Kết quả nghiên cứ u:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 68 - 82)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

3.2. Kết quả nghiên cứ u:

3.2.1. Thống kê mô tả :

- Khảo sát cho thấy trong 135 người được hỏi thì có 73 người có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (chiếm tỷ lệ 54.07%) và 62 người trả lời là khơng có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (chiếm tỷ lệ 46%), được thể hiện ở Hình 3.3. Tỷ lệ người trả lời có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là một tỷ lệ khá cao so với những nhận xét về tình hình sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của bài là tại thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố lớn của Việt Nam, nên giải thích được người dân nơi đây sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn các khu vực khác của cả nước.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.3 : Quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của người được phỏng vấn

- Về giới tính, người trả lời là nam chiếm 48.15% và nữ chiếm một tỷ lệ cao hơn là 51.85% thể hiện ở Bảng 3.6.

46%

54% Khơng sử dụng

Bảng 3.6 : Giới tính của người được phỏng vấn

Giới tính Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Nữ 70 51.85

Nam 65 48.15

Tổng 135 100

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

- Về tình trạng hơn nhân, trong tổng số 135 người trả lời có 74 người chưa kết hơn, chiếm tỷ lệ 54.81% và 61 người trả lời là đã kết hôn, chiếm 45.19% thể hiện ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7 : Tình trạng hơn nhân của người được phỏng vấn

Hơn nhân Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Chưa kết hôn 74 54.81

Đã kết hôn 61 45.19

Tổng 135 100

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

- Về độ tuổi, theo số liệu thống kê từ dữ liệu khảo sát, những người trả lời có độ tuổi thấp nhất là 21 tuổi chiếm tỷ lệ là 8.89%, những người trả lời có độ tuổi cao nhất là 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 3.7%. Trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 22 tuổi với 26 người chiếm tỷ lệ là 19.26%. Thể hiện ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8 : Độ tuổi của người được phỏng vấn

Tuổi Số lượng Phần trăm Tuổi Số lượng Phần trăm

21 12 8.89 37 1 0.74 22 26 19.26 42 2 1.48 23 7 5.19 43 1 0.74 24 12 8.89 44 4 2.96 25 14 10.37 51 2 1.48 26 10 7.41 53 2 1.48 27 6 4.44 55 2 1.48 28 7 5.19 57 1 0.74 29 6 4.44 58 1 0.74 30 9 6.67 59 1 0.74 33 3 2.22 60 5 3.70 35 1 0.74 Tổng 135 100

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

- Về trình độ học vấn, trong 135 người trả lời, những người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 46.67%, tiếp theo là những người có trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ 24.44%, những người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ là 19.26% và tỷ lệ thấp nhất là những người có trình độ trên đại học là 13 người chiếm tỷ lệ 9.63%. Thể hiện ở Hình 3.4.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.4 : Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

- Về nghề nghiệp, theo kết quả khảo sát, trong những người được hỏi thì những người là “Nhân viên, cơng nhân” chiếm tỷ lệ cao nhất là 54.81% (chiếm 74 người trong tổng số 135 người trả lời), thứ hai là những người làm ở những lĩnh vực “Khác” chiếm 26.67% (chiếm 36 người trong tổng số 135 người trả lời), thứ ba là “Lãnh đạo, nhà quản lý” chiếm tỷ lệ là 13.33% (chiếm 18 người trong tổng số 135 người trả lời). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là những người “Hưu trí” với 5.19% (chỉ 7 người trong những người được hỏi chọn câu trả lời này). Kết quả được thể hiện ở Hình 3.5. 24.44% 19.26% 46.67% 9.63% Trung cấp trở xuống Cao đẳng Đại học Trên đại học

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.5 : Nghề nghiệp của người được phỏng vấn

- Về kiến thức về thẻ, trong 135 người trả lời có 67 người khơng có kiến thức chung về thẻ tín dụng quốc tế (như: cách sử dụng, tác dụng của thẻ,…), chiếm tỷ lệ 49.63% và có 68 người trả lời là có kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế, chiếm tỷ lệ là 50.37%. Thể hiện ở Hình 3.6.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.6 : Kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế của người được phỏng vấn

13%

55% 5%

27%

Lãnh đạo, nhà quản lý

Nhân viên, cơng nhân

Hưu trí Khác 49.63% 50.37% Khơng có kiến thức về thẻ Có kiến thức về thẻ

- Về thái độ về thẻ, trong những bảng câu hỏi sử dụng được thì có 44.44% người trả lời đánh giá thấp công dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng quốc tế và có đến 55.56% người trả lời có đánh giá cao cơng dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng quốc tế. Thể hiện ở Bảng 3.9.

Bảng 3.9 : Thái độ về thẻ tín dụng quốc tế của người được phỏng vấn

Thái độ về thẻ Số lượng Tỷ lệ phần trăm

Đánh giá thấp 60 44.44

Đánh giá cao 75 55.56

Tổng 135 100

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

- Về người giới thiệu, trong 135 bảng khảo sát sử dụng được, có đến 89 người trả lời là khơng có người giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế (chiếm tỷ lệ 59.26%) và chỉ có 55 người được giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế (chiếm tỷ lệ 40.74%). Thể hiện ở Hình 3.7.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.7 : Người giới thiệu của người được phỏng vấn

59.26% 40.74%

Khơng có người giới thiệu Có người giới thiệu

-Về thu nhập, trong dữ liệu thu thập được, lựa chọn về thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất là 45.93% với 62 người trả lời, kế đến là nhóm thu nhập trên 5 đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 20.74% với 28 người trả lời, tiếp theo là nhóm thu nhập trên 10 đến 18 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 19.26% và thấp nhất là nhóm thu nhập trên 18 triệu đồng với 19 người trả lời. Thể hiện ở Hình 3.8.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 3.8 : Thu nhập của người được phỏng vấn 3.2.2. Kết quả phân tích mơ hình :

3.2.2.1. Phân tích tương quan :

Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng giữa các biến độc lập do hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.6, theo kinh nghiệm thì mức để so sánh là 0.8 nên có thể đưa các biến độc lập vào mơ hình hồi quy. Hệ số tương quan được thể hiện ở Bảng 3.10. 45.93% 20.74% 19.26% 14.07% ≤ 5 triệu đồng 5 đến 10 triệu đồng 10 đến 18 triệu đồng Trên 18 triệu đồng

Bảng 3.10 : Bảng hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc

Qdsudungthe Ktvethe Dotuoi Honnhan Trinhdo Thaido Nguoigt Gioitinh Muctn

Qdsudungthe 1.0000 Ktvethe 0.6311 1.0000 Dotuoi 0.4681 0.3725 1.0000 Honnhan 0.5978 0.4547 0.5738 1.0000 Trinhdo 0.4750 0.3667 0.4297 0.3824 1.0000 Thaido 0.7013 0.5433 0.3848 0.4826 0.2929 1.0000 Nguoigt 0.5524 0.3708 0.2693 0.3983 0.1911 0.4686 1.0000 Gioitinh 0.0848 0.0077 -0.0255 0.0783 0.0623 0.0265 0.0760 1.0000 Muctn 0.5384 0.4032 0.3713 0.3254 0.4067 0.4178 0.3582 0.0678 1.0000

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Từ bảng hệ số tương quan trên, cột thứ 2 thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ta thấy các biến độc lập có tương quan dương với biến phụ thuộc.

Từ cột thứ 3 đến cột thứ 10, thể hiện mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau, ta thấy hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng do các hệ số tương quan giữa các biến độc lập là khá thấp so với chuẩn theo kinh nghiệm là 0.8.

3.2.2.2. Kết quả hồi quy của mô hình :

Sử dụng phần mềm Stata phiên bản 11 và bộ dữ liệu của bài nghiên cứu, ta có Bảng 3.11 thể hiện kết quả hồi quy.

Bảng 3.11 : Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích

Qdsudungthe Hệ số hồi qui Mức ý nghĩa

Hằng số -4.860026 0.000*** Ktvethe 1.012756 0.014** Dotuoi 0.0173829 0.621 Honnhan 0.8984844 0.049** Trinhdo 0.6002776 0.015** Thaido 1.285111 0.002*** Nguoigt 1.320499 0.005*** Gioitinh 0.3429666 0.398 Muctn 0.4868454 0.023** Số quan sát 135 Mức ý nghĩa 0.0000*** Log Likelihood -25.699657 Pseudo R2 0.7240

Ghi chú: (*): có ý nghĩa ở mức 10%; (**): có ý nghĩa ở mức 5%; (***): có ý nghĩa ở mức 1%

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát và xử lý hồi quy)

3.2.2.3. Phương trình hồi quy :

Từ bảng kết quả hồi quy trên, ta có phương trình hồi quy như sau :

Qdsudungthe = -4.86 + 1.01 Ktvethe + 0.9 Honnhan + 0.6 Trinhdo + 1.29 Thaido + 1.32 Nguoigt + 0.49 Muctn + ε

3.2.2.4. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình:

Chỉ tiêu Log Likelihood phản ảnh độ lớn của sai số nên chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ số này bằng -25.699657 là khơng cao. Do đó, nó thể hiện độ phù hợp của mơ hình tổng thể.

Mơ hình có mức ý nghĩa là 0.0000 < 1% nên ta bác bỏ giả thiết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0.

Chỉ tiêu Pseudo R2 bằng 72.40% thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mơ hình là 72.40%.

Vì vậy, mơ hình có ý nghĩa trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. Với 06 biến có ý nghĩa trong mơ hình như sau:

- Kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế (Ktvethe) : Kết quả hồi quy cho thấy biến kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b) là kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế và ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có tương quan đồng biến. Thơng thường một người sẽ thích sử dụng những sản phẩm nào mà họ có hiểu biết về chúng để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, những sản phẩm Tài chính – Ngân hàng mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng nếu khơng có một kiến thức nhất định về những sản phẩm này thì rất dễ phát sinh chi phí có liên quan và gây ra những rắc rối cho người sử dụng chúng. Đặc biệt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cũng được xem là một khoản tín dụng mà TCPHT cấp cho chủ thẻ, nên nó có liên quan đến lịch sử tín dụng của người sử dụng thẻ này.

- Tình trạng hơn nhân (Honnhan) : Kết quả hồi quy cho thấy biến tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b) là tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Phát hiện này cũng đưa đến cùng kết quả với những nghiên cứu trước như nghiên cứu của Kim và DeVaney (2001) cho thấy tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người đã kết hơn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những người chưa kết hôn hoặc ly dị; nghiên cứu của Lee và Kwon (2002) cho thấy tình trạng hơn nhân liên quan đến việc sử dụng thẻ như một phương tiện thanh toán. Những người đã kết hơn có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh tốn hơn so với những người không kết hôn. Và Themba và Tumedi (2012) chỉ ra rằng những

người đã lập gia đình có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hơn những người chưa lập gia đình.

- Trình độ học vấn (Trinhdo) : Kết quả hồi quy cho thấy biến trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Dấu của hệ số ước lượng của biến trình độ học vấn cho thấy nếu trình độ học vấn càng cao thì xác suất quyết định sử dụng thẻ sẽ càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b) là trình độ học vấn và ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có tương quan đồng biến. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Safakli (2007) cho rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế; Kurtuluş và Nasir (2006) cho thấy những người có trình độ giáo dục cao có xu hướng sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn những người không thuộc đối tượng này; Kim and DeVaney (2001) trình độ giáo dục càng cao thì việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế càng gia tăng; Jirotmontree (2010) những người có trình độ học vấn cao hơn thì khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong chi tiêu nhiều hơn; Rasiah and Masuod (2013) kết luận giáo dục là một biến quan trọng trong việc dự đốn khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế; Kaynak và cộng sự (1995) kết luận rằng những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là những người có trình độ giáo dục cao hơn.

- Thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế (Thaido) : kết quả hồi quy cho thấy biến thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 1% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Amin (2012b) là thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế khơng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Hồi giáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu một người có đánh giá cao về một sản phẩm nào đó thì khả năng họ sẽ sử dụng sản phẩm đó là rất cao. “Thuật ngữ ‘thái độ’ đã được giới thiệu trong lĩnh vực tâm lý xã hội như một cơng cụ giải thích về

hành vi của con người” (Fishbein và Ajzen, 1975). Cụ thể, một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh điều này như nghiên cứu của Kaynak và Harcar (2001) đã kết luận rằng thái độ và ý định sử dụng có ảnh hưởng đến việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế; Erdem (2008) khám phá ra thái độ đối với hành vi đóng vai trị là một trong những nhân tố dự báo quan trọng đối với ý định thực hiện hành vi; Abdul-Muhmin, A.G. và Umar, Y.A. (2007) cũng nghiên cứu về thái độ của nợ đối với việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ của nợ chỉ có ý nghĩa đối với việc sở hữu chứ khơng có ý nghĩa đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Người giới thiệu (Nguoigt) : kết quả hồi quy cho thấy biến người giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b) là người giới thiệu và ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Hồi giáo có tương quan đồng biến với mức ý nghĩa 1%. Theo nghiên cứu của Amin (2012b), Người giới thiệu là biến được điều chỉnh từ nhân tố Chuẩn chủ quan của lý thuyết hành động hợp lý TRA. Trong một bài viết khác của Amin (2012a), tác giả cũng sử dụng Chuẩn chủ quan trong mơ hình lý thuyết hành động hợp lý mở rộng để giải thích ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Hồi giáo. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Chuẩn chủ quan cũng ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Hồi giáo. Almossawi (2001) đã chứng minh người giới thiệu được xem là một trong những nhân tố dự đoán về quyết định lựa chọn ngân hàng của sinh viên tốt nghiệp đại học.

- Mức thu nhập (Muctn) : kết quả hồi quy cho thấy biến tổng thu nhập bình qn hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Amin (2012b) là mức thu nhập không ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Hồi giáo. Tuy nhiên kết quả này phù hợp

với kết quả nghiên cứu của Tunalı and Tatoglu (2010) là những người có thu nhập cao thì sở hữu nhiều thẻ tín dụng quốc tế hơn và những người thu nhập thấp ít sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)