Các phơng pháp đánh giá

Một phần của tài liệu chuyển gen chịu hạn ở đậu tương (Trang 46 - 49)

Số liệu thô sau khi thu thập đợc thống kê và xử lý trên phần mềm Microsolf Excel 2003.

số cây chuyển gen bền vững Tổng số mẫu biến nạp

Phần 4

KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN

4.1. Kết quả lựa chọn chủng vi khuẩn A. tumefaciens thích hợp cho chuyển gen

vào giống đậu tơng ĐVN9 thông qua biêu hiện tạm thời của gen gus

Trong thí nghiệm đã sử dụng các chủng vi khuẩn: EHA105, LBA4404, AGL- 1, GV3101 để lây nhiễm với mẫu ĐVN9 nảy mầm 3 ngày tuổi. Sau đó đồng nuôi cấy trên môi trờng CCM trong 5 ngày rồi đem nhuộm X-gluc ở 370C trong 48h. Kết quả thí nghiệm đợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Biểu hiện tạm thời của gen gus khi biến nạp các chủng

Agrobacterium khác nhau vào nốt lá mầm giống đậu tơng ĐVN9

CT Chủng khuẩn ĐVN9 Tổng số mẫu Số mẫu biểu hiện gus Tần số biểu hiện tạm thời (%) 1(Đ/C) - 100 0 0 2 GV3101 87 2 2,30 3 LBA4404 155 26 16,77 4 C58 70 3 4,29 5 EHA105 120 21 17,50 6 AGL-1 195 37 18,97

Ghi chú: (-) Không có chủng khuẩn

Các nghiên cứu trớc đây đã đa ra một số chủng Agrobacterium có khả năng xâm nhiễm hiệu quả vào nốt lá mầm của các giống đậu tơng khác nhau: Olhoft P.M. và cs, (2003)[24] đã thành công khi biến nạp chủng LBA4404 mang vector nhị thể pTOK233 với nốt lá mầm giống đậu tơng ‘Bert’; Xinping YI & Deyue YU (2006) đã thu đợc hiệu quả biến nạp cao khi kết hợp lây nhiễm chủng EHA105 mang vector pBI121 với nốt lá mầm giống đậu tơng Nannong88-1; Trần Thị Cúc Hòa và cs,

(2007)[8] cũng đã thu đợc cây chuyển gen tái sinh khi biến nạp chủng EHA101 mang vetor pZY102 vào nốt lá mầm giống đậu tơng PC19. Nhng cho tới nay hiệu quả biến nạp gen thông qua Agrobacterium ở đậu tơng còn tơng đối thấp, ngời ta vẫn cha tìm ra đợc một chủng hay một vector nào thích hợp có thể sử dụng để biến nạp vào tất cả các giống đậu tơng. Điều này phản ánh tính phức tạp trong mối tơng tác giữa Agrobacterium và thực vật.

ở công thức đối chứng (Đ/C) không có vi khuẩn mà thay vào đó là dịch LB không cho biểu hiện màu xanh chàm của gen gus sau khi nhuộm X-gluc ở giống đậu tơng ĐVN9, dịch nhuộm trong suốt, nh vậy kết quả thí nghiệm hoàn toàn đáng tin cậy.

Kết quả nghiên cứu bớc đầu của đề tài đã lựa chọn đợc các chủng LBA4404, EHA105 và AGL-1 để lây nhiễm với giống đậu tơng ĐVN9 cho hiệu quả biến nạp gen tạm thời tơng đối cao.

Đ/C GV3101 C58

AGL-1 LBA4404 EHA105

Hình 4.1. Biểu hiện tạm thời của gen gus trên đậu tơng

Trong số 5 chủng vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm thì chủng vi khuẩn AGL-1 cho tỷ lệ biểu hiện tạm thời của gen gus ở giống ĐVN9 đạt cao nhất 18,97%. Tỷ lệ biểu hiện tạm thời của gen gus ở hai chủng LBA4404 và EHA105 sai khác không nhiều (lần lợt là 16,77% và 17,50%).

Chủng GV3101 cho tỷ lệ biểu hiện tạm thời của gen gus thấp 2,3% và cây biểu hiện kém so với các chủng vi khuẩn còn lại. Do đó lựa chọn chủng thích hợp dùng để biến nạp vào giống đậu tơng ĐVN9 là AGL-1 đợc sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu chuyển gen chịu hạn ở đậu tương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w