Giải pháp về phía Ngân hàng :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 84 - 90)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

4.3. Giải pháp về phía Ngân hàng :

Theo kết quả phân tích hồi quy :

- Người giới thiệu là biến có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, do đó các TCPHT nên chú trọng phát triển các đối tượng là người giới thiệu nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến người tiêu dùng. Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mở rộng về người giới thiệu. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 4.9 cho thấy trong những người giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế cho người trả lời thì nhân viên ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất là 60%, tiếp đến là bạn bè chiếm 21.82%, sau đó là gia đình chiếm 14.55%, cuối cùng là những người khác mà cụ thể trong bài nghiên cứu là giáo viên vì đối tượng khảo sát của bài cịn có cả các sinh viên văn bằng hai, cao học, … đã có việc làm.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 4.9 : Những người giới thiệu thẻ tín dụng quốc tế đến người được trả lời

Từ kết quả này, các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế có thể đề ra một số giải pháp như :

 Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của nhân viên ngân hàng trong việc đưa sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến gần với khách hàng của ngân hàng hơn. Nhân viên ngân hàng làm việc ở các vị trí khác nhau đều cần phải hiểu và nắm rõ những quy định về thẻ tín dụng quốc tế để có thể tư vấn sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng. Từ đó giúp khách hàng quan tâm đến sản phẩm này hoặc chưa có nhu cầu phát sinh đều hiểu được những lợi ích và quy định của loại thẻ này. Điều này giúp ngân hàng gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, làm gia tăng hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

 Việc những khách hàng là bạn bè, người thân và những đối tượng khác đã từng sử dụng hoặc đã có hiểu biết về thẻ tín dụng quốc tế cũng đóng vai trị quan trọng trong việc gia tăng thị phần thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam. Do đó việc khuyến khích những đối tượng này giới thiệu thẻ

60% 14%

22%

4%

Nhân viên ngân hàng

Gia đình

Bạn bè Khác

tín dụng quốc tế đến những người chưa từng biết đến thẻ tín dụng quốc tế cũng giúp gia tăng lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành và sử dụng. Có thể bằng những ưu đãi của ngân hàng dành cho những chủ thẻ làm gia tăng thêm thẻ tín dụng quốc tế, …

- Kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do đó các ngân hàng nên mở rộng cơng tác tuyên truyền, tiếp thị nhằm giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng những tiện ích cũng như những quy định cụ thể về sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế.

- Tình trạng hơn nhân ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Kết quả này giúp các ngân hàng lựa chọn phân khúc khách hàng tiềm năng phù hợp. Bởi vì những người đã lập gia đình thường phát sinh nhu cầu chi tiêu nhiều hơn những người sống độc thân. Nên họ có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế cao hơn những chưa lập gia đình.

- Trình độ học vấn cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với những sản phẩm – dịch vụ hiện đại càng lớn bởi họ là những người thích trải nghiệm những cái mới, những cái hiện đại. Từ đó, các ngân hàng phát hành thẻ có thể tập trung tiếp thị sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến những đối tượng có học vấn cao để làm tăng khả năng thu hút khách hàng mới.

- Mức thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người có mức thu nhập trung bình trở lên thường đáp ứng được yêu cầu phát hành thẻ của các TCPHT nên họ có nhiều khả năng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hơn. Và thường những người có thu nhập cao sẽ thích chi tiêu nhiều hơn đặc biệt là dành cho các hoạt động du lịch, giải trí trong và ngồi nước. Do đó các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế nên xem đối tượng khách hàng có thu nhập cao là mục tiêu hang đâu nhằm làm tăng số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành. Bởi vì ngồi khả năng chi tiêu nhiều thì họ cũng có khả năng thanh tốn tốt hơn những người có thu nhập thấp. Và thường những người có thu nhập cao thì họ rất xem trọng uy tín của mình nên lịch sử tín dụng tốt đối với họ là rất quan trọng.

- Thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Những người có đánh giá cao về một sản phẩm nào đó thường có khả năng sử dụng sản phẩm đó nhiều hơn bởi họ tin tưởng vào lợi ích mà sản phẩm đó mang lại. Do đó, các TCPHT cần đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng (hệ thống POS, ATM) phục vụ cho việc thanh tốn qua thẻ tín dụng quốc tế được thuận tiện, nhanh chóng; trang bị đầy đủ kiến thức cho nhân viên sử dụng cơng cụ thanh tốn bằng POS nhằm thao tác nhanh chóng, chính xác; đồng thời trung tâm xử lý các vấn đề phát sinh của thẻ tín dụng quốc tế cũng cần được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị và nhân lực nhằm khắc phục nhanh nhất, kịp thời những vấn đề thẻ tín dụng quốc tế; … Những nỗ lực này có thể dần dần để lại những ấn tượng tốt đẹp về thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng và nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng về thẻ tín dụng quốc tế. Từ đó, giúp tăng tính cạnh tranh của thẻ tín dụng quốc tế so với các sản phẩm thẻ khác của ngân hàng, góp phần thúc đẩy người tiêu dung sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhiều hơn.

Ngoài ra trong bảng câu hỏi khảo sát, bài nghiên cứu cũng đã mở rộng nghiên cứu về một số vấn đề nhằm tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng như sau :

 Bài nghiên cứu cũng khảo sát thêm một vấn đề về mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế nhằm hỗ trợ các ngân hàng về chiến lược tiếp thị được thể hiện ở Hình 4.10. Theo kết quả khảo sát, mục đích “Khơng cần mang theo tiền mặt” chiếm tỷ lệ lựa chọn cao nhất là 28.15%, tiếp theo là mục đích “Có thể chi tiêu ngay cả khi khơng có đủ tiền” chiếm tỷ lệ 25.93%, mục đích có tỷ lệ cao thứ ba là “Đảm bảo an tồn” chiếm 24.44%, kế đến là mục đích “Khác” mà chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu giao dịch chiếm tỷ lệ là 11.85%. Và cuối cùng là mục đích “Có thể thanh tốn nhiều lần” chiếm tỷ lệ thấp nhất là 9.63%. Dựa vào kết quả này, các ngân hàng phát hành thẻ có thể giới thiệu thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng bằng cách làm nổi bật những đặc điểm của thẻ tín dụng quốc tế như khơng cần mang theo tiền mặt, có thể chi tiêu ngay cả khi khơng có đủ tiền, đảm bảo an tồn, …

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 4.10 : Mục đích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của người được phỏng vấn

 Về những nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu, bài nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát nhằm giúp các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế tham khảo khi đưa ra những chỉ tiêu thẻ tín dụng quốc tế phù hợp như số lượng thẻ phát hành, doanh số thanh tốn qua thẻ tín dụng quốc tế, … được thể hiện ở Hình 4.11.

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Hình 4.11 : Các nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu của người được phỏng vấn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Đảm bảo an

tồn tiêu ngay cảCó thể chi khi khơng có đủ tiền Khơng cần mang theo tiền mặt Có thể thanh tốn nhiều lần Khác Số n ời 1 6 33% 6% 49% 12% Giá cả hàng hóa Điêu kiện kinh tế vĩ mơ Thu nhập

Khác

33 35

13 38

Kết quả khảo sát cho thấy, trong những nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu, thì “Thu nhập” đóng vai trị rất quan trọng với tỷ lệ 48.89% người trả lời lựa chọn. Tiếp đến là “Giá cả hàng hóa” chiếm tỷ lệ 33.33%. Tiếp theo là “Khác” mà cụ thể là nhu cầu cá nhân với tỷ lệ 11.85%. Và cuối cùng là “Điều kiện kinh tế vĩ mô” chiếm tỷ lệ là 5.93%.

Những người có thu nhập thấp thường hạn chế chi tiêu, người có thu nhập cao thường chi tiêu nhiều hơn. Do đó, phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho những người có thu nhập cao sẽ làm tăng doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng. Và những người có thu nhập thấp sử dụng thẻ này nhằm phục vụ nhu cầu tín dụng cao hơn để trang trải chi phí cho cuộc sống, do đó đối tượng khách hàng có thu nhập thấp cũng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế khá cao. Tuy nhiên do những người có thu nhập thấp có khả năng trả nợ thấp nên quy định của các ngân hàng phát hành thẻ thường giới hạn mức thu nhập của người được phát hành thẻ tín dụng quốc tế.

Giá cả hàng hóa tăng sẽ làm giảm nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó làm giảm doanh số chi tiêu bằng thẻ tín dụng quốc tế.

Nhu cầu cá nhân như nhu cầu đi du học, du lịch, công tác nước ngoài, … với những thuận tiện về việc quy đổi ngoại tệ nhanh chóng cũng giúp gia tăng chi tiêu của khách hàng.

Điều kiện kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chi tiêu, chẳng hạn tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ làm giảm chi tiêu, …

Các nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng cũng đều ảnh hưởng đến việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng quốc tế.

Do đó, tùy vào chính sách phát triển thẻ tín dụng quốc tế của mỗi ngân hàng mà các ngân hàng nên có những chiến lược tiếp thị, khuyến mãi, kích thích chi tiêu khác nhau, … nhằm phù hợp với những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)