Giới thiệu mơ hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 60 - 65)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

3.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu :

3.1.2. Giới thiệu mơ hình:

- Qdsudungthe : quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. Biến này được đo lường bằng biến giả, nhận giá trị là 1 nếu người được phỏng vấn trả lời là có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và là 0 nếu người được phỏng vấn trả lời là khơng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

Những biến độc lập trong mơ hình gồm :

- Ktvethe: sử dụng biến giả để đo lường kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế của người trả lời, biến này nhận giá trị là 1 nếu người được phỏng vấn biết những kiến thức chung về thẻ tín dụng quốc tế và nhận giá trị là 0 nếu người được phỏng vấn khơng biết những kiến thức chung về thẻ tín dụng quốc tế.

Nghiên cứu của Amin (2012b) đã chỉ ra tầm quan trọng của kiến thức trong việc thay đổi quyết định của một người. Từ đó, khách hàng càng có nhiều kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế thì họ càng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

- Dotuoi: được đo bằng tuổi của người được phỏng vấn

Tuổi là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế trong bài nghiên cứu của Amin (2012b). Đồng thời, trong nhiều nghiên cứu khác về thẻ tín dụng quốc tế, tuổi cũng là biến được sử dụng để xem xét trong mối quan hệ với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như trong nghiên cứu của Kurtuluş và Nasir (2006) về thái độ của người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, Safakli (2007) về những nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, Themba và Tumedi (2012) về mức độ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, … Đa số các kết quả nghiên cứu đều cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

- Honnhan : là một biến giả, nếu người được phỏng vấn đã kết hơn thì biến này nhận giá trị là 1 và nếu ngược lại thì biến này nhận giá trị bằng 0.

Đây là một trong những biến nhân khẩu học được sử dụng nhiều trong những nghiên cứu về việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như Themba và Tumedi (2012) về mức độ sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, Kim và DeVaney (2001) về việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và dư nợ thẻ tín dụng quốc tế phải thanh toán, Lee và Kwon (2002) về việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh tốn và phương tiện tài chính, … Và trong nghiên cứu của Amin (2012b), tình trạng hơn nhân cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Phần lớn các

kết quả nghiên cứu đều cho rằng những người đã lập gia đình có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

- Trinhdo : là trình độ học vấn của người được phỏng vấn, biến này nhận giá trị là 1 nếu người được phỏng vấn có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống; nhận giá trị là 2 nếu người được phỏng vấn có trình độ học vấn là cao đẳng; nhận giá trị là 3 nếu người được phỏng vấn có trình độ học vấn là đại học và nhận giá trị là 4 nếu người được phỏng vấn có trình độ học vấn trên đại học.

Kết quả nghiên cứu của Amin (2012b) cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cũng thể hiện ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như nghiên cứu của Lee và Kwon (2002) về việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như một phương tiện thanh toán và phương tiện tài chính, Chan (1997) về sự khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học và thái độ giữa chủ thẻ tín dụng quốc tế có hoạt động và khơng hoạt động, Kaynak và cộng sự (1995) về việc sở hữu và hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, ...

- Thaido : là một biến giả, nếu người được phỏng vấn đánh giá cao về thẻ tín dụng quốc tế thì nhận giá trị là 1 và nếu người được phỏng vấn đánh giá thấp về thẻ tín dụng quốc tế thì nhận giá trị là 0.

Trong nghiên cứu của Amin (2012b), thái độ đối với hành vi là một những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi. Thái độ được xem xét ở đây là việc đánh giá của người được phỏng vấn về thẻ tín dụng quốc tế là cao hay thấp. Nếu người được phỏng vấn đánh giá cao về thẻ tín dụng quốc tế, thì họ có thái độ tích cực đối với loại thẻ này. Theo lý thuyết hành động hợp lý, họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện hành vi sử dụng thẻ này hơn. Kết quả nghiên cứu của Amin (2012b) không cho thấy ảnh hưởng của thái độ đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Nguoigt: là một biến giả, nếu người được phỏng vấn có người giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế thì nhận giá trị là 1 và nếu người được phỏng vấn khơng có người giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế thì nhận giá trị là 0.

Biến này được sử dụng trong nghiên cứu của Amin (2012b) và Almossawi (2001). Kết quả nghiên cứu của Amin (2012b) cho thấy đây là nhân tố dự đoán ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Và nghiên cứu của Almossawi (2001) cũng cho thấy đây là nhân tố dự đoán hành vi lựa chọn ngân hàng của sinh viên. Đây là nhân tố bên ngoài tác động đến ý định thực hiện hành vi của một người. Biến này được điều chỉnh từ nhân tố chuẩn chủ quan của lý thuyết hành động hợp lý.

- Gioitinh : là một biến giả, biết này nhận giá trị là 1 nếu người được phỏng vấn là nam và biết này nhận giá trị là 0 nếu người được phỏng vấn là nữ.

Biến này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về thẻ tín dụng quốc tế trên thế giới như Chan (1997), Themba và Tumedi (2012), Khare và cộng sự (2012), … Trong nhiều nghiên cứu trước đây về thẻ tín dụng quốc tế, giới tính là biến có tác động đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. tuy nhiên trong nghiên cứu của Amin (2012b), giới tính khơng có ý nghĩa thống kê.

- Muctn : là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người được phỏng vấn, biến này nhận giá trị là 1 nếu mức thu nhập bình quân hàng tháng của người được phỏng vấn nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng; là 2 nếu mức thu nhập bình quân hàng tháng của người được phỏng vấn trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; là 3 nếu mức thu nhập bình quân hàng tháng của người được phỏng vấn trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng; là 4 nếu mức thu nhập bình quân hàng tháng của người được phỏng vấn trên 18 triệu đồng.

Biến này được sử dụng nhiều trong những nghiên cứu về thẻ tín dụng quốc tế, cụ thể là của Safakli (2007), Themba và Tumedi (2012), Lee và Kwon (2002), … Những nghiên cứu này đều cho thấy thu nhập là một trong những nhân tố dự đoán việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn khi thu nhập của họ gia tăng. Từ đó làm tăng khả năng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người có thu nhập cao thường sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích an tồn và thuận tiện, những người có thu nhập thấp và trung bình thường sử dụng thẻ tín dụng quốc tế vì mục đích tín dụng.

Những biến này được tổng hợp tại Bảng 3.4 về mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu.

Mơ hình nghiên cứu :

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam, biến phụ thuộc của bài nghiên cứu nhận hai giá trị : người được phỏng vấn có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhận giá trị là 1 và người được phỏng vấn khơng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhận giá trị là 0. Bài nghiên cứu sử dụng hồi quy Probit để xem xét mức độ tác động của các biến độc lập đến việc người được phỏng vấn có sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hay khơng. Bảng 3.5 thống kê mơ hình nghiên cứu của một số bài nghiên cứu trước đây.

Bài viết hình thành mơ hình kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến việc quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam như sau :

Qdsudungthe = β0 + β1 Ktvethe + β2 Dotuoi + β3 Honnhan + β4 Trinhdo + β5 Thaido + β6 Nguoigt + β7Gioitinh + β8Muctn + ε

Trong đó :

- Qdsudungthe : là biến phụ thuộc của mơ hình;

- βt: với t chạy từ 1 đến 8 là hệ số hồi quy của các biến độc lập Ktvethe, Dotuoi, Honnhan, Trinhdo, Thaido, Nguoigt, Gioitinh, Muctn;

- ε : sai số của mơ hình nghiên cứu;

- Ktvethe : biến độc lập kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế - Dotuoi : biến độc lập độ tuổi

- Honnhan : biến độc lập tình trạng hơn nhân - Trinhdo : biến độc lập trình độ học vấn - Thaido : biến độc lập thái độ

- Nguoigt : biến độc lập người giới thiệu - Gioitinh : biến độc lập giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)