thay đổi thì khơng thể tiến hành được ngay mà phải cần thời gian để người dân dần dần nhận thấy được những lợi ích mà các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt mang lại, trong đó có thẻ tín dụng quốc tế (Vũ Thị Nga, 2012).

- Trình độ dân trí : Một quốc gia có trình độ dân trí cao sẽ dễ dàng tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật, tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Do đó, quốc gia đó sẽ dễ dàng chấp nhận sự thay đổi nếu sự thay đổi đó đem lại

nhiều lợi ích hơn so với cái cũ, cái bị xem là lạc hậu. Hơn nữa những người có trình độ học vấn có xu hướng thích tiếp cận với cái mới, cái tiến bộ hơn để mở rộng sự hiểu biết của họ hơn nữa. Họ là những người thích được trải nghiệm.

- Thu nhập : Những người có thu nhập cao đồng nghĩa với việc họ có mức sống cũng khá cao. Chính bởi mức sống khá cao đó mà họ có nhu cầu cao hơn trong thanh tốn như nhanh chóng, an tồn, thuận lợi và xuyên quốc gia. Hơn nữa, họ cũng có điều kiện tận hưởng các dịch vụ du lịch, giải trí trong nước và quốc tế; thanh tốn hàng hóa dịch vụ trực tuyến; … nên một sản phẩm thanh tốn có thể đáp ứng các nhu cầu đó của họ như thẻ tín dụng quốc tế là hết sức cần thiết.

- Trình độ kỹ thuật – cơng nghệ của TCPHT : Để có thể phát hành được chiếc thẻ tín dụng quốc tế thì trước tiên TCPHT phải có đầy đủ trang thiết bị máy móc theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Đồng thời TCPHT cũng phải thay đổi các trang thiết bị này theo sự phát triển của kỹ thuật phát hành thẻ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chủ thẻ đặc biệt là nhu cầu an toàn cho thẻ. Bên cạnh đó, việc đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc thanh toán giữa chủ thẻ – ĐVCNT – TCPHT cũng phải được quan tâm để tránh gây khó khăn trong việc thanh tốn, quản lý của các đơn vị liên quan.

- Môi trường pháp lý : Thẻ tín dụng quốc tế cũng giống như bất kỳ một phương tiện thanh tốn nào khác đều cần phải có những quy định chặt chẽ từ phía Nhà nước và Chính phủ nhằm giúp cho việc phát hành, sử dụng, quản lý thẻ được thực hiện chặt chẽ và xuyên suốt. Bên cạnh đó cần có đầy đủ các cơ sở pháp lý để xử lý các tranh chấp phát sinh từ thẻ tín dụng quốc tế một cách đúng đắn, phù hợp, khách quan.

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ TDQT :

1.1.7.1. Nhóm nhân tố thuộc về cá nhân của người sử dụng thẻ tíndụng quốc tế : dụng quốc tế :

Những nhân tố thuộc về cá nhân bao gồm giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, … Những nhân tố này có khả năng có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Những người có giới tính là nữ thường giữ vai trò chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu phát sinh trong gia đình, nên họ có khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Đồng thời, cả nam giới và nữ giới đều có nhu cầu chi tiêu cho các nhu cầu mua sắm, ngoại giao, du lịch, giải trí, … nên họ đều có khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Những người trẻ tuổi có xu hướng thích trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mới nên thẻ tín dụng quốc tế có nhiều khả năng được giới trẻ sử dụng nhiều. Đồng thời, những người trẻ tuổi thường có nhu cầu chi tiêu nhiều cho các hoạt động du lịch, giải trí, học tập, mua sắm, … nên đặc điểm tín dụng tuần hồn khiến cho loại thẻ này được giới trẻ sử dụng nhiều. Thường thì những người lớn tuổi là những người sống theo lối truyền thống nên khó chấp nhận những sản phẩm cơng nghệ. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại hóa như hiện nay, những người lớn tuổi hơn cũng có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế bởi tính an tồn, tiện lợi, … của loại thẻ này.

- Những người đã kết hôn thường có nhu cầu chi tiêu cao hơn những người chưa kết hơn nên thẻ tín dụng quốc tế có thể được họ sử dụng nhiều hơn bởi ưu điểm chi tiêu trước – trả tiền sau của loại thẻ này. Tuy nhiên, những người chưa kết hơn vẫn có khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, du lịch, giải trí, …

- Những người có trình độ học vấn cao thường có khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn bởi họ sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mang lại cho họ nhiều tiện ích. Ở những quốc gia có trình độ dân trí cao, thẻ tín dụng quốc tế đã trở thành một sản phẩm được sử dụng phổ biến.

1.1.7.2. Nhóm nhân tố thuộc về thu nhập của người sử dụng thẻtín dụng quốc tế: tín dụng quốc tế:

Nhóm nhân tố thuộc về thu nhập phổ biến là tổng thu nhập hàng tháng, thu nhập hàng năm, thu nhập thường xuyên, …

Những người có thu nhập thấp thường rất thận trọng trong chi tiêu, họ thường khơng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì thẻ này làm tăng chi tiêu. Khi sử dụng thẻ tín

dụng quốc tế, họ khơng phải thanh tốn bằng tiền mặt nên có cảm giác vẫn cịn tiền để chi tiêu. Do đó, thu nhập càng cao thì khả năng chi tiêu càng tăng. Từ đó, làm tăng khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của chủ thẻ.

1.1.7.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẻ tín dụng quốc tế và chi tiêucủa người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế: của người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế:

Nhóm nhân tố này bao gồm những nhân tố mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, tỷ lệ chi tiêu bằng thẻ tín dụng quốc tế trong tổng chi tiêu, …

- Mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Thơng thường, những người trẻ tuổi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích tín dụng là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi thu nhập còn hạn chế, những người lớn tuổi thường sử dụng thẻ này vì mục đích an tồn, thuận tiện trong thanh tốn. Bên cạnh đó, mục đích khơng cần mang theo tiền mặt cũng ảnh hưởng việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người quan tâm đến uy tín, đẳng cấp, địa vị xã hội cũng góp phần làm gia tăng việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế làm cho chủ thẻ có cảm giác khơng bị giảm khả năng chi trả, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ mà khơng cần có tiền ngay, …Từ đó, làm tăng chi tiêu của chủ thẻ. Do khả năng làm tăng chi tiêu của chủ thẻ nên ảnh hưởng đến việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

1.1.7.4. Nhóm nhân tố thuộc về tiết kiệm và đầu tư của người sửdụng thẻ tín dụng quốc tế: dụng thẻ tín dụng quốc tế:

Nhóm nhân tố này bao gồm những nhân tố việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có cho phép chủ thẻ sử dụng phần thu nhập hàng tháng không sử dụng để đầu tư vào những cơng cụ tài chính, tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập, những lựa chọn đầu tư, …

- Tiết kiệm có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Nếu như chủ thẻ sử dụng phần lớn thu nhập để tiết kiệm thì có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Chủ thẻ tiết kiệm nhiều thì thu nhập dành cho chi tiêu sẽ giảm đi, nên chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tín dụng quốc tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán bị thiếu hụt khi cần thiết. Đồng thời, khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

làm cho thu nhập nhàn rỗi gia tăng, chủ thẻ có thể lựa chọn tiết kiệm hoặc là sử dụng phần thu nhập không sử dụng này để đầu tư vào các cơng cụ tài chính.

1.1.8. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng :

Lý thuyết lựa chọn sử dụng cho bài nghiên cứu là Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975). Lý thuyết này đã được Fishbein và Ajzen phát triển vào năm 1975. Đây là một lý thuyết nghiên cứu về vấn đề tâm lý xã hội, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa bốn yếu tố niềm tin, thái độ, ý định và hành vi. Năm 1980, Fishbein và Ajzen tiếp tục sửa đổi, bổ sung lý thuyết về thái độ và hành vi này. Mục tiêu cơ bản của lý thuyết là để dự đoán về một hành vi nhất định. Lý thuyết này nhắm đến việc đo lường ý định thực hiện hành vi bởi việc nhận ra những nhân tố khơng thể kiểm sốt đã hạn chế việc dự đoán hành vi thật sự.

Lý thuyết này đã được một số nghiên cứu trên thế giới về thẻ tín dụng quốc tế sử dụng. Tiêu biểu là :

Hanudin Amin (2012b) đã sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo của những khách hàng tại các ngân hàng Hồi giáo.

Hanudin Amin (2012a) tiếp tục sử dụng lý thuyết này để khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo của những khách hàng tại các ngân hàng Malaysia. Tuy nhiên Hanudin Amin đã sử dụng mơ hình hiệu chỉnh từ lý thuyết này để nghiên cứu về thái độ, chuẩn chủ quan và chi phí tài chính tác động đến thẻ tín dụng Hồi giáo.

Trong lý thuyết này, Fishbein và Ajzen đã giới thiệu một phương thức dự đốn về hành vi. Các cá nhân thường có lý trí và sử dụng thơng tin có sẵn của họ. Họ xem xét các tác động của hành vi thực tế trước khi họ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen và Fishbein, 1980).

Theo lý thuyết, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi. Có hai nhân tố chính có vai trị quyết định đối với ý định thực hiện hành vi là : nhân tố thuộc về cá nhân – nhân tố thái độ, và nhân tố xã hội – nhân tố chuẩn chủ quan.

Theo TRA, hành vi của một người được xác định bởi ý định thực hiện hành vi (BI), và thường được tính bằng cơng thức : BI = A + SN

Với A : là thái độ của một cá nhân. Thái độ này có thể là tích cực hay tiêu cực đối với hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975).

SN : là chuẩn chủ quan. SN thể hiện nhận thức của con người về một hành vi bị ảnh hưởng bởi quan điểm về hành vi đó của những người khác. Những ý kiến từ gia đình, bạn bè, chun gia, ... có ảnh hưởng nhiều đến người thực hiện hành vi. Và thường thì những ý kiến tham khảo từ một nhóm người được sử dụng nhiều hơn (Fishbein và Ajzen, 1975).

BI : là thước đo ý định của một người về việc thực hiện hành vi. Ý định là việc một người dựa vào khả năng chủ quan của họ để thực hiện hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975).

Tóm tắt chương 1

Chương này trình bày những vấn đề khái quát về thẻ tín dụng quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam bao gồm q trình hình thành và phát triển của thẻ tín dụng quốc tế; khái niệm, đặc điểm, phân loại thẻ tín dụng quốc tế; lợi ích, rủi ro của thẻ tín dụng quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế. Chương này giúp hiểu được những vấn đề căn bản có liên quan đến thẻ tín dụng quốc tế.

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI

VIỆT NAM

2.1. Quá trình phát triển của hoạt động cung ứng :

Thẻ tín dụng quốc tế chính thức có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1990, nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong vài năm gần đây. Việt Nam vẫn là nền kinh tế mà tiền mặt còn chiếm tỷ trọng lớn trong lưu thông nên giống như các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác, thẻ tín dụng quốc tế mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn và vẫn còn giới hạn số lượng người sử dụng. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ về loại thẻ này thì nó mới thật sự được chấp nhận rộng rãi là một phương tiện thanh toán hiện đại trong nền kinh tế.

Theo bản cáo bạch của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (www.vietcombank.com.vn) vào năm 1990, Vietcombank được chỉ định làm đại lý của tổ chức thẻ Visa và năm 1991 Vietcombank tiếp tục được chỉ định làm đại lý của tổ chức thẻ Master. Và tiếp sau đó vào năm 1996, chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam đã được phát hành bởi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam với thương hiệu Vietcombank Master. Khi thị trường thẻ tín dụng quốc tế mở rộng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ nói chung trong đó có thẻ tín dụng quốc tế.

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam đều thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế với tư cách là đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)